3.2.4.1.Xây dựng tính minh bạch cho TTCK để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tƣ
* Đảm bảo tính minh bạch cho hoạt động của TTCK:
Xét từ góc độ các thành viên tham gia TTCK, sự minh bạch của thị trường là thuật ngữ mô tả khả năng tiếp cận rộng rãi với những thông tin liên quan đến các cơ hội giao dịch hiện tại và các giao dịch mới hồn thành. Nó có thể được xem là chìa khóa để nâng cao tính thanh khoản, cơng bằng, hiệu quả của thị trường cũng như chất lượng của quá trình xác lập giá.
Trên quan điểm của cơ quan quản lý, nói đến tính minh bạch là nói đến độ mở và sự công bằng của việc ra quyết định trong quá trình soạn thảo, ban hành, giám sát và thực thi các quy định mới cũng như những quy định sửa đổi. Nói một cách cụ thể, tính minh bạch được thể hiện qua những quy định và quy tắc đơn giản và dễ hiểu, có tính đến vai trị và quyền lợi của các đối tượng tham gia thị trường.
Từ hai cách tiếp cận trên, có thể thấy rằng đối với TTCK, tính minh bạch được nhìn nhận như một nhân tố vô cùng quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững của thị truờng. Nó đảm bảo cho tất cả các bên tham gia thị trường đều được tiếp cận với những nguồn thông tin cần thiết để từ đó xây dựng những dự báo kinh doanh xác thực hơn và đưa ra những quyết định có căn cứ. Nhờ đó, tính hiệu quả của hoạt động đầu tư nói riêng và của tồn bộ thị trường nói chung được tăng lên. Đồng thời, một thị trường minh bạch cũng góp phần làm tăng lịng tin của cơng chúng đầu tư, thúc đẩy họ tham gia thị trường một cách tích cực. Xét trên bình diện rộng hơn, một thị trường có tính minh bạch cao sẽ cho phép thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn (trong đó bao gồm cả nhà đầu tư nước ngồi), hạ thấp chi phí vốn, ngăn chặn những phản ứng dễ gây bất ổn của nhà đầu tư và làm giảm tính biến động của các luồng vốn quốc tế.
Thực tế cho thấy, sự thiếu thông tin liên quan đến hoạt động của các đối tượng tham gia thị trường có thể đe dọa tính tồn vẹn của thị trường và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nhằm mục tiêu vận hành hiệu quả thị trường. Một minh chứng rõ ràng cho điều này có thể được rút ra khi nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua. Sự thiếu tính
minh bạch trên một số TTCK phái sinh phi tập trung đã gây nhiều khó khăn và bất ổn cho những đối tượng tham gia thị trường này cũng như làm tăng rủi ro đối tác. Vì vậy, khơng có gì đáng ngạc nhiên khi trong số những đề xuất cải cách khuôn khổ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu chính sách đưa ra lại có nội dung tăng cường tính minh bạch thị trường và cơng bố thơng tin, trong đó tập trung vào các cơng cụ tài chính được sáng tạo và sử dụng, các thị trường phi tập trung, các phương pháp định giá và kế toán, và phương pháp luận của các tổ chức định mức tín nhiệm. Tất cả đều nhằm mục tiêu ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới trong tương lai.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và xu hướng luân chuyển luồng vốn linh hoạt giữa các quốc gia, yêu cầu về tính minh bạch trên thị trường không bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn bao trùm cả các hoạt động xuyên biên giới. Liên quan đến vấn đề này có hoạt động của các định chế sử dụng mức độ địn bẩy cao (điển hình là các quỹ đầu tư rủi ro ―hedge fund), các công cụ giao dịch trên thị trường phi tập trung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài và đầu tư của người nước ngoài vào thị trường nội địa. Trong trường hợp này, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý là xây dựng những nguyên tắc, quy định về công bố thông tin và giám sát hoạt động đảm bảo sự tương đồng và nhất quán với các chuẩn mực quốc tế, và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý nước ngoài cũng như những tổ chức quốc tế có liên quan.
*Nhà đầu tư cần phải được bảo vệ đầy đủ:
Nhà đầu tư là một đối tượng tham gia quan trọng và không thể thiếu trên TTCK. Với tư cách là người cung cấp vốn cho các cơng ty (ở vị trí chủ nợ hay cổ đơng), họ có những quyền lợi nhất định và những quyền lợi đó cần phải được bảo vệ. Có như vậy, các nhà đầu tư mới có động lực để sẵn sàng tham gia thị trường, tạo điều kiện cho luồng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Những nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra rằng những quốc gia nào bảo vệ cổ đơng tốt hơn sẽ có thị trường cổ phiếu phát triển mạnh mẽ hơn, số lượng cơng ty niêm yết (tính trên đầu người) cao hơn và tỷ lệ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn hơn.
phổ biến nhất là dựa vào các quy định mang tính pháp lý và cưỡng chế thực thi các quy định đó. Trong số này, chiếm một số lượng lớn là các quy định có liên quan đến cơng bố thơng tin và các ngun tắc kế tốn do thông tin là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện quyền của nhà đầu tư. Trách nhiệm cưỡng chế thực thi các quy định này thuộc về cơ quan quản lý, và trong một số trường hợp là cả bản thân các thành viên thị trường .
Bên cạnh cách làm trực tiếp và truyền thống đề cập ở trên, giáo dục nhà đầu tư là một biện pháp khác hứa hẹn đem lại nhiều tác dụng về lâu dài. Về cơ bản, giáo dục nhà đầu tư sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý đạt được mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư của mình. Lợi ích này có thể được hiện thực hóa thơng qua những tác động tích cực khác nhau. Cụ thể, nhà đầu tư được trang bị những kiến thức để hiểu rõ hơn vai trò của cơ quan quản lý và của mỗi đối tượng tham gia thị trường, hiểu được những quyền và lợi ích của mình khi tham gia thị trường. Họ sẽ được biết cần những thơng tin gì và tìm những thơng tin đó ở đâu để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể phát huy vai trị giám sát đối với thị trường, giúp cơ quan quản lý phát hiện ra những trường hợp sai phạm trước khi những hậu quả xấu thực sự xảy ra.
* Nâng cao chất lượng của các báo cáo kiểm toán:
Hiện tại trên thị trường tồn tại nhiều cơng ty kiểm tốn mới và thiếu chun nghiệp. Bên cạnh đó việc lựa cho cơng ty kiểm toán là do các doanh nghiệp niêm yết tự chọn. Nên nhiều báo cáo tài chính đã được kiểm tốn nhưng chất lượng chưa cao chưa đúng với thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như :trường hợp công ty Bông bạch tuyết (BBT) sau khi đổi cơng ty kiểm tốn theo chỉ định của UBCK thì mới phát hiện sai sót trong báo cáo tài chính của những năm trước .
Trong khi đó hầu hết nhà đầu tư khi phân tích đánh giá doanh nghiệp để mua cổ phiếu thì thường dựa vào các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn để làm cơ sở chính.
Do vậy việc nâng cao chất lượng của các báo cáo kiểm toán là việc làm cấp bách giúp nâng cao tính minh bạch cho thị trường và đồng thời lấy lại được niềm tin cho nhà đầu tư.
3.2.4.2.Đẩy nhanh q trình cổ phần hóa DNNN
Lợi ích của việc CPH DNNN
Những DN mà nhà nước chiếm đến 99% vốn điều lệ đã khơng cịn là DN một chủ sở hữu mà đã trở thành một CTCP có nhiều cổ đơng tham gia. Khi đã trở thành cơng ty đại chúng thì DN phải có nghĩa vụ thường xun cơng bố thơng tin, như vậy tính minh bạch trong quản trị DN đã được cải thiện.
Đã là CTCP thì DN tạo được cơ chế trả lương và thu nhập theo cơ chế thị trường, mà không hề bị ràng buộc theo cơ chế bảng lương được ấn định từ cơ chế nhà nước đây là một động lực để phát triển DN.
Ban lãnh đạo DN phải chịu một sức ép lớn hơn trước rất nhiều là phải tạo lợi nhuận cho DN nhằm đủ nguồn để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo mặt bằng chung của thị trường.
Hiện nay có một tình trạng phổ biến trong các Tổng công ty nhà nước là không chú trọng đến việc đạt được một tỷ suất lợi nhuận bình quân như các DNNN đã CPH. Việc chuyển các Tổng công ty nhà nước thành CTCP sẽ làm bộc lộ nhân sự yếu kém để cơ quan chủ quản có điều kiện thay thế nhân sự, đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế nhà nuớc.
Khi đã trở thành CTCP sẽ mở ra nhiều hình thức huy động vốn mới như: phát hành cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu…Đây là những tiền đề quan trọng để tăng cường khả năng tài chính của cơng ty mẹ.
Thực tiễn về cổ phần hoá DNNN trong 15 năm qua đã chỉ ra rằng :
- Có mộ t số DNNN kinh doanh liên tục thua lỗ, nên khi cổ phần hố thì gặp khó khăn trong việc bán bớt phần vốn nhà nước. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đa phần đối tượng này kinh doanh hiệu quả và từ đó làm nền tảng cho việc bán bớt hoặc bán hết cổ phần còn lại của nhà nước.
- Có những DNNN kinh doanh hiệu quả, khi CPH huy động vốn lớn trong bối cảnh chưa có TTCK hoặc TTCK bị khủng hoảng (giai đoạn 2001– 2003), khi chuyển thành CTCP thì nhà nước nắm cp đa số tuyệt đối, nhưng cũng chỉ 1 thời gian ngắn sau CPH, những DN đó đã tái cơ cấu được cổ phần nhà nước.
Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN mà khơng làm ảnh hưởng đến sự ổn định của TTCK thì :
- Tạm thời chấp nhận cổ phần đa số của nhà nước, có thể lên tới 95% vốn điều lệ.
- IPO một lượng nhỏ cổ phiếu, số lượng phát hành không quá 100 tỷ đồng theo mệnh giá.
Giải quyết vấn đề bán cổ phần cho đối tác chiến lược :
- Đàm phán, lựa chọn đối tác chiến lược mất rất nhiều thời gian (từ 6 tháng đến 1năm, thậm chí 2 năm, 3 năm). Vì vậy khơng nên đặt vấn đề là đàm phán lựa chọn xong đối tác chiến lược thì mới thực hiện IPO.
- Các cơ quan chỉ đạo CPH nêu ưu tiên tốc độ hoàn thành thủ tục chuyển thành CTCP, cịn đối tác chiến lược có thể thực hiện sau CPH là tốt nhất.
Những giải pháp này hoàn toàn phù hợp với qui định hiện hành, với phương pháp này chúng ta hồn tồn có thể đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN mà vẫn đảm bảo kiểm soát nguồn cung, đồng thời sẽ tạo được một lượng hàng hố có giá trị gia tăng lớn cho nhà nước trong việc bán bớt cổ phần nhà nước khi điều kiện cho phép.
3.2.4.3.Thành lập quỹ bình ổn TTCK
Khi TTCK Việt Nam đi xuống trong giai đoạn vừa qua, ý tưởng hình thành quỹ bình ổn thị trường được nhìn nhận là một hướng đi tích cực.
Quỹ bình ổn TTCK là một mơ hình góp vốn bằng tiền mặt từ các công ty thành viên và các Quỹ đầu tư CK trên thị trường. Số tiền sẽ được quản lý và sử dụng bởi một công ty được lập ra chuyên để bảo đảm lợi ích cho các NĐT trong những trường hợp xấu. Như vậy khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị trường trong những lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà đầu tư khỏi bị sốc.
Cần nhìn nhận rằng mục tiêu của Quỹ là bình ổn thị trường. Vì vậy, quỹ có tác động ổn định thị trường trong ngắn hạn và phát triển thị trường trong dài hạn. Trong ngắn hạn, các thành viên tham gia quỹ có thể gặp một số khó khăn khi phải hy sinh lợi ích ngắn hạn để phục vụ mục tiêu dài hạn.
Tuy nhiên, cơ chế điều hành và quản trị nguồn vốn như thế nào để đảm bảo lợi ích cơng bằng của các chủ thể thị trường là một điều đáng được quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Mua bán như thế nào, lỗ lãi được tính tốn ra sao đều là những vấn đề khó khăn cần xem xét kỹ lưỡng và cần có sự đồng thuận giữa các thành viên. Thêm vào đó, ở Việt Nam tồn tại nhiều tình trạng đầu cơ và thao túng nên việc vận hành quỹ là một vấn đề rất phức tạp.
Do đó Việc hình thành quỹ dù sao vẫn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Theo đó, Nhà nước có thể trích một phần thặng dư trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn để đóng góp vào quỹ.
Về vấn đề điều hành, chính phủ phải có đóng góp vào quỹ nhưng khơng nên tham gia điều hành. Việc điều hành nên để các thành viên thị trường bầu chọn, khơng chỉ dựa trên tiêu chí về số vốn mà quan trọng hơn là tiêu chí về đạo đức. Đồng thời, Chính phủ nên đối thoại với quỹ về hoạt động của quỹ. Ngược lại, quỹ cũng có thể thỏa thuận với Chính phủ về những điều kiện để tuân thủ các mệnh lệnh của Chính phủ, đồng thời, yêu cầu chính phủ minh bạch công khai thông tin để phục vụ các hoạt động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này, người viết đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển TTCK Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra dựa trên chủ trương chính sách của chính phủ trong định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Người viết đã đưa ra 4 nhóm giải pháp. Nhóm thứ nhất là nhóm giải pháp dành cho Cơng ty Chứng khốn, nhóm giải pháp thứ hai dành cho nhà đầu tư, nhóm giải pháp thứ ba dành cho UBCKNN và nhóm giải pháp thứ tư dành cho Chính phủ. Do giới hạn của luận văn, người viết chỉ tập trung vào giải pháp cơ bản là đẩy nhanh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động TTCK. Ngồi ra cịn có các giải pháp kỹ thuật cho sự phát triển của TTCK như: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường, xây dựng lại cách tính chỉ số Vn-index và bổ sung một số chỉ số index phụ, tạo sự liên thông giữa TTCK Việt Nam và Thế Giới, phát triển hệ thống điều hành giám sát của UBCK, nâng cao năng lực của các cơng ty chứng khốn. Nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất khi tham gia vào thị trường. Nên cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
KẾT LUẬN
Sau 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. TTCK Việt Nam đã thực sự bùng nổ kể từ khi có thơng tin Việt Nam sẽ là thành viên thứ 150 của WTO.
TTCK trở thành kênh huy động vốn tương đối hiệu quả của doanh nghiệp và của nền kinh tế thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Thông qua TTCK, các doanh nghiệp có những giai đoạn đã huy động được nguồn vốn khổng lồ trong dân chúng và cả các nguồn vốn ngoại. Chuyễn những nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vịng quay vốn của tồn nền kinh tế