Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra basa tại ngân hàng công thương chi nhánh an giang (Trang 38 - 55)

Chương I : Lý luận tổng quan về rủi ro tín dụng

2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá

CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA TẠI NHCT CHI NHÁNH AN GIANG 2.4.1 Một số đặc điểm chủ yếu của hộ chăn nuôi cá tra-basa

Hộ chăn ni cá tra-basa có những đặc điểm chủ yếu sau : - Chăn nuôi tập trung thành vùng : Vùng chăn nuôi cá tra-basa tập trung ở những vùng đất ven sông Hậu và sông Tiền hoặc trên các tuyến sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng tháp, Cần thơ, Bến tre,…của khu vực ĐBSCL.

- Chăn ni theo tính chất cha truyền con nối : Nghề chăn nuôi cá tra-basa xuất phát từ làng bè Thị xã Châu Đốc, được truyền từ đời này sang đời khác nên thường chỉ nuôi theo những kinh nghiệm có được mà ít áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc tìm hiểu thêm những thơng tin hoặc những kinh nghiệm bên ngoài.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

- Chăn ni phát triển rất tự phát : Người chăn nuôi cá tra-basa có thói quen sản xuất tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch và kế hoạch phát triển NTTS của ngành và của tỉnh.

- Hộ chăn nuôi thường thiếu những kinh nghiệm khoa học : Đây là đặc điểm phổ biến nhất của những người chăn nuôi cá tra-basa. Hầu hết những người chăn nuôi cá tra-basa là những người nông dân, bên cạnh những ngư dân chăn nuôi cá tra-basa truyền thống như ở Làng bè Châu Đốc, Phú Tân là những ngư dân có tính chất “cha truyền con nối” thì cịn lại là những nơng dân chuyển đổi từ các ngành nghề khác hoặc những người có vốn thậm chí khơng có vốn và ít có am hiểu về con cá tra-basa cũng đào ao ni cá vì thấy việc ni cá tra-basa đã làm cho khơng ít người trở thành những tỷ phú nghề cá. Chính những ngun nhân đó mà nhiều người dù thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết khoa học thậm chí khơng có kinh nghiệm cũng đã kéo nhau đào ao ni cá mong kiếm được lợi ích từ nghề này mà không lường trước được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

- Chỉ thấy lợi ích trước mắt : Trên lý thuyết người chăn nuôi cá tra- basa và các nhà máy chế biến thủy sản phải ln ln cùng nhau nhìn về một hướng để phát triển, cùng nhau chia sẻ lợi ích đơi bên cùng có lợi nhưng thực tế không phải như vậy mà họ ln “rình rập” nhau. Nếu thị trường có khuynh hướng có lợi cho ai thì người đó sẽ cố gắng khai thác tối đa lợi ích về phía mình sao cho thu về lợi nhuận cao nhất. Đơn cử như khi giá cá ngun liệu tăng thì người chăn ni ghim hàng không chịu bán cho các nhà máy chế biến để mong chờ giá sẽ tăng hơn nữa, cịn khi giá cá giảm thì các nhà máy chế biến viện đủ lý do để không thu mua hoặc có mua nhưng khơng thu mua theo giá đã ký trong hợp đồng mà mua với mức

giá thấp hơn. Cả người nuôi và người thu mua đều vi phạm hợp đồng chỉ vì lợi ích trước mắt.

- Vốn tự có ít so với tổng nhu cầu vốn : Nhu cầu vốn cho việc chăn nuôi cá tra-basa rất lớn, nhất là các chi phí cho việc mua thức ăn (chiếm khoản 70% đến 80% nhu cầu vốn). Các loại chi phí đó rất lớn mà khơng phải riêng một cá nhân nào cũng có thể đáp ứng được. Vì vậy, phần lớn người chăn ni cá tra-basa đều thiếu vốn cho 1 chu kỳ nuôi nên phải vay vốn ngân hàng và vay thêm bên ngoài. Trường hợp nếu khơng bán được cá tiếp tục ni thì chí phí lại càng tăng thêm nhất là chi phí thức ăn để tiếp tục ni cá. Từ đó phải vay thêm tiền, nợ càng tăng (nợ ngân hàng, nợ vay bên ngoài, nợ tiền mua thức ăn – xăng – dầu,…) nhưng cá lại càng khó bán hơn do vượt tiêu chuẩn mà những NMCB cần.

- Lợi nhuận từ ngành chăn nuôi cá tra-basa thường cao hơn những ngành khác nhưng bấp bênh : Lợi nhuận từ hoạt động chăn ni thủy sản nói chung và chăn ni cá tra-basa nói riêng là rất cao so với các ngành nghề khác hiện nay. Trong khoảng thời gian 6 tháng chăn ni có người trở thành tỷ phú và cũng trong khoảng thời gian này có người từ tỷ phú mất hết vốn, nợ nầng “bao vây”. Vì vậy, nghề chăn nuôi cá tra basa chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đào ao nuôi cá hàng loạt, một số người giàu lên nhanh chóng và cũng khơng ít người bị phá sản.

Trên đây là một số đặc điểm chủ yếu của những hộ chăn nuôi cá tra- basa, những đặc điểm trên đã gây ra khơng ít khó khăn cho ngành chăn ni cá tra-basa. Từ đó làm cho hoạt động cho vay đối với lĩnh vực chăn ni cá tra-basa cũng gặp khơng ít rủi ro.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

2.4.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn ni cá tra- basa tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh An Giang

NHCT Chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2007 đạt mức cao nhất trong vòng 17 năm qua kể từ năm 1990 do nhu cầu và sức mua của người dân tăng đã kích thích sản xuất phát triển, kéo theo nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng tăng theo nên trong năm 2007 dư nợ tín dụng trong hạn của Chi nhánh cũng đạt ở mức cao (cao nhất từ trước tới nay). Cụ thể nhìn vào bảng số liệu 5 cho thấy :

Bảng 5 : Dư nợ trong hạn theo ngành kinh tế tại NHCT Chi nhánh An Giang

Đvt : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ trong hạn 723,268 659,782 839,723

1. Dư nợ ngắn hạn. Trong đó : 636,206 551,668 669,059

DNNN 46,826 37,716 57,043

Thành phần kinh tế khác : 589,380 513,952 612,016 + Cho vay chăn nuôi cá tra-basa 57,148 45,801 83,552

+ Các ngành khác 532,232 468,151 528,464

2. Dư nợ trung-dài hạn. Trong đó : 90,040 110,863 173,187

DNNN 40,914 60,702 82,346

Thành phần kinh tế khác 49,126 50,161 90,841

+ Cho vay chăn nuôi cá tra-basa 12,847 4,582 6,728

+ Các ngành khác 36,279 45,579 84,113

(Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN. NHCT AG năm 2005- 2007)

Dư nợ tín dụng trong hạn năm 2007 tăng cao so với năm 2005 và năm 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn 2005 – 2007

đạt 16%: dư nợ cuối năm 2006 là 659.782 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 63.486 triệu đồng. Nguyên nhân là do vào tháng 06 năm 2006 Chi nhánh NHCT Thị xã Châu Đốc nâng lên thành Chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam tách ra khỏi NHCT Chi nhánh An Giang nên Chi nhánh giảm dư nợ trong hạn là 136.421 triệu đồng (dư nợ trong hạn cuối năm 2005 là 723.268 triệu đồng trong khi dư nợ đầu năm 2006 chỉ còn 586.847 triệu đồng) . Nếu loại trừ phần dư nợ của Chi nhánh NHCT Châu Đốc từ đầu năm 2006 thì NHCT Chi nhánh An Giang cũng có bước tăng trưởng tín dụng là 72.935 triệu đồng (dư nợ trong hạn đầu năm 2006 là 586.847 triệu đồng, dư nợ trong hạn cuối năm 2006 là 659.782 triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng là trên 12%.

Bảng 6 : Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại NHCT Chi nhánh An Giang

Đvt : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ quá hạn 2,975 2,749 1,977

Ngắn hạn 2,671 2,546 1,977

DNNN 0 0 0

Thành phần kinh tế khác : 2,671 2,546 1,977

+ Cho vay chăn nuôi cá tra-basa 2,184 259 197

+ Các ngành khác 487 2,287 1,780

Trung-dài hạn. 304 203 0

(Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN. NHCT AG năm 2005- 2007)

Dư nợ quá hạn đến 31/12/2006 là 2.749 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 226 triệu đồng do trong năm 2005, thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam, NHCT chi nhánh An Giang đã chủ trương khơng tăng trưởng tín dụng nóng mà tập trung sàn lọc khách hàng để cho vay, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ đạo về cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giảm dư

LuËn văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

nợ cho vay DNNN, đẩy mạnh thu hồi nợ và kiềm chế không để nợ quá hạn phát sinh. Từ đó đã làm giảm NQH của năm 2006 so với năm 2005.

Cũng do trong năm 2006 Chi nhánh NHCT Châu Đốc đã tách ra khỏi NHCT chi nhánh An Giang nên NQH của Chi nhánh năm 2007 giảm 2.503 triệu đồng. Nếu loại trừ phần dư nợ quá hạn của Chi nhánh NHCT Châu Đốc từ đầu năm 2006 thì NQH của NHCT Chi nhánh An Giang đã tăng 2.277 triệu đồng (dư nợ quá hạn đầu năm 2006 là 472 triệu đồng, dư nợ quá hạn cuối năm 2006 là 2.749 triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng khá cao, trên 5 lần.

NHCT Chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay hộ : như cho vay chăn nuôi, cho vay ngư nghiệp, cho vay trồng lúa,...Trước đây, khi ngành nghề chăn ni cá tra-basa cịn chưa phát triển, sản phẩm được chế biến từ cá tra-basa chưa được thế giới biết đến thì cho vay ngư nghiệp chủ yếu là cho vay chăn nuôi một số loại cá như : cá lóc, cá rơ phi, cá chim trắng,…cá tra- basa cũng có nhưng rất ít, chủ yếu là cá tra-basa ni bè. Nhưng từ khi con cá tra-basa được bạn bè khắp nơi trên thế giới biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng thay thế cho loài cá nheo ở biển thì ngành nghề chăn ni cá tra-basa ngày càng phát triển rộng khắp, nhất là ở khu vực ĐBSCL với các loại hình chăn ni ngày càng đa dạng hơn như : nuôi bè, nuôi ao hầm, nuôi đăng quầng,…trong đó loại hình ni cá tra-basa ao hầm phát triển nhất. Khi đó, mọi người lũ lượt kéo nhau đào ao nuôi cá, mọi người nuôi cá, nhà nhà nuôi cá, nông dân từ trồng lúa chuyển sang nuôi cá, những nhà kinh doanh hoặc người làm công ăn lương, cán bộ công nhân viên Nhà nước cũng tranh thủ làm thêm nghề phụ là chăn ni cá tra-basa. Ai có đất thì cứ thế mà đào ao ni cá, ai khơng có đất thì mua đất để đào ao ni cá.

Nhưng khơng phải ai cũng có vốn để đầu tư cho loại hình chăn ni này, khơng kể những đại gia có sẵn vốn thì hầu hết người chăn nuôi cá tra- basa đều đi vay mượn để đào ao và chi phí thức ăn cho việc ni cá. Họ vay vốn dưới nhiều hình thức như : từ gia đình, bạn bè, những người cho vay nặng lãi, từ phía ngân hàng. Trong đó, vay vốn ngân hàng là hình thức được sử dụng nhiều nhất.

Bảng 7 : Tình hình dư nợ trong hạn cho vay chăn nuôi cá tra- basa tại NHCT Chi nhánh An Giang

Đvt : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ trong hạn 723,268 659,782 839,723

+ Cho vay chăn nuôi cá tra-basa 69,995 50,383 90,280

+ Các ngành khác 653,273 609,399 749,443

(Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN. NHCT AG năm 2005- 2007)

Biểu đồ 4 : Dư nợ trong hạn cho vay cá tra-basa của CN .NHCT AG 723,268 659,782 839,723 69,995 50,383 90,280 653,273 609,399 749,443 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ + Cho vay cá tra-basa + Các ngành khác

Luận văn tốt nghiệp Th¹c sÜ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Dư nợ (Trđ) Tỷ trọng (%) Dư nợ (Trđ) Tỷ trọng (%) Dư nợ (Trđ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ trong hạn 723,268 100% 659,782 100% 839,723 100%

+ Cho vay chăn

nuôi cá tra-basa 69,995 10% 50,383 8% 90,280 11% + Các ngành khác 653,273 90% 609,399 92% 749,443 89%

2006 so với 2005 2007 so với 2005 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Chênh

lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %

Tổng dư nợ trong

hạn -63,486 -9% 116,455 16% 179,941 27%

+ Cho vay chăn

nuôi cá tra-basa -19,612 -28% 20,285 29% 39,897 79% + Các ngành khác -43,874 -7% 96,170 15% 140,044 23%

Qua bảng số liệu 7 cho thấy, tình hình dư nợ trong hạn cho vay chăn nuôi cá tra-basa qua 03 năm đều tăng (năm 2006 giảm là do nguyên nhân đã nêu ở trên): năm 2007 tăng so với năm 2005 là 116.455 triệu đồng với tốc độ tăng là 16%, trong đó cho vay chăn ni cá tra-basa cũng tăng 20.285 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 29%. Từ đó cho thấy, tốc độ tăng dư nợ trong hạn của ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ trong hạn chung và trong tất cả các ngành nghề khác thì tỷ trọng dư nợ của nó năm 2007 chiếm tới 11%/Tổng dư nợ trong hạn của NHCT Chi nhánh An Giang (năm 2005 là 10%/Tổng dư nợ trong hạn và năm 2006 là 8%/Tổng dư nợ trong hạn). Điều này là do năm 2007 là năm đạt được nhiều thắng lợi lớn trong ngành chăn nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra-basa.

Trong bảng số liệu 5 cho thấy, cơ cấu dư nợ trong hạn cho vay chăn nuôi cá tra-basa gồm dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng dần (năm 2005 là 57.148 triệu đồng, năm 2006 là 45.801 triệu đồng và năm 2007 là 83.552 triệu đồng), còn dư nợ cho vay trung – dài hạn thì giảm dần (năm 2005 là 12.847 triệu đồng, năm 2006 là 4.582 triệu đồng và năm 2007 là 6.728 triệu đồng). Nguyên nhân của hiện tượng trên là do thị trường cá tra-basa là thị trường không ổn định, giá cả luôn luôn biến động nên việc cho vay trung – dài hạn đối với loại hình này sẽ mang lại rủi ro cao. Do vậy mà NHCT Chi nhánh An Giang đã hạn chế hình thức cho vay trung – dài hạn ở lĩnh vực này.

Ngoài ra, đa số những món vay chăn ni cá tra-basa đều là những món vay ngắn hạn vì theo quy định thì “Thời hạn cho vay : là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc, lãi tiền vay và phí (nếu có) đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHCV và khách hàng, được xác định trên cơ sở chu kỳ sản suất kinh doanh của đối tượng vay”. Vì vậy, theo quy định trên thì cho vay chăn ni cá tra-basa thường có thời hạn từ 06 đến 09 tháng (do một chu kỳ nuôi cá tra-basa là 06 đến 09 tháng).

Theo quy định thì trong 02 nguyên tắc vay vốn ngân hàng có nguyên tắc “sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Tuy nhiên, vì việc hạn chế cho vay trung – dài hạn nên các hộ chăn nuôi cá tra-basa đã vay ngắn hạn để đầu tư vào những máy móc thiết bị dùng cho chăn ni như : hệ thống điện bơm thức ăn, bơm nước ra vào hầm; tiền mua đất; chi phí cho việc đào hầm, cải tạo hầm, hệ thống xử lý nước thải,…đã làm phát sinh nợ quá hạn do sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

Bảng 8 : Tình hình dư nợ quá hạn cho vay chăn nuôi cá tra-basa tại NHCT Chi nhánh An Giang

Đvt : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng dư nợ quá hạn 2,975 2,749 1,977

+ Cho vay chăn nuôi cá tra-basa 2,184 259 197

+ Các ngành khác 791 2,490 1,780

(Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN. NHCT AG năm 2005- 2007)

Biểu đố 5 : Dư nợ quá hạn cho vay cá tra-basa của CN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra basa tại ngân hàng công thương chi nhánh an giang (Trang 38 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)