Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra basa tại ngân hàng công thương chi nhánh an giang (Trang 55)

Chương I : Lý luận tổng quan về rủi ro tín dụng

2.5 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA TẠI NHCT CHI NHÁNH AN GIANG

ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng là vùng sản xuất nơng nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất cả nước. Với khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản và đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kinh tế vùng tăng trưởng khá cao, GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tăng gần 11%/năm, đứng thứ ba (sau vùng Đông Nam Bộ - 39,9%; vùng Đồng bằng Sông Hồng – 22,8%) và đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp

chế biến hàng xuất khẩu, phát triển dịch vụ thương mại và du lịch. Cụ thể : GDP tăng bình quân 11% - 12%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm; Cơ cấu GDP với trên 30% dịch vụ, gần 30% công nghiệp và xây dựng, 40% nông lâm ngư nghiệp.

Riêng NTTS, tồn khu vực hiện có 1.100.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích NTTS cả nước (2.000.000 ha). Hơn 10 năm qua, diện tích NTTS tăng 2,37 lần, sản lượng tăng 3,68 lần ; tốc độ dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang NTTS đang diễn ra rất sôi động. Trong đó, ngồi tơm sú thì cá tra-basa đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản, năm 2007 xuất khẩu thủy sản đạt 3.600 triệu USD; công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn vùng. Diện tích ni cá tra-basa tăng 7 lần (từ 1.200 ha tăng lên 9.000ha), sản lượng tăng 36,2 lần (từ 22.500 tấn tăng lên 825.000 tấn); tồn vùng có 70 nhà máy chế biến với công suất khoảng 1.500.000 tấn/năm, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng 40 lần (từ dưới 20 triệu USD lên 736,8 triệu USD), chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tính đến cuối năm 2007, tổng dư nợ cho chăn nuôi cá tra-basa của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 810.595 triệu đồng, tăng 54% (tương đương tăng 285.055 triệu đồng so với năm 2006), trong đó, riêng Vietinbank chi nhánh An Giang là 83.552 triệu đồng, tăng 82% (tương đương tăng 37.751 triệu đồng so với năm 2006). Tuy nhiên, mức dư nợ cho vay trên chưa tương xứng với kim ngạch xuất khẩu cũng như thế mạnh và tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung (chiếm 10% trong tổng dư nợ cho vay) và của Vietinbank chi nhánh An Giang nói riêng. Vậy đâu là ngun nhân?

Vì vậy cần phải nghiên cứu, phân tích để tìm ra những giải pháp phù hợp trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra-basa nhằm giảm thiểu những rủi ro

LuËn văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

tín dụng trong khi cho vay. Từ đó mở rộng tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực này phù hợp với định hướng phát triển của cả nước, của NHCT Việt Nam nói chung và của NHCT chi nhánh An Giang nói riêng. Vì đây là một trong những thế mạnh và tiềm năng của khu vực kinh tế ĐBSCL trong đó có An Giang, là lĩnh vực đầu tư truyền thống của Vietinbank chi nhánh An Giang bên cạnh việc đầu tư cho ngành lương thực.

2.5.1 Nguyên nhân khách quan

- Mất cân đối cung cầu cá tra-basa nguyên liệu

Toàn vùng ĐBSCL có 70 Nhà máy chế biến, với cơng suất khoảng 1.500.000 tấn/năm. Tuy nhiên việc phát triển Nhà máy chế biến chưa theo quy hoạch; cịn mang tính tự phát cả trong phát triển Nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu. Điều này có thể dẫn đến rủi ro mất cân đối cung cầu nguyên liệu và thị trường xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ cá tra-basa chủ yếu là thị trường nước ngoài

Sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu (khoảng 80% sản lượng chế biến) nên phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngồi, thị trường tiêu thụ trong nước cịn hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ln phải đối mặt với nguy cơ kiện bán phá giá hay vi phạm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi cá tra-basa của những người chăn nuôi mà tác hại của những vấn đề trên là không nhỏ và thực tế đã từng xảy ra.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc hạ hoặc tăng giá thu mua nguyên liệu hay giá bán làm ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi cá tra-basa, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, lãi suất,…

- Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp

Giữa các doanh nghiệp thiếu sự liên kết để tạo thêm sức mạnh trong cạnh tranh hay giải quyết tình trạng thừa nguyên liệu cục bộ tạm thời tác động đến giá cả thu mua nguyên liệu của những người chăn nuôi; Các doanh nghiệp cịn gây khó khăn cho người ni khi nguồn ngun liệu dồi dào. Điều này tác động xấu đến người nuôi – nhà chế biến.

- Tốc độ phát triển q nhanh về diện tích và số người chăn ni làm mất cân bằng sinh thái

Tốc độ phát triển q nhanh về diện tích và số người ni làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường, gây nên dịch bệnh cho cá; Tình trạng “Nhà nhà ni cá” bất kể có đúng quy trình, kỹ thuật hay khơng dẫn đến tình trạng chất lượng cá khơng đảm bảo do nhiễm hóa chất, vi sinh đã làm giảm chất lượng hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ; Nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ, manh mún rất dễ gặp rủi ro khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.

- Nhu cầu vốn ln q cao so với các điều kiện về đảm bảo tiền

vay của ngân hàng

Nhu cầu vốn vay của người chăn nuôi kể cả nhu cầu vốn cho đầu tư máy móc thiết bị thì ln q cao so với các điều kiện về bảo đảm tiền vay của ngân hàng nên đã có nhiều phương án, dự án khơng thực hiện được và ngân hàng khó có thể cho vay hoặc nếu cho vay thì ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

- Thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu chiến lược phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng phát triển tự phát

Tại An Giang – địa phương chăn nuôi cá tra-basa nhiều nhất khu vực ĐBSCL – còn thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu chiến lược phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng phát triển tự phát. Vai trò của Hiệp Hội

Luận văn tốt nghiƯp Th¹c sÜ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản chưa rõ nét trong việc nuôi trồng, xây dựng vùng quy hoạch, làm cầu nối giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến hay trong kiểm tra giám sát chất lượng,…

- Sự phụ thuộc quá nhiều vào đồng đô la Mỹ

Đa số các doanh nghiệp chế biến ở Việt Nam rất thường sử dụng đồng đô la Mỹ trong xuất khẩu. Điều này rất dễ dẫn đến nhiều rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là trong những lúc đồng đô la Mỹ giảm giá. Tình trạng này sẽ làm cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra-basa gặp nhiều khó khăn trong thu mua cá nguyên liệu và trang trải các chi phí sản xuất khác. Hậu quả là người chăn nuôi phải gánh chịu nhiều thiệt hại do nguồn cá nguyên liệu không bán được, bị tồn đọng lại do các nhà máy chế biến không thu mua cá ngun liệu. Nếu có thu mua thì sẽ thu mua theo giá rất thấp, người chăn nuôi dù bán hay khơng vẫn phải gánh chịu thiệt hại.

Ngồi những ngun nhân chủ yếu ở trên thì chính những đặc điểm của ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa như : thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, chỉ thấy lợi ích trước mắt,…cũng là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay chăn ni cá tra-basa.

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

- Định giá tài sản đảm bảo tiền vay quá cao so với giá trị thực tế

của nó

Do tốc độ phát triển diện tích ni q nhanh dẫn đến tình trạng giá đất tăng khơng có cơ sở và gấp nhiều lần so với khung giá do Nhà nước quy định (bình thường 1.000m2 ao ni chỉ có vài chục triệu đồng nhưng vào thời điểm ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa gặp nhiều thuận lợi, mọi người kéo nhau đào ao ni cá thì giá đất có khi tăng đến 100 triệu đồng/1.000m2. Nhưng nếu nuôi thất bại, người chăn nuôi không trả được

nợ, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản để thu hồi nợ thì số diện tích đất này – tài sản chủ yếu dùng làm đảm bảo cho ngân hàng – rất khó bán được do khơng có thị trường hoặc bán với giá rất thấp.

- Ngân hàng nhận chính quyền sử dụng đất có mặt nước ni

trồng thuỷ sản làm tài sản đảm bảo

Đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản thường có giá trị rất thấp (tính thanh khoản thấp) do tính năng sử dụng của nó nhưng khi cho vay ngân hàng thường nhận chính quyền sử dụng đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của người vay mà khơng kết hợp với những hình thức bảo đảm khác (thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở có tính thanh khoản cao hoặc bảo lãnh,...). Khi xảy ra rủi ro không đảm bảo thu hồi được nợ.

- Lãi suất cho vay thường cao hơn các ngành nghề khác

Do mức độ rủi ro của ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa nên ngân hàng thường áp dụng lãi suất cho vay rất cao so với các ngành nghề khác nên khi người chăn ni gặp khó khăn thì việc lãi suất cho vay cao sẽ càng gây khó khăn hơn cho người chăn nuôi trong việc trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng.

- Cán bộ tín dụng chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân

Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng thường ít khi kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng xem người vay có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay khơng, thời điểm khách hàng bán cá và giá cả như thế nào để thu hồi vốn vay. Nếu khơng thường xun kiểm tra thì sau khi bán cá khách hàng có thể trả nợ cho người khác trước mà không ưu tiên trả nợ cho ngân hàng vì để đáp ứng đủ nhu cầu vốn nuôi cá người chăn nuôi thường vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau.

LuËn văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

- Trình độ của cán bộ tín dụng về ngành nghề chăn ni cá tra- basa cịn yếu kém

Ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa tuy khơng phải là một ngành nghề mới mà đã có từ rất lâu nhưng ít được biết đến nhiều như hiện nay. Chăn nuôi cá tra-basa đầu tiên là để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho những hộ gia đình nơng thơn đến nay chăn ni cá tra-basa để đáp ứng nhu cầu cá nguyên liệu cho các NMCB xuất khẩu thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy mà ngày nay, ngành nghề này ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn. Nhu cầu vốn cho ngành nghề này cũng ngày càng nhiều hơn nhất là nhu cầu vốn vay ngân hàng. Chăn nuôi cá tra-basa đã trở thành đối tượng vay vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, trình độ hiểu biết về ngành nghề chăn nuôi cá tra-basa của cán bộ tín dụng cịn nhiều yếu kém. Đa số cán bộ tín dụng đều khơng có kiến thức về con cá tra-basa và những rủi ro trong chăn nuôi mà những rủi ro này có thể dẫn đến rủi ro tín dụng trong khi cho vay để từ đó giúp khách hàng và ngân hàng phòng ngừa, mặt khác cũng gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Việc thực thi các chủ trương chính sách của Nhà nước chưa

đồng bộ :

Trong 06 tháng đầu năm 2008, tình hình cá tra-basa gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi cũng như trong chế biến xuất khẩu do sự bất ổn định về tình hình kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, NHNN đã giao chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng phân bổ cho các NHTM giải ngân ưu tiên giúp cho các DNCB và người chăn ni cá tra-basa vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, việc giải ngân chưa được thực hiện đồng bộ giữa các NHTM, các DNCB và người chăn nuôi do các nguyên nhân sau :

+ Đối với ngành ngân hàng : NHNN đã giao chỉ tiêu cho các NHTM phải cho vay thu mua cá tra-basa quá lứa trong dân nhưng việc cho vay tại các NHTM lại thực hiện theo thể lệ tín dụng hiện hành (điều kiện cho vay, lãi suất cho vay,…). Nếu rủi ro xảy ra thì phải trích lập dự phịng rủi ro làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng cho vay nên các NHTM rất thận trọng trong cho vay, mặc dù đã được sự chỉ định của NHNN.

+ Đối với doanh nghiệp chế biến : thực hiện theo chủ trương mua cá quá lứa của NHNN thì các doanh nghiệp đầu mối phải thu mua theo chủ trương nhưng các doanh nghiệp chỉ cthực hiện cầm chừng. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc xuất khẩu cá tra-basa phải tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ ở nước ngồi u cầu (kích cỡ cá, chất lượng thịt cá,…), mặt khác thủy sản xuất khẩu dự trữ trong kho cũng phải có thời gian, sức chứa của các kho đơng lạnh cũng có hạn, lãi suất cho vay của Ngân hàng theo lãi suất cho vay thương mại (không ưu đãi lãi suất),… làm cho chi phí xuất khẩu tăng lên trong khi giá cá xuất khẩu không tăng, nếu doanh nghiệp mua càng nhiều thì rủi ro càng cao. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro xảy ra thì Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp như thế nào cũng chưa có các giải pháp cụ thể, tạo điều kiện để doanh nghệp an tâm thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước.

+ Đối với các hộ ngư dân : được ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ nhưng với lãi suất cho vay như hiện nay cộng thêm giá thức ăn tăng lên từng ngày,…làm cho giá thành 1kg cá tăng lên trong khi giá bán không tăng mà giảm từng ngày. Từ đó, những người chăn ni đang gặp khó khăn lại càng khó khăn thêm.

Kết luận chương II : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho

vay hộ chăn nuôi cá tra-basa, cả khách quan lẫn chủ quan và những nguyên

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ GVHD : PGS.TS TrÇn Huy Hoμng

nhân được nêu ra trên đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong cho vay chăn nuôi cá tra-basa tại NHCT Chi nhánh An Giang. Qua phân tích các số liệu ta thấy được trong tổng NQH cho vay thuỷ sản của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang thì NQH của ngành nghề chăn ni cá tra-basa ln chiếm tỷ trọng cao. Trong đó có NHCT Chi nhánh An Giang, mặc dù dư nợ cho vay chăn nuôi cá tra-basa của Chi nhánh tăng trong giai đoạn 2005 – 2007 nhưng NQH lại giảm. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay chăn nuôi cá tra-basa ngày càng được Chi nhánh chú trọng hơn cả về số lượng lẫn chất lượng, tuy nhiên việc cho vay ngành nghề này còn phụ thuộc nhiều vào xu hướng thị trường của con cá tra-basa (thị trường thuận lợi cho con cá tra-basa thì Chi nhánh mở rộng cho vay, ngược lại thu hẹp cho vay) do tính chất cịn nhiều rủi ro của ngành nghề. Xuất phát từ việc nhận thấy những rủi ro do một số nguyên nhân trên gây ra nên Chi nhánh chưa mạnh dạng trong cho vay và chưa chủ động trong xây dựng chiến lược đầu tư cho vay ngành nghề này.

CHƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ CHĂN NI CÁ TRA-BASA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH AN GIANG

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHCT CHI NHÁNH AN

GIANG TRONG NĂM 2008 3.1.1 Định hướng chung

Tiếp tục thực hiện phương châm “ Phát triển - an toàn - hiệu quả”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra basa tại ngân hàng công thương chi nhánh an giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)