1.6 ĐỊNH GIÁ TRONG M&A
1.6.1.3 Phương pháp Dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị công ty dựa trên khả năng sinh lời của công ty trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của công ty. Thời điểm xác định giá trị công ty là thời điểm kết thúc năm tài chính trước. Nói cách khác, phương pháp này cho phép một nhà phân tích tính tốn các dịng thu nhập dự đoán trước và các lưu lượng tiền mặt trong tương lai, thơng qua việc tính toán khoản thu nhập và tài sản cố định tại một mức chi phí vốn giả định. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào độ chính xác của việc dự báo các dịng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Các bước cần thực hiện để định giá doanh nghiệp theo mơ hình này:
1. Ước lượng dòng tiền tự do trong tương lai (Free cash flow)
Dịng tiền tự do chính là dịng tiền mặt đi vào hay đi ra khỏi doanh nghiệp trong một chu kỳ nhất định, được tính theo cơng thức: “Free cash flow = Thu nhập ròng + Khấu hao + Các khoản trả lãi sau thuế – Thay đổi vốn lưu động + Tăng nợ ngắn hạn – Chi phí đầu tư”
2. Xác định tỷ lệ chiết khấu: (WACC)
Tỷ lệ chiết khấu phản ảnh chi phí cơ hội của tất cả những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp (chủ nợ của doanh nghiệp và cổ đơng) được tính bằng trọng số theo mức độ đóng góp tương đương của họ vào tổng số vốn của doanh nghiệp. Việc đầu tư này được nhà đầu tư kỳ vọng tối thiểu phải bằng với chi phi vốn, khoản chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải chi trả để có được
nguồn vốn kinh doanh hiện tại. Vì vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp là chi phí vốn trung bình mà doanh nghiệp đã chi trả để có được nguồn vốn kinh doanh tại đơn vị. Do đó, tỷ lệ chiết khấu có thể được tính theo mơ hình Chi phí sử dụng trung bình (WACC- Weighted Average Cost of Capital) theo công thức:
WACC = (WD*rD)+(Wp*rp)+(We*re hoặc ren)
Trong đó: WD là tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn Wp là tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn We tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn
và: rD, rp và re lần lượt là chi phí để có được nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường.
3. Ước lượng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai (g) = ROE * (% Thu nhập giữ lại)
(ROE : Lợi nhuận trên vốn cổ phần)
Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong việc dự đoán g - tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến sự thay đổi khá lớn của giá trị doanh nghiệp.
4. Xác định giá trị còn lại vào cuối kỳ dự báo (giá trị doanh nghiệp):
Phương pháp này thường phù hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành cần đầu tư nhiều tài sản cố định, có thu nhập trong quá khứ và sự phát triển ổn định trong tương lai, cấu trúc vốn của doanh nghiệp khơng có sự biến động trong suốt thời gian dự báo.