Tình hình kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

2.2. Thực trang thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường

2.2.2. Tình hình kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt

Nam trong thời gian qua.

Sự phát triển của TTCK đã khơi thơng cho dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc kiểm sốt nguồn vốn này luôn là vấn đề trăn trở của Chính phủ và các cơ quan quản lý trực tiếp.

Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn trực tiếp. Hiện nay, NĐTNN đầu tư vào TTCK được điều chỉnh trực tiếp bởi Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ngày 15//04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam (thay thế Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg).

Thông qua các văn bản pháp luật chứng khoán cho thấy, tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của NĐTNN liên tục được nới lỏng theo hướng ngày càng nới lỏng hơn. Trước năm 2003, Quyết định 139/1999/QĐ-Ttg ngày 10/06/1999 quy định các NĐTNN chỉ được phép nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ Quỹ đầu tư của một Quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó một tổ chức nước ngồi được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%, và được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%. Đến năm 2003, theo Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/07/2003, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN tăng lên mức 30%, ngang bằng với mức cổ phần mà NĐTNN có thể nắm giữ theo quy định về cổ phần hóa DNNN. Từ sau ngày 29/09/2005, với sự ra đời của Quyết định 238/2005/QĐ-TTg thì tổ chức, cá nhân nước ngồi mua, bán chứng khốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết và chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khốn, và khơng giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Tổ chức

kinh doanh chứng khốn nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Cơng ty chứng khốn hoặc Cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn tối đa là 49% vốn điều lệ. Sau những biến động của TTCK năm 2008, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 1/6/2009 quy định NĐTNN mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng, tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng, tối đa 49% vốn điều lệ của một cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng và đối với trái phiếu thì tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Bên cạnh việc kiểm soát vốn ĐTGTNN thông qua việc quy định tỷ lệ nắm

giữ chứng khốn thì ngày 24/12/2008, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 121/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo quy chế này, mỗi nhà đầu tư nước ngoài được mở 1 tài khoản Vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại một (1) ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện các hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chuyển nhượng vốn góp trong các hoạt động đầu tư gián tiếp, các khoản thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của NĐTNN, nhận và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, mua ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam để chuyển ra nước ngoài và các dịch vụ khác có liên quan đều thực hiện thơng qua tài khoản này.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp mã số giao dịch chứng khoán cho NĐTNN. Sau khi đăng ký mã số giao dịch, NĐTNN được phép mở duy nhất một (1) tài khoản lưu ký chứng khoán và mọi bút toán thanh toán đều phải được thực hiện qua tài khoản này.

Thành viên lưu ký phải lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ về các hoạt động lưu ký tài sản trên tài khoản lưu ký của NĐTNN. Các tài liệu phải được cung cấp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu

của UBCKNN. Thành viên lưu ký phải báo cáo với UBCKNN định kỳ hàng tháng về tài khoản lưu ký, và định kỳ 2 tuần một lần về hoạt động chu chuyển vốn của NĐTNN trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, tài khoản “góp vốn mua cổ phần bằng đơgng Việt Nam”, tài khoản chuyên dùng không kỳ hạn bằng ngoại tệ của cơng ty chứng khốn. Thành viên lưu ký là chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngồi, hoặc tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngồi thành lập tại Việt Nam báo cáo về hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của mình.

Như vậy, Nhà nước ln quan tâm, lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu thị trường và có những bước điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Điều này thể hiện ở sự tiến bộ của những văn bản sửa đổi, bổ sung sau đều phù hợp hơn so với các văn bản trước đó. Quyết định 238/2005/QĐ-TTg vừa được ban hành vào cuối năm 2005 thì đầu năm 2006 thị trường đã có những biến đổi rõ rệt. Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn liên tục tăng về mặt giá trị và khối lượng mua vào, ngày càng có nhiều NĐT trong nước và nước ngồi tham gia giao dịch trên TTCK. Quyết định trên đã làm thay đổi cơ bản quy mô TTCK và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN. Việc ra đời Quyết định 121/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam giúp các công ty và quỹ đầu tư nước ngồi có cơ hội để mở rộng hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về quản lý nguồn vốn FPI, các DN và quỹ đầu tư sẽ rõ ràng minh bạch hơn việc thực hiện các báo cáo tài chính cũng như các hoạt động đầu tư; qua đó giúp Chính phủ và cơ quan quản lý quản lý tốt và hiệu quả hơn nguồn vốn chủ yếu từ các DN và quỹ đầu tư nước ngoài. Khi quy định này được thực hiện thì tình hình giám sát theo dõi các luồng vốn sẽ được bảo đảm; trên cơ sở đó sẽ thực hiện tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu về dự báo đầu tư, luồng tiền ra vào, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp.

2.2.3. Những hạn chế trong việc thu hút và kiểm sốt dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam thời gian qua.

2.2.3.1. Những yếu tố cản trở trong việc thu hút nguồn vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

FPI đối với việc phát triển kinh tế mang một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Tình hình kinh tế, chính trị tương đối ổn định so với các nước trong khu vực và thế giới, môi trường đầu tư ngày càng thơng thống, cởi mở, đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà ĐTNN. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục từng bước trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: - Thứ nhất, khung pháp lý chưa đồng bộ, việc ban hành các văn bản pháp lý còn nhiều điểm chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản. Mặc dù, Nhà nước đã cố gắng ban hành Luật chứng khoán và Pháp lệnh ngoại hối nhưng hai văn bản trên dường như khơng cản thiện được tính hình vì thực chất Luật chứng khốn khơng đề cập nhiều về đối tượng là NĐTNN, còn Pháp lệnh ngoại hối chủ yếu chỉ quy định các giao dịch ngoại hối liên quan đến tài khoản vãng lai. Do đó, khi giao dịch trên thị trường, NĐTNN và các cơ quan chức năng luôn tỏ ra lúng túng khi đụng vào những quy định trong luật Việt Nam. Quy định mới nhất của Bộ Tài chính đã phần nào khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên, quy định này cũng mới bước đầu đi vào thực hiện, vẫn chưa đánh giá được hiệu quả của nó.

- Thứ hai, chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi hiệu quả. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là Chính phủ đã quá thiên vị cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tỷ lệ vốn FPI so với chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với FDI. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các tác động tiêu cực của dòng vốn FPI chưa được phân tích, đánh giá đúng vai trị, tiềm năng của nó. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cịn khá e ngại trước dịng vốn FPI biểu hiện thơng qua sự phân biệt đối xử, và các quy định nhằm hạn chế ngành nghề, và tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam. - Thứ ba, hàng hố trên TTCK cịn khiêm tốn và kém hấp dẫn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của NĐTNN. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp cịn chậm, quy mơ của các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, Nhà nước chỉ mới cổ phần hóa được khoảng 70% doanh nghiệp, trong đó phần nhiều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ một số ít là doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp cổ phần hóa phần lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu ngành nghề quan trọng vẫn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Thứ tư, hệ thống thông tin và chuẩn mực báo cáo tài chính thiếu minh bạch. Để quyết định đầu tư, điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư là hiểu được hoạt động của doanh nghiệp một cách chân thực và chính xác qua bản báo cáo tài chính. Trong khi đó, các báo cáo tài chính doanh nghiệp vẫn chưa trung thực, hệ thống kế tốn cịn nhiều điểm khác với chuẩn mực kế toán quốc tế. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá chủ yếu là tính theo giá trị sổ sách chứ khơng sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, nên để đánh giá giá trị thực của một doanh nghiệp là rất khó. Hệ thống thơng tin của doanh nghiệp cịn yếu, không cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư về tình hình hoạt động cũng như những dự báo trong tương lai. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều ngại cơng khai tình hình hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm, công tác tiếp thị và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thị trường bên ngồi chưa được đầu tư đúng mức. Các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thơng tin và hiểu biết về Việt Nam. Mặc dù mối quan tâm của các NĐTNN ngày càng tăng nhưng việc tìm kiếm thơng tin về TTCK Việt Nam của người nước ngồi cịn gặp rất nhiều khó khăn do trở ngại về ngơn ngữ. Hiện nay, số lượng cơng ty chứng khốn có khả năng cung cấp thơng tin tài chính Việt Nam bằng các ngơn ngữ chính như Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn... chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các cơng ty niêm yết và chưa niêm yết thông thường chỉ chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho việc giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, chưa nhằm mục đích thu hút cổ đơng nước ngồi. Các bản cáo bạch, báo cáo định kỳ và đột xuất gửi SGDCK Tp. HCM và UBCKNN chưa được dịch sang tiếng Anh để phục vụ công chúng đầu tư nước ngồi. Các rào cản về ngơn ngữ và thơng tin đã hạn chế các dịng vốn nước ngồi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2.3.2. Những hạn chế trong việc kiểm sốt dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam thời gian qua

FPI được xem là nguồn vốn quan trọng, trực tiếp thúc đẩy TTCK và tạo ra sự hấp dẫn của cổ phiếu DN. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế lại rất lớn, không chỉ dừng ở khả năng mua bán, sáp nhập, thơn tính DN, tăng hoạt động

đầu cơ mà có thể gây đổ vỡ thị trường tài chính nếu nhà đầu tư đồng loạt rút vốn. Đây là dòng vốn năng động nhất, linh hoạt nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất vì dễ đảo chiều. Hiện tại, cả hai cơ quan được xem là có chức năng quản lý nguồn vốn FPI là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều khẳng định chưa có dấu hiệu xấu, song nhiều chuyên gia kinh tế đã lấy dẫn chứng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu để cảnh báo về khả năng mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và vấn đề thiếu chặt chẽ trong việc quản lý luồng vốn gián tiếp là một trong những nguyên nhân có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc kiểm sốt dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của cơng tác quản lý, vẫn còn nhiều khe hở khiến những kẻ đầu cơ, những giao dịch nội gián liên tục xuất hiện, trục lợi và làm lũng đoạn thị trường. Một trong những kẻ hở đó là Nhà nước khống chế tỷ lệ vốn đầu tư của NĐTNN vào các công ty cổ phần đại chúng là 49% nhưng lại không quy định mức giá trần trong giao dịch mua bán OTC. Điều này có tác động hạn chế việc thu hút vốn FPI nhưng lại tạo ra cơ hội “ rửa tiền” cho những kẻ kinh doanh phi pháp. Chính vì Nhà nước không đưa ra quy định mức giá trần nên các tổ chức, cá nhân nước ngồi có thể đưa ra mức giá khống gấp hàng chục lần mệnh giá cổ phiếu mà khơng kiểm sốt được. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định, NĐTNN được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài. Các ngân hàng thương mại khi bán ngoại tệ cho các đối tượng này đều liệt kê những giao dịch này vào những giao dịch “đáng ngờ” và lập báo cáo chống rửa tiền hằng ngày gửi cho Ngân hàng Nhà nước, nhưng vẫn không thể từ chối việc bán ngoại tệ do trên thực tế những giao dịch trên vẫn được xem là hợp lệ theo các văn bản pháp luật hiện hành và theo đó một lượng ngoại tệ lớn được chuyển ra khỏi Việt Nam gây thất thốt nhiều trong cơng tác quản lý ngoại hối.

Hạn chế thứ hai trong công tác quản lý nguồn vốn FPI là việc đầu tư gián tiếp trên TTCK Việt Nam hiện được cho là khá thoáng so với nhiều nước, bởi các hạn chế về chuyển vốn chưa được áp dụng. Thực tế cho thấy, dòng vốn gián tiếp

ln là bài tốn khó với biến số thay đổi liên tục khơng dễ giải. Các nước trong khu vực Việt Nam phải đã áp dụng nhiều cách quản lý khác nhau nhưng các biện pháp tỏ ra hiệu quả là các biện pháp kiểm soát “mềm” chẳng hạn đánh thuế cao đối với đầu tư ngắn hạn, được thực hiện một các linh hoạt và phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước. Thực tế cho thấy các nước không áp dụng biện pháp kiểm soát luồng vốn như Thái Lan phải chịu suy thoái lâu hơn và nặng hơn so với các nước có thực hiện điều này, như Malaysia.

Hạn chế thứ ba trong việc kiểm sốt dịng vốn ĐTGTNN là FPI đang ở trạng thái “chân khơng”, có nhiều luật cùng tham gia điều chỉnh, gồm Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, các quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật Tổ chức tín dụng nhưng ở những góc độ khác nhau chứ khơng có luật điều chỉnh một cách chính thức. Do đó, khơng thể có số liệu thống kê cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)