Chương 2 : Thực trạng quá trình cổ phần hĩa BIDV
2.2. Thực trạng kinh doanh của BIDV giai đoạn từ năm 2003 đến nay
2.2.4. Thực trạng gia tăng lợi nhuận
Từ khi chính thức hoạt động như một NHTM (1996) đến nay, tăng trưởng
bình quân lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 20%/ năm. Năm 2006 cĩ thể được coi là năm cĩ hoạt động kinh doanh đạt được kết quả cao chưa từng cĩ từ trước đến
nay, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Lợi nhận của BIDV qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Lợi nhuận sau thuế 0,62 84 115 613
Tài sản bình quân 87.430 99.640 108.818 138.097
ROA 0,89% 0,64% 0,51% 0,85%
ROE 8,17% 10,84% 9,84% 16,67%
Tỷ lệ ROA đạt 0,85% tăng hơn so với năm 2005 và đã vượt mức kế hoạch đề ra
(0,5%). Sở dĩ, BIDV cĩ tỷ lệ ROA cao như vậy là do năm 2006 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng với tốc độ khá cao so với năm ngối (gấp đơi). Lợi nhuận của Ngân hàng cao như vậy là do lợi nhuận của Ngân hàng đã bao gồm các khoản thu hồi được từ nợ gốc và lãi đã xử lý (602 tỷ đồng), hiện Ngân hàng đang hạch tốn
trên tài khoản phải trả. Mặc khác, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân chỉ tăng
ở mức 22% (thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế) dẫn đến kết quả chỉ số ROA
của Ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2005. Tuy nhiên so với thơng lệ quốc tế, tỷ lệ này phải đạt ở mức >1% do đĩ Ngân hàng cần phải tiếp tục phấn đấu.
Tỷ lệ ROE đạt 16,67% tăng gấp đơi so với năm 2005. Tương tự như đã phân tích ở trên cĩ được kết quả như trên là do kết quả lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng cao.
Xét một cách tổng thể thì tổng thu nhập từ các hoạt động của BIDV năm 2006 tăng trưởng khá cao so với 2005 trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt nhất là thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tăng với tốc độ cao (gấp 2 lần so với 2005) cụ thể là các hoạt động đầu tư chứng khốn, kinh doanh ngoại hối và hoạt động dịch vụ:
Thu nhập rịng từ hoạt động phi tín dụng là 1.294 tỷ đồng, tăng 673 tỷ đồng
(tương đương tăng gấp 2 lần so với 2005), trong đĩ thu rịng từ đầu tư chứng khốn và gĩp vốn liên doanh, mua cổ phần cĩ mức tăng cao nhất (gấp gần 2 lần so với năm 2005). Trong đĩ, đặc biệt tăng cao là thu nhập từ lãi đầu tư chứng khốn, giấy tờ cĩ giá.
So với năm 2005, thu lãi đầu tư chứng khốn, giấy tờ cĩ giá tăng 396 tỷ (69%), việc đầu tư vào chứng khốn kinh doanh cũng làm tăng thu nhập cho Ngân hàng một cách đáng kể (tăng 158 tỷ đồng so với năm ngối). Cũng như năm 2005, BIDV vẫn tiếp tục duy trì khai thác tồn bộ phần vốn dự trữ thanh tốn để đầu tư thứ cấp nhằm tăng thêm thu nhập đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngồi ra, năm 2006_ với sự phát triển của thị trường chứng khốn, để nâng cao hiệu quả sinh lời, Ngân hàng cịn đầu tư trên thị trường chứng khốn các loại chứng khốn cĩ “tính lỏng” cao.
Thu nhập rịng từ hoạt động đầu tư tiền gửi so với 2005 cũng tăng 115 tỷ đồng (tương đương 160%). Điều này cũng là phù hợp với cơ cấu tài sản của
ngân hàng: khoản mục đầu tư tiền gửi cuối 2006 tăng 37% so với năm 2005, bình quân đầu tư vào tiền gửi cĩ kỳ hạn của ngân hàng là 13.080 tỷ đồng
tăng 68% so với năm 2005. Sở dĩ đầu tư tiền gửi cĩ kỳ hạn 2006 tăng nhiều so với 2005 là do nguồn vốn huy động từ khách hàng bình quân trong năm 2006 tăng tới 42% (trong năm 2006 ngân hàng đã áp dụng các đợt huy động tiết kiệm dự thuởng, phát hành trái phiếu tăng vốn và một loạt các sản phẩm huy động mới…). Do đĩ, để sử dụng nguồn vốn cĩ hiệu quả trong điều kiện thắt chặt tín dụng, ngân hàng đã chủ động đầu tư thêm vào tiền gửi cĩ kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Từ đĩ đưa tỷ trọng thu rịng từ đầu tư tiền gửi chiếm 8,4%/ tổng thu nhập rịng sau dự phịng (năm 2005 là 7.5%).
Thu từ dịch vụ đạt 422 tỷ đồng, tăng 169 tỷ đồng (67%) so với năm 2005 và
đã thực hiện hồn thành vượt mức kế hoạch đề ra ( đạt 116% so với kế
hoạch).
Tuy nhiên trong tổng thu nhập từ các hoạt động của BIDV thì thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng so với 2005 là 68% thì năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống cịn 54%. Hoạt động tín dụng trước khi trích dự phịng rủi ro
đạt 3.663 tỷ đồng nhưng hoạt động tín dụng sau khi trích dự phịng rủi ro chỉ
cịn 1.525 tỷ đồng. Điều này cũng phù hợp khi xét trong mối quan hệ với cơ cấu tài sản của BIDV (dư nợ cho vay bình quân năm 2006 chiếm 69,6% giảm 4,2% so với 2005).