Định hướng chính sách CNH – HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung ứng vốn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn TP HCM từ nay đến 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

XÃ HỘI TP .HCM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Định hướng chính sách CNH – HĐH

Mục tiêu định hướng của chính sách CNH-HĐH trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trước hết là phải hướng tới việc khắc phục các yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua và hướng tới chiến lược phát triển, hội nhập kinh tế của thành phố trong giai đoạn sắp tới. Để làm được điều này, cần thống nhất một số quan điểm có tính chất nền tảng sau:

- Giải phóng tồn bộ năng lực sản xuất, khắc phục tình trạng “chỗ thừa, chỗ thiếu” trong sản xuất công nghiệp hiện đang tồn tại và chịu sự quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau. Việc giải phóng năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của thành phố phải được cụ thể hóa bằng việc tập trung nguồn lực vào các ngành nghề mà thị trường trong nước và nước ngồi có nhu cầu mà thành phố có thể sản xuất và cạnh tranh được, không nên dàn trải ở những ngành nghề thay thế nhập khẩu mà thành phố khơng có lợi thế so sánh. Đây

chính là con đường CNH-HĐH ngắn nhất mà TP.HCM có thể lựa chọn nhằm thu hẹp trình độ phát triển với các nước.

- Mạnh dạn khuyến khích đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa qui trình sản xuất, trong đó quan trọng nhất là công nghệ chế tạo thiết bị, công nghệ vật liệu và công nghệ thông tin. Đây là con đường duy nhất để đạt đến thế tương quan trong cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

- Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, cần thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các thành phần kinh tế. Tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận được với các nguồn tài trợ sản xuất trung và dài hạn, nhằm giải quyết bài toán thiếu vốn như thực tế hiện nay. Đây tuy là bài tốn khó nhưng nếu giải quyết được thì có nghĩa là chiến lược CNH-HĐH đã tiến gần sát đến mức thành công.

- Giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây cũng làm một vấn đề đặt ra vì cơ sở hạ tầng là một hàng hóa cơng cộng cần đầu tư nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn là rất lâu dài và nói chung, khả năng sinh lợi về mặt tài chính là rất thấp nên dường như chỉ có ít cá nhân muốn tham gia vào sản xuất và khai thác. Nhưng, một hệ thống cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Thực hiện cơng nghiệp hóa phải đi đơi với việc bảo vệ môi trường nhằm tạo tiền đề cho một sự phát triển bền vững.

- Cuối cùng, thực hiện cơng nghiệp hóa vừa phải được đặt trong sự liên kết, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sơng Cửu Long, vừa tạo điều kiện phát triển chung của cả khu vực, vừa tạo ra các điều kiện để giữ vững an ninh, quốc phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung ứng vốn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn TP HCM từ nay đến 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)