Nguồn: Báo cáo tài chính các TCTD
Qua các biểu đồ 2.6; 2.7 và 2.8 đã cho thấy tình hình hoạt động giao dịch của các ngân hàng trên TTLNH vào năm 2009 – năm hoạt động khá ổn định của các ngân hàng sau thời kỳ khủng hoảng thanh khoản 2008. Một số ngân hàng có số dư nhận tiền gửi và vay các TCTD khác khá lớn và số dư tiền gửi và cho vay tại các TCTD lại khá nhỏ như SCB, Phương Nam, Đông á, VN Tín nghĩa, …Ngược lại có một số ngân hàng lại có số dư tiền gửi và cho tại các TCTD lớn hơn số dư nhận tiền gửi và vay các TCTD khác như ACB, Eximbank, Sacombank, An Bình,…Một số TCTD thì lại có số dư hai hình thức này khá cân bằng nhau như HDBank, Nam Việt, Phương đông, Nam á,…Thực tế này nói lên rằng:
- Đối với trường hợp thứ nhất, đây là các ngân hàng thiếu vốn, phải sử dụng
nguồn vốn liên ngân hàng để thanh khoản và cho vay hoặc đầu tư;
- Đối với trường hợp thứ hai, đây là các ngân hàng luôn thừa vốn khả dụng, họ
dùng nguồn vốn này để đi gửi các ngân hàng khác thay vì cho vay hoặc đầu tư
với chi phí huy động thấp hơn mặt bằng chung do lợi thế về quy mơ và uy tín,
thương hiệu;
- Trường hợp thứ ba số dư nhận gửi và đi gửi cân bằng nhau, đây là trường hợp khá lý tưởng, các ngân hàng này không sử dụng nguồn vốn liên ngân hàng để dùng cho các mục đích khác mà chỉ tham gia thị trường với tư cách là trung gian tài chính, đi vay để cho vay lại kiếm chênh lệch lãi suất. Tùy theo quan điểm và chính sách kinh doanh mà danh mục kinh doanh của các ngân hàng này có rủi ro nhiều hay ít.
Bên cạnh đó, biểu đồ 2.8 cũng cho thấy rằng quan hệ giao dịch giữa các NHTM với NHNN trên thị trường tiền tệ, mức độ giao dịch thể hiện qua số dư thực tế đến
31/12/2009. Một vài ngân hàng có số dư vay NHNN khá lớn như ACB, Sacombank, Eximbank,..đây là các ngân hàng có quy mô dự trữ GTCG đủ điều kiện tham gia trên thị trường tiền tệ với NHNN khá lớn nên dễ dàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở với NHNN để vay được nguồn vốn rẻ theo chính sách của bơm và rút tiền của NHNN
trong từng thời kỳ, lượng tiền này các ngân hàng lại dùng để cho vay lại đối với các ngân hàng khác nhằm tạo thanh khoản cho thị trường và kiếm lời. Ngoài ra, cũng có một vài ngân hàng có số dư tiền vay NHNN lớn như SCB, Nam Việt nhưng không phải vay trên thị trường mở và vay theo hồ sơ tín dụng (tái cấp vốn), xuất phát từ chủ trương hỗ trợ khó khăn thanh khoản cho các ngân hàng này của NHNN.
2.2.2.2 Diễn biến tình hình lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.
Cùng với sự biến động của thị trường như đã phân tích ở trên, tình hình lãi suất theo số liệu thống kê của các kỳ hạn cũng có diễn biến rất phức tạp. Các số liệu và biểu đồ về diễn biến tình hình lãi suất trên Thị trường liên ngân hàng từ năm 2008 đến tháng
6/20101 theo bảng phụ lục đính kèm.
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 6/2010.
2.3.1 Những mặt tích cực.
Thị trường liên ngân hàng Việt nam đã có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cả về quy mô, khối lượng giao dịch, các đối tượng tham gia và hiệu quả hoạt động,…thể hiện cụ thể qua các tiêu chí về định lượng và định tính sau đây:
- Đối tượng tham thị trường: khi hình thành các giao dịch liên ngân hàng đều
thơng qua NHNN và chỉ có một vài ngân hàng lớn tham gia thì cho đến nay hầu hết các TCTD và định chế tài chính đều tham gia hoạt động trên TTLNH với
mức độ khác nhau, trong đó phải kể đến các ngân hàng TMQD (05 ngân hàng), các ngân hàng TMCP (37 ngân hàng), các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (40 chi nhánh), các ngân hàng liên doanh (5 ngân hàng), các cơng ty tài chính (16 cơng ty) và các định chế tài chính khác. NHNN cũng tham gia vào thị trường một cách tích cực với vai trị là người phát hành, kiểm sốt, điều tiết lượng cung cầu vốn khả dụng trên thị trường và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng
đối với nền kinh tế.
- Các sản phẩm, hình thức giao dịch trên thị trường: các sản phẩm, hình thức giao dịch ngày càng đa dạng, ngoài sản phẩm truyền thống là gửi nhận vốn giữa các
TCTD, đã phát triển được các sản phẩm như mua bán có kỳ hạn GTCG, mua
bán hẳn GTCG, hoán đổi tiền tệ nhằm sử dụng linh hoạt giữa các loại tiền tệ,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động.
- Doanh số giao dịch trên Thị trường liên ngân hàng tăng bình quân hàng năm 20%, trong nhưng năm gần đây tăng đến 30-40%. Doanh số giao dịch bình quân trên TTLNH từ năm 2009 trở lại đây là 62.000-86.000 tỷ/tuần, cá biệt trung tuần tháng 6/2010, doanh số giao dịch đã tăng đột biến lên trên 100.000 tỷ đồng. - Phương thức giao dịch: ngày càng đổi mới và hiện đại, hầu hết các giao dịch
được thực hiện qua hệ thống giao dịch điện tử kết nối tồn cầu, có hệ thống lưu
trữ dữ liệu an tồn và bảo mật cao.
- Cơng cụ thanh tốn giao dịch: cơng cụ thanh tốn giao dịch ngày càng hiện đại và đồng bộ, từ chỗ thanh toán thủ công, đến nay đã phát triển được hệ thống
thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng quy mơ
thanh tốn tăng lên gấp hàng trăm lần so với 05 năm trước đây.
- Thị trường liên ngân hàng đã phát huy vai trò điều tiết cung cầu nguồn vốn giữa các TCTD, tăng cường việc luân chuyển, tăng vòng quay nguồn vốn, giúp các TCTD sử dụng nguốn vốn khả dụng một cách hiệu quả và giúp các TCTD điều hành thanh khoản và khả năng chi trả một cách tốt hơn.
- Thị trường liên ngân hàng đã tạo ra cho các NHTM và các định chế tài chính
Việt Nam một kênh kinh doanh hiệu quả, an tồn, đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ, phát triển được những sản phẩm mới an toàn và hiệu quả ngoài các sản
phẩm truyền thống.
- Thị trường liên ngân hàng đã thực sự là công cụ hữu hiệu giúp NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ một cách hiệu quả bằng các can thiệp vào thị trường và với vai trò là nhà phát hành lần đầu các công cụ, cung ứng hàng hóa cho thị
trường hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Các nghiệp vụ của NHNN đã đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện,
thời gian giao dịch và thanh toán đều rút gọn, việc giao dịch đều được thực hiện qua mạng điện tử.
- Thông tin thị trường ngày càng công khai, minh bạch, rõ ràng và đầy đủ, không những giúp cho các thành viên thị trường nắm bắt kịp thời thông tin để thực
hiện nghiệp vụ hợp lý, chính xác và hiệu quả mà còn giúp cho các thành viên chưa tham gia thị trường và các tổ chức, cá nhân nắm rõ diễn biến các hoạt động của thị trường cũng như của nền kinh tế.
2.3.2 Các vấn đề tồn tại.
Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng TTLNH Việt Nam vẫn cịn một số tồn tại, đó là:
- Tồn tại lớn nhất của thị trường tiền tệ là đã để xảy ra cuộc khủng hoảng thanh
hiện nay thị trường vẫn chưa thật sự ổn định và vẫn ẩn chưa nhiều nguy cơ
khủng hoảng, thị trường chưa phát triển vững chắc nên dễ bị tác động.
- Hoạt động giao dịch trên TTLNH chính là do các đối tác tham gia là các NHTM và các định chế tài chính khác tạo nên, sự ổn định và lành mạnh của thị trường
phụ thuộc phần lớn vào năng lực của các đối tác tham gia, hiện nay có một phần khơng nhỏ các NHTM và định chế tài chính vẫn gặp khó khăn về việc quản lý thanh khoản, quản lý vốn khả dụng, chưa đảm bảo các tỷ lệ an toàn về thanh
khoản theo quy định và theo thông lệ, nguồn vốn và sử dụng vốn vẫn không ổn
định và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn trên TTLNH.
- Hoạt động nghiệp vụ của một số TCTD chưa minh bạch, chưa đúng quy định,
vẫn mang tính chất “lách luật” nhiều hơn.
- Hiện nay, thị trường mới chỉ có các sản phẩm như gửi nhận vốn, mua bán các GTCG (bao gồm cả mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn), chưa phát triển được các sản phẩm phái sinh như hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn về lãi suất.
- Lãi suất VNIBOR mặc dù đã hình thành và khơng thể so sánh với lãi suất
LIBOR, SIBOR nhưng chưa thực sự trở thành loại lãi suất tham chiếu rộng rãi cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ trong nước.
- Cơ sở pháp lý và các quy định cụ thể về hoạt động của thị trường chưa hoàn
thiện, hiện chưa có quy chế hoạt động của thị trường, chưa có quy định nào đối với tiêu chuẩn của các TCTD tham gia thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho thị trường. Các quy trình, quy chế nghiệp vụ trên thị trường mở vẫn còn phải chỉnh sửa và hoàn thiện, trong đó có việc xây dựng quy chế phối hợp việc lưu ký
GTCG nhằm đảm bảo nhanh chóng, sử dụng hiệu quả.
- Các công cụ thanh tốn, các cơng cụ giao dịch chưa được trang bị đầy đủ và đồng bộ tại các TCTD.
- Hệ thống thông tin thị trường bao gồm thơng tin về tình hình hoạt động và
- Công tác quản lý điều hành thị trường của NHNN còn nhiều lúng túng, thiếu
biện pháp xử lý kiên quyết và đồng bộ, việc xử lý chạy theo tình huống phát
sinh, bùng phát đến đâu dập đến đó, chưa có định hướng, biện pháp hay kế
hoạch “dài hơi” cho việc quản lý và điều tiết thị trường.
- Công tác thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập, chưa chuyên nghiệp, chưa phát hiện kịp thời các biểu hiện sai trái và lệch lạc trong hoạt động của các TCTD.
2.3.3 Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại.
Thực trạng của Thị trường liên ngân hàng giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 6/2010 xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Một là, chính sách lới lỏng tín dụng của NHNN diễn ra trong một thời gian dài,
các ngân hàng cho vay tràn lan một cách dễ dãi, tỷ lệ lạm phát cao và đã tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, lãi suất thực âm cũng đã khiến cho một bộ phận dân cư đổ xô vào đầu tư chứng khoán và bất động sản, làm cho hai thị trường này cũng
nóng lên từng ngày, bong bóng bất động sản và chứng khốn chỉ chờ ngày bùng nổ và quả thực là sau đó hai thị trường này đã sụp đổ, gây ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng, các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động
sản khó có khả năng thu hồi. Đứng trước tình hình đó, NHNN đáng lẽ ra phải có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời như giảm lượng cung tiền, tăng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế tăng trưởng tín dụng, tăng dự trữ thanh khoản, đầu tư GTCG có thể thực hiện trên thị trường tiền tệ, quy định tỷ lệ cho vay vào bất động sản và chứng khoán, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn,
tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ,…nhưng tất cả các biện pháp, chính sách đều chỉ được ban hành sau khi thị trường đã bùng nổ khủng hoảng, các giải pháp, chế tài quy định đều mang tính chất giải quyết theo vụ việc phát sinh,
“cháy” đến đâu thì “dập” đến đấy.
- Hai là, các ngân hàng đã quá lạm dụng nguồn vốn trên TTLNH để cho vay tín
dụng, cũng do hậu quả của NHNN khơng kiểm sốt được lượng tiền lưu thông, bơm vốn ra quá mức, lạm phát tăng, lãi suất thực âm. Các ngân hàng nhỏ, vốn
huy động thấp, trong khi tăng trưởng tín dụng lại khơng thể kiểm soát được nên
đã dùng một khối lượng vốn ngắn hạn khá lớn trên TTLNH để cho vay, có ngân
hàng tỷ lệ vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế trên dư nợ cho vay chỉ có khoảng 60-70%, phần cịn lại là dùng nguồn vốn liên ngân hàng.
- Ba là, dòng vốn tiền gửi của dân cư và các thành phần kinh tế trong xã hội vào
các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Lãi suất thực âm
nên khách hàng khơng có thật sự quan tâm vào gửi tiền ngân hàng mà đầu tư
vào các kênh khác có hiệu quả hơn như chứng khốn và bất động sản. Bên cạnh
đó, hệ thống ngân hàng thương mại chưa thật sự ổn định và vững chắc nên lòng
tin của khách hàng vào ngân hàng chưa cao, chưa yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Tất cả những điều này làm cho khả năng huy động vốn càng khó khăn và nguồn vốn càng khan hiếm. Trong năm 2008, đã có thời điểm lãi suất huy động tiết kiệm lên tới 18-20%/năm nhưng ngân hàng cũng chỉ thu hút được rất ít
nguồn vốn và đa số là ngắn hạn, người dân gửi theo kiểu thời vụ vì lo sợ và kỳ vọng lãi suất cịn tăng lên nữa.
- Bốn là, NHNN chưa có những biện pháp hữu hiệu để điều tiết và kiểm soát thị
trường, chưa có quy định về tỷ lệ huy động vốn liên ngân hàng để cho vay tín
dụng, chưa có biện pháp ngăn chặn tăng trưởng tín dụng trong thời gian trước
đó, khả năng dự báo và kiểm sốt dịng vốn lưu thông trên thị trường rất yếu,
thực tế xảy ra một nghịch lý là lạm phát tăng mà tiền trong lưu thông lại khan hiếm, các TCTD tín dụng thiếu vốn khả dụng một cách nghiêm trọng. NHNN chưa phản ứng và can thiệp kịp thời vào thị trường bằng các công cụ trên thị
trường trong lúc một loạt các TCTD đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán. Chỉ đến khi lãi suất lên tới trên 40% thì NHNN mới đẩy mạnh nghiệp vụ
thị trường mở và dùng các biện pháp hành chính để hạ nhiệt thị trường. Đồng
thời, việc thực thi quá mạnh và đột ngột các biện pháp nhằm kìm chế lạm phát
phiếu bắt buộc đối với các NHTM đã làm cho thị trường càng trở lên thiếu
thanh khoản nghiêm trọng.
- Năm là, một số ngân hàng đã thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vốn liên ngân
hàng có chênh lệch kỳ hạn, lấy nguồn vốn ngắn hạn để “nuôi” tài sản dài hạn
hơn nhằm kiếm lời nhiều hơn mà chưa có biện pháp kiểm soát rủi ro thanh khoản và quản lý khe hở thanh khoản một cách hiệu quả.
- Sáu là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng và hậu quả của nó đã tác động trực tiếp đến Việt Nam và Việt nam cũng là nước bị khủng hoảng khá
nặng, đầu tư nước ngoài giảm sút, các nhà đầu tư hiện hữu thoái vốn về nước do lo ngại khủng hoảng và công ty mẹ tại nước ngoài gặp khó khăn hoặc bị phá sản. Trong năm 2008, dòng vốn đầu tư nước ngoài bị rút khỏi thị trường Việt
Nam khá lớn, chủ yếu là đầu tư gián tiếp vào các tài sản tài chính, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu nguồn vốn của thị trường và tỷ giá USD/VND