CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI
2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai
2.2.2 Khách du lịch
Những năm qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng tương đối đều, tốc độ tăng trung bình khoảng 24% / năm. Khách nước ngồi đến Việt Nam chủ yếu từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Aâu và Bắc Mỹ. Ngành du lịch Việt Nam cũng chịu một số khó khăn chung nhất định do tình hình thế giới như khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…làm cho ngành phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Lượt khách: Tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai giai đoạn
2001–2006 có xu hướng tăng qua các năm với mức tăng bình quân 30,07%/năm. Năm 2006 lượt khách du lịch đã đạt 860.226, tăng 4,64 lần so với năm 2001.
ĐVT:lượt Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng lượt khách 185.246 222.542 370.748 502.868 552.636 860.226 1. Do cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ 146.947 178.406 315.191 405.975 433.720 513.415 - Khách quốc tế 548 1.063 7.638 8.052 7.897 - Khách trong nước 146.947 177.858 314.128 398.337 425.668 505.518 2. Do cơ sở lưu trú phục vụ 38.299 44.136 55.557 96.893 118.916 346.811 - Khách quốc tế 3.257 10.112 6.790 8.519 10.039 17.105 - Khách trong nước 35.042 34.024 48.767 88.374 108.877 329.706
Khách tham quan du lịch tập trung ở một số điểm du lịch như Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, khu du lịch thác Giang Điền, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Núi Chứa Chan, Chùa Gia Lào, Thác Mai – Hồ nước nóng. Loại hình du lịch tại các điểm du lịch này là tham quan, vui chơi giải trí với thành phần khách chủ yếu là sinh viên học sinh. Riêng khu du lịch Núi Chứa Chan là điểm du lịch hành hương, hàng năm đón trên 60.000 lượt khách.
Khách lưu trú quốc tế năm 2006 đạt 17.105 lượt, tăng hơn 4,2 lần so với năm 2001, khách chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai, khách tham dự hội nghị và các sinh viên, nhà nghiên cứu sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Ngày khách: Độ dài ngày khách bình quân của khách tham quan du lịch
tại Đồng Nai là 1,02 ngày tập trung chủ yếu ở các loại hình du lịch vui chơi giải trí, tham quan và một số loại hình cắm trại qua đêm. Độ dài ngày khách thấp cho thấy các điểm du lịch tại Đồng Nai chưa đủ sức thu hút, hấp dẫn để lưu khách lại khu vực được lâu hơn.
Tổng số ngày khách của khách du lịch tại Đồng Nai:
ĐVT: Ngày Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng ngày khách 241.828 238.572 373.178 520.826 619.979 1.117.739 1. Do cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ 179.525 178.406 300.393 405.975 476.383 627.114 - Khách quốc tế 548 1.261 7.638 7.555 11.751 - Khách trong nước 179.525 177.858 299.132 398.337 468.828 615.363 2. Do cơ sở lưu trú phục vụ 62.303 60.166 72.785 114.851 143.596 490.625 - Khách quốc tế 17.283 21.867 19.944 29.562 29.066 47.424 - Khách trong nước 45.020 38.299 52.841 85.289 114.530 443.201
Độ dài ngày khách bình quân: ĐVT: ngày Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Khách do các cơ sở hoạt động lữ hành phục vụ - Khách quốc tế - 1,0 1,2 1,0 0,9 1,48 - Khách trong nước 1,22 1,0 0,95 1,0 1,1 1,22 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ - Khách quốc tế 5,3 2,2 2,9 3,5 2,9 2,77 - Khách trong nước 1,3 1,1 1,1 1,0 1,1 1,34
Ghi chú: Độ dài ngày khách bình quân = Tổng ngày khách / tổng số khách Hiện nay, độ dài ngày khách lưu trú quốc tế đến Đồng Nai đang có xu hướng giảm. Một phần là do cơ sở vật chất tại Đồng Nai còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu của khách, mặt khác các dịch vụ vui chơi giải trí cịn giới hạn. Thêm vào đó, sức thu hút khách của TP. HCM cũng góp phần làm giảm thời gian lưu trú của khách tại Đồng Nai.
Đối với khách lưu trú trong nước, ngày lưu trú bình quân chỉ khoảng 1,12 ngày. Thành phần khách thuộc nhóm này khá đa dạng, nhưng ít có nhu cầu sử dụng cơ sở lưu trú như một phần sản phẩm dịch vụ du lịch.
Trong quá trình phát triển du lịch Đồng Nai, cần xem xét thực hiện các biện pháp kéo dài ngày du lịch để tăng nguồn thu bằng việc tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và hệ thống dịch vụ cũng như không ngừng nâng cao chất lượng, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn.
Tính thời vụ: Mùa cao điểm du lịch của Đồng Nai nhằm vào các tháng
12,1,2 và 5,6,7 hàng năm. Đây cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Yếu tố vụ mùa thường gắn với các sự kiện, ngày lễ kể cả âm và dương lịch. Chẳng hạn, tháng 12, 1, 2, 3 thường có các ngày Tết dương lịch, tết nguyên đán, ngày lễ tình nhân, ngày quốc tế phụ nữ. Tháng 4, 5, 6 có các ngày giải phóng miền Nam, quốc tế lao động, quốc tế thiếu nhi, lễ Phật Đản, tết Đoan Ngọ, dịp nghỉ
hè của học sinh. Sự kết hợp những dịp lễ và các ngày nghỉ chính thức làm cho nhiều tầng lớp người dân có thời gian rỗi, nên quan tâm đến việc vui chơi, giải trí thư giãn, nghỉ mát nhiều hơn.
Tuy nhiên, có những biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng của tính thời vụ như: - Thường xuyên nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm dịch vụ du lịch để
tạo sức hấp dẫn, thu hút, đặc trưng, hạn chế sự nhàm chán. - Kết hợp nhiều loại hình du lịch để tạo ra sự đa dạng, phong phú. - Tăng cường các hoạt động khuyến mãi tại các cơ sở du lịch
- Luân phiên các hình thức du lịch khác nhau trong năm như đẩy mạnh du lịch kinh doanh, lễ hội, sự kiện lớn, thể thao và MICE vào các mùa thấp điểm và khuyến khích thêm hộ dân và lao động thời vụ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch vào mùa cao điểm.