Cơ cấu thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty cổ phần fresenius kabi bidiphar , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 40)

Thu nhập Tần suất % % hợp lệ % cộng dồn Dưới 2 triệu 42 21.0 21.0 21.0 Từ 2 đến dưới 5 triệu 138 69.0 69.0 90.0 Từ 5 đến dưới 9 triệu 18 9.0 9.0 99.0 Trên 9 triệu 2 1.0 1.0 100.0 Các DN Bình Định Tổng 200 100.0 100.0 Dưới 2 triệu 31 25.4 25.4 25.4 Từ 2 đến dưới 5 triệu 76 62.3 62.3 87.7 Từ 5 đến dưới 9 triệu 13 10.7 10.7 98.4 Trên 9 triệu 2 1.6 1.6 100.0 FKB Tổng 122 100.0 100.0

Như vậy với 200 phiếu khảo sát thu thập được từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định và 122 phiếu ở công ty FKB cho thấy mức thu nhập chủ yếu của người lao động là từ 2 đến 5 triệu đồng. Đây cũng là mức thu nhập phổ biến nhất của người lao động ở Bình Định.

3.2 Đánh giá thang đo

Thang đo sự thỏa mãn trong công việc được đánh giá độ tin cậy thông qua: hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnaly & Bernsteri, 1994; Slater, 1995)[2].

Các biến quan sát được đặt tên theo: tên nhân tố của nhóm biến quan sát, kết hợp với số thứ tự của nhân tố đó trong thang đo, kết hợp với số thứ tự của biến quan sát của nhân tố đó trong thang đo. Chẳng hạn như: biến quan sát thứ nhất của nhân tố “bản chất công việc” là “công việc phù hợp với năng lực cá nhân” thì được đặt tên là “bản chất công việc 11”.

3.2.1. Kết quả đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn

Bảng 3.6: Cronbach Alpha của thang đo “bản chất công việc”

Cronbach’s Alpha = 0.690 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Bản chất công việc 11 10.5550 4.801 .528 .592

Bản chất công việc 12 10.8800 4.900 .553 .580

Bản chất công việc 13 10.9250 5.286 .332 .720

Bản chất công việc 14 10.3900 4.812 .505 .606

Bảng3.7: Cronbach Alpha của thang đo “cơ hội đào tạo và thăng tiến”

Cronbach’s Alpha = 0.786 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến Đào tạo và thăng tiến 21 13.4750 9.798 .575 .742 Đào tạo và thăng tiến 22 13.2600 9.550 .672 .711 Đào tạo và thăng tiến 23 13.1350 10.489 .515 .761 Đào tạo và thăng tiến 24 13.3050 9.128 .666 .710 Đào tạo và thăng tiến 25 12.6650 10.867 .401 .798

Bảng 3.8: Cronbach Alpha của thang đo “lãnh đạo”

Cronbach’s Alpha = 0.698

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Lanh đạo 31 18.1300 26.968 .613 .630 Lanh đạo 32 18.3000 27.276 .596 .635 Lanh đạo 33 18.2100 26.257 .643 .618 Lanh đạo 34 18.1200 26.719 .636 .624 Lanh đạo 35 18.0050 17.915 .288 .885 Lanh đạo 36 18.0850 27.375 .603 .635

Bảng 3.9: Cronbach Alpha của thang đo “đồng nghiệp”

Cronbach’s Alpha = 0.872

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Đồng nghiệp 41 7.4950 2.955 .784 .792

Đồng nghiệp 42 7.4500 2.892 .772 .803

Đồng nghiệp 43 7.6050 3.064 .708 .861

Bảng 3.10: Cronbach Alpha của thang đo “tiền lương”

Cronbach’s Alpha = 0.835

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến Tiền lương 51 20.3300 22.011 .591 .811 Tiền lương 52 20.4400 22.911 .498 .826 Tiền lương 53 20.3000 21.387 .616 .807 Tiền lương 54 20.5050 22.513 .628 .807 Tiền lương 55 19.8950 22.205 .576 .814 Tiền lương 56 20.3700 21.742 .613 .808 Tiền lương 57 20.0300 22.039 .574 .814

Bảng 3.11: Cronbach Alpha của thang đo “môi trường làm việc”

Cronbach’s Alpha = 0.835 Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Môi trường làm việc 61 10.5650 7.262 .650 .794

Môi trường làm việc 62 10.9000 8.050 .596 .816

Môi trường làm việc 63 10.9000 7.156 .691 .775

Bảng 3.12: Cronbach Alpha của thang đo “đánh giá thực hiện công việc” Cronbach’s Alpha = 0.912 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến Đánh giá thực hiện công việc 71 14.3650 13.700 .743 .900 Đánh giá thực hiện công việc 72 14.5350 13.346 .791 .890 Đánh giá thực hiện công việc 73 14.5450 12.923 .814 .885 Đánh giá thực hiện công việc 74 14.6850 13.212 .774 .894 Đánh giá thực hiện công việc 75 14.5700 13.583 .764 .896

Bảng 3.13: Cronbach Alpha của thang đo “phúc lợi”

Cronbach’s Alpha = 0.870 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Phúc lợi 81 6.7050 3.576 .759 .811

Phúc lợi 82 6.7800 3.459 .773 .797

Phúc lợi 83 6.8150 3.750 .724 .842

Kết quả từ các bảng trên cho thấy các thang đo đều có Cronbach Alpha >0.6. Các biến quan sát trong mỗi thang đo cũng đều có hệ số tương quan biến tổng >0.3 ngoại trừ biến “lãnh đạo 35” (có hệ số tương quan biến tổng là 0.288), vì vậy ta loại biến này ra khỏi thang đo.

3.2.2. Kết quả đánh giá thang đo sự thỏa mãn

Bảng 3.14: Cronbach Alpha của thang đo “thỏa mãn chung”

Cronbach’s Alpha = 0.849

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Thỏa mãn chung 91 10.7150 7.210 .706 .802

Thỏa mãn chung 92 10.7650 7.075 .735 .789

Thỏa mãn chung 93 10.6950 7.047 .724 .794

Thang đo “sự thỏa mãn” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.849 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 vì vậy thang đo này có thể sử dụng được.

3.3. Phân tích nhân tố

3.3.1 Kết quả phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000), các biến có hệ số truyền tải (factors loading) nhỏ hơn 0.5 hoặc khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988)[2].

Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

Sau khi loại quan sát “lãnh đạo 35” ở giai đoạn đánh giá độ tin cậy của các thang đo, còn lại 36 quan sát của các thành phần độc lập.

Q trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện qua 3 bước:

+ Bước 1: 36 quan sát được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 8 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích = 60.177%, điều này cho biết 8 nhân tố này giải thích được 60.177% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.911 (>0.5) do đó đã đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax và sau khi loại các hệ số truyền tải <0.5 hoặc khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3 ta có kết quả: các quan sát: “bản chất công việc 13”, “đào tạo và thăng tiến 23”, “đào tạo và thăng tiến 24”, “đào tạo và thăng tiến 25”, “tiền lương 51”, “tiền lương 52”, “tiền lương 53”, “tiền lương 55”, “tiền lương 56”, “tiền lương 57”, “môi trường làm việc 61”, “môi trường làm việc 63” bị loại bỏ. (Phụ lục B)

+ Bước 2: Sau khi tiếp tục loại bỏ 12 quan sát ở bước 1, còn 24 quan sát được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo điều kiện như trên. Kết quả có 5 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích = 58.991% cho biết 5 nhân tố này giải thích được 58.991% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.891 (>0.5) là đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax và sau khi loại các hệ số truyền tải <0.5 hoặc khác

11”, “đào tạo và thăng tiến 21”, “đào tạo và thăng tiến 22”, “môi trường làm việc 62”, “môi trường làm việc 64” bị loại bỏ. (Phụ lục B)

+ Bước 3: Sau khi tiếp tục loại bỏ 5 quan sát ở bước 2, còn 19 quan sát được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo điều kiện như trên. Kết quả có 5 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích = 65.659% cho biết 5 nhân tố này giải thích được 65.659% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.882 (>0.5) là đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax cho thấy tất cả các quan sát đều có hệ số truyền tải lên các nhân tố thỏa mãn điều kiện đã đưa trên. (Phụ lục B.II. phân tích nhân tố)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty cổ phần fresenius kabi bidiphar , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)