Theo qui trình, hạt đậu phộng sau khi đã tách vỏ lụa cho vào máy nghiền Bệ gun.
Đậu phộng bị các quả lu nghiền nhiều lần cho đến khi nhuyễn như bùn thì cho vào máy đồng hóa hoặc máy nghiền đĩa làm nhỏ mịn một lần nữa là được. Hạt đậu phộng sau khi nghiền lần 1 xong cho vào máy nghiền đĩa lần 2 phải trộn thêm 5-10% dầu làm cho khói lạc lỏng ra để cho máy hoạt động bình thường. Ta không dùng nước vì dùng nước sau này sẽ không tách được dầu.
Dung dịch NaOH 0,5% đun nóng tới 65 – 700C rồi cho đậu phộng nghiền vào theo dạng sợi. Khi cho đậu phộng vào phải khuấy liên tục cho các phân tử tiếp xúc ngay với NaOH để tách được nhiều dầu mà không ảnh hưởng đến phẩm chất chao về sau. Dung dịch này sau khi giữ ở nhiệt độ 60 – 700C trong 1h – 1h30’ sẽ phân thành ba lớp:
- Trên cùng là dầu - Ở giữa là nhũ
- Dưới cùng là dịch sữa đậu phộng
Dịch sữa đậu phộng chủ yếu protein và glucid được sử dụng làm chao. Dầu và nhũ tách ra rồi cho dung dịch muối ăn có nồng độ 70 – 100g/l vào đun sôi 1000C để phá nhũ nhằm mục đích giải phóng dầu có trong nhũ. Khi sôi thì chắt bỏ nước, giữ lại dầu và nhũ, làm như vậy 3 lần ta được dịch có hàm lượng nhũ rất ít. Đem dịch này đun sôi cho tới khi nhũ cháy vàng(trong quá trình đun hớt bỏ bọt trên mặt). Để tránh tổn thất dầu, khi phá nhũ cho vào bao nhiêu nước thì lấy ra bấy nhiêu không được lấy nhiều hơn vì nhũ đun không cháy thì dầu sẽ bị thối.
Sau khi dầu đã được đun sôi thật kĩ, để lắng 1 – 2 ngày thì chắt lấy phần dầu trên, còn cặn đem lọc.
Bã lọc là protein đã bị cháy dùng cho gia súc ăn. [1]
* Quy trình công nghệ tách dầu theo phương pháp ép để có protein thích hợp với sản xuất chao