XÃ HỘI TP .HCM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG VỐN TP.HCM GIAI ĐOẠN TỪ
NAY ĐẾN NĂM 2010.
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội theo định hướng chính sách CNH-HĐH giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 mà UBND TP.HCM đã đề ra, việc hoạch định, đề ra các giải pháp mở rộng tín dụng giải quyết vấn đề về vốn thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là cơng việc có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:
- Huy động vốn ở mức cao nhất, khai thác triệt để tiềm năng về vốn chủ yếu hướng đến nguồn vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện CNH-HĐH đất nước. Cần có những biện pháp tích cực khai thác tiềm năng vốn nhàn rỗi trong công chúng hiện nay. Theo NHNNVN chi nhánh TP.HCM, dự hiến huy động vốn từ các tổ chức, dân cư đến năm 2010 đạt mức 188.600 tỷ đồng, mức tăng bình quân 30% / năm.
- Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng ưu tiên phát triển những ngành nghề then chốt, theo hướng tăng nhanh tín dụng trung dài hạn, tránh đầu tư tràn lan mà định hướng cho dịng chảy vốn tín dụng đến từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH-HĐH. Cũng theo NHNNVN chi nhánh TP.HCM, tăng trưởng tín dụng dự kiến đến năm 2010 là 193.600 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30% năm.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng vốn huy động, tăng trưởng tín dụng ở mức nêu trên được dự kiến trên cơ sở:
¾ Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế ln có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng
tiền tệ. Hiện nay nhà nước đang thực hiện nhiều biện pháp kích cầu để tăng trưởng kinh tế sau khi đã có xu hướng chậm lại vào những năm 1998, 1999.
¾ Thứ hai: Kích cầu vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới
trang thiết bị chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng trung dài hạn của các NHTM. Thực tế trong hoạt động ngân hàng đã cho thấy, sự tăng trưởng tín dụng trung dài hạn sẽ kéo theo sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn ở mức độ cao hơn, từ đó đã góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
¾ Thứ ba: Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tăng sẽ tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hóa dịch vụ, tăng thu nhập, tăng tích lũy cho nền kinh tế. Lượng hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, giá thành giảm sẽ kích thích về cầu, sản xuất, tiêu dùng tăng lên, kéo theo cầu tiền tệ cho nền kinh tế.