Giải pháp kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74)

VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM.

Dịng vốn nước ngoài như con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế, nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi cơ chế quản lí các dịng vốn còn hạn chế. Khi chúng đổ vào nhiều, nền kinh tế “bội thực”; khi chúng tháo chạy mở đầu cho cuộc khủng hoảng như ở Đông Á năm 1997-1998, nền kinh tế kiệt quệ. Làm thế nào để tối đa hiệu quả của việc sử dụng dòng vốn vào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời vẫn giảm thiểu được rủi ro- đây là một thách thức lớn mà các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam phải đương đầu.

Từ nay đến năm 2010, để tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5 – 8%, nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế lên tới 90 -100 tỉ USD; trong đó 35% là vốn nước ngoài, bao gồm vốn FDI, ODA và FPI...Do đó, để giải quyết hài hồ mâu thuẩn giữa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn nước ngồi nói chung, FPI nói riêng và đảm bảo an ninh tài chính, vấn đề kiểm sốt vốn cần có sự cân nhắc thận trọng. Trước mắt, chưa đến lúc đặt ra những hạn chế đối với dòng vốn vào, mà chỉ quản lý theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho nguồn vốn này chảy vào đúng mạch, đúng chỗ, đúng nơi thích hợp.

3.3.1. Mở tài khoản giao dịch tại tổ chức tín dụng.

Mặc dù chưa đặt vấn đề hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp tại thời điểm hiện nay, nhưng cần có biện pháp kiểm sốt dịng vốn gián tiếp. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 121/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế hoạt động của

nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đó, mỗi nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở một tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện việc góp vốn, mua bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chuyển nhượng vốn góp trong các hoạt động đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khốn của nhà đầu tư nước ngồi; nhận và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, mua ngoại tệ tại các TCTD được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam để chuyển ra nước ngồi và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản này. Mỗi nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép mở một tài khoản lưu kí chứng khốn và mọi bút toán thanh toán đều phải thực hiện qua tài khoản này. Với các quy định trên, có thể kì vọng vốn gián tiếp vào ra Việt Nam sẽ được giám sát một cách chặt chẽ và kịp thời.

3.3.2. Đánh thuế đối với những khoản đầu tư ngắn hạn.

Học hỏi kinh nghiệm kiểm soát vốn của các nước trong khu vực, cụ thể là chính sách kiểm sốt vốn của Malaixia, Việt Nam cần có một chính sách thuế đánh trên dòng vốn ra ngắn hạn, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện chính sách đãi ngộ cho dịng vốn đầu tư dài hạn vào đất nước đúng với xu thế hội nhập. Biện pháp này ngăn cản được dòng chảy vốn xuyên biên giới: bao gồm các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính đánh lên các giao dịch tài chính xuyên quốc gia, các khoản thu nhập chuyển ra nước ngồi của những cơng dân nước ngồi sở hữu tài sản tài chính trong nước. Các khoản thuế này làm cho chi phí của việc vốn hóa tài sản quốc tế trở nên cao hơn, vì thế tỷ suất sinh lợi từ hoạt động này trở nên thấp hơn, từ đó, làm giảm tính đầu cơ. Có thể là đánh thuế cao đối với các khoản đầu tư ngắn hạn, đi liền với việc miễn thuế đối với khoản đầu tư dài hạn. Hạn chế luồng vốn ra thông qua biện pháp thuế là giải pháp đơn giản và linh hoạt nhất bởi thuế có thể thay đổi theo thời gian đầu tư, có thể áp dụng tùy tính chất của nhà đầu tư, có thể cắt giảm điều chỉnh tuỳ tình huống và mục đính kiểm sốt của Chính phủ. Bên cạnh đó cũng cần thúc đẩy để đồng tiền VN được tự do chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà ĐTNN rút

vốn. Tuy nhiên, cần phải nói rằng khi tiến hành kiểm sốt vốn thì chắc chắn sẽ có mặt được và cái giá phải trả cho việc kiểm soát vốn. Vấn đề là làm sao đề hạn chế tối đa tác động xấu của chính sách kiểm sốt vốn, tăng tác động tích cực đối với thị trường tài chính. TTCK là một thị trường rất nhạy cảm với thơng tin vì thế Chính phủ nên có sự trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường.

3.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin, chế độ báo cáo về vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài.

Để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách bền vững thì cần phải có biện pháp quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư này. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế thu thập thông tin, chế độ báo cáo, cung cấp, công bố thông tin về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và nguồn vốn vay nợ ngắn hạn, trung hạn bằng ngoại tệ, để có thể nắm chắc quy mơ các nguồn vốn vào ra, thông tin về đối tượng đầu tư, phương thức loại hình đầu tư, danh mục đầu tư. Trên cơ sở đó, tăng cường cơng tác phân tích, đánh giá và dự báo chính xác được sự luân chuyển của luồng vốn này, bảo đảm đáp ứng thông tin phục vụ điều hành đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài,

Bên cạnh đó, phải nhận biết, đo lường được quy mơ rủi ro của thị trường để phối hợp với Bộ tài chính và UBCKNN áp dụng các biện pháp giám sát, xử lý kịp thời.

Đồng thời phải duy trì tốt quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để kịp thời can thiệp khi thị trường có biến động. Dự trữ ngoại hối có tác dụng chống đỡ những cú sốc cho nền kinh tế trong thương mại quốc tế và điều hòa những biến động của các dòng lưu chuyển vốn.

3.3.4. Tăng cường quản lí và giám sát thị trường tài chính.

Tăng cường quản lí và giám sát thị trường tài chính nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường tính ổn định của khu vực tài chính – ngân hàng, nhờ vậy, có thể giảm hiện tượng bong bóng đầu cơ. Hiện Việt Nam đang ưu tiên chính sách kiềm chế lạm

phát nên cần tăng cường giám sát chặt chẽ thị trường tài chính để phát hiện những dấu hiệu mất ổn định, mất cân đối, khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Cần tiếp tục giám sát chặt chẽ nghiệp vụ cho vay, cầm cố chứng khoán, tăng cường quản lí rủi ro trong cho vay , cầm cố chứng khoán.

Riêng với các khoản vay nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là các công cụ huy động vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn khơng có bảo đảm, các giao dịch hoán đổi và kỳ hạn bằng ngoại tệ cần có biện pháp quản lý ngay trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc quản lý luồng vốn đầu tư gián tiếp cũng như các giải pháp ứng xử khi luồng vốn đầu tư gián tiếp, luồng vốn vay nợ ngoại tệ ngắn hạn đảo chiều đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính ngân hàng.

Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khố và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khốn trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Vì dịng vốn đầu tư gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính tồn cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả.

Phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát và phịng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động TTTC tiêu cực do đầu cơ, tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự mù quáng thị trường. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm quy định về an tồn thơng tin và kinh doanh lành mạnh chứng khoán trên TTCK của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào.

3.3.5. Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hơn.

Linh hoạt tỉ giá cho phép NHNN tự chủ hơn trong việc quản lí những biến động của các đại lượng tiền tệ do ảnh hưởng của luân chuyển vốn. Tác động của dòng vốn vào phụ thuộc vào cơ chế tỉ giá linh hoạt hay cố định. Do dịng vốn ĐTGTNN có tính linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu là có tính ngắn hạn nên sự

chuyển hố sở hữu dịng vốn này giữa các nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi nột tệ - ngoại tệ diễn ra với cường độ và quy mô tương tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ cũng như nguồn cung ngoại tệ. Vì vậy, nếu thiếu tính linh hoạt thị trường trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ, và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép cầu ngoại tệ được cộng hưởng với các thủ đoạn và năng lực khó lường của giới đầu cơ quốc tế, sẽ dễ gây nên trận “sóng thần” bất ngờ làm đổ vỡ hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, điều từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

Để tăng tính linh hoạt của tỉ giá, NHNN điều hành tỷ giá theo xu hướng gần sát với tỷ giá thực tế và cơ bản phải phản ánh được quan hệ của cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Kết luận chương 3

Để đại tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5 – 8% đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế lên tới 90 -100 tỉ USD; trong đó 35% là vốn nước ngoài, bao gồm vốn FDI, ODA và FPI... Do đó, thúc đẩy thu hút FPI ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là vấn đề được quan tâm. Chính vì vậy, Chính phủ cần tạo mọi điều kiên để thu hút nguồn vốn FPI thơng qua việc hồn thiện hệ thống pháp luật, phát triển quy mô và chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán, đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN và phát triển đa dạng hàng hóa trên thị trường, chuẩn mực hóa hệ thống kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá Việt Nam và TTCK Việt Nam với NĐTNN,... Bên cạnh đó, để kiểm sốt nguồn vốn này một cách tích cực phục vụ cho phát triển kinh tế một cách an toàn và hiệu quả, Việt Nam cần tăng cường quản lí và giám sát thị trường tài chính, xây dựng hệ thống thông tin, chế độ báo cáo về vốn ĐTGTNN, và phối hợp một các chặt chẽ các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, và quản lý ngoại hối,... qua đó làm giảm thiểu rủi ro của nguồn vốn này.

KẾT LUẬN

Khi Việt Nam gia nhập vào WTO, TTCK đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của nền kinh tế. Việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán đã thu hút NĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam. Mặc dù nguồn vốn FPI tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể đốn biết trước, nhưng nó cũng mang lại những lợi ích to lớn trong việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, trực tiếp thúc đẩy TTCK và tạo ra sự hấp dẫn của cổ phiếu DN. Vì vậy, với xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với nhu cầu vốn khá lớn để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FPI ổn định và , đồng thời quản lý nguồn vốn này một cách hiệu quả, để đảm bảo an ninh tài chính.

Trong chương 1, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về ĐTGTNN và kiểm sốt vốn ĐTGTNN. Thơng qua việc tìm hiểu các đặc trưng, các nhân tố ảnh hưởng, cũng như các tác động hai mặt của nguồn vốn này, cùng với các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã thành cơng trong việc kiểm sốt vốn ĐTGTNN hiệu quả được nêu ra cho chúng ta những suy nghĩ về chính sách của Việt Nam. Đây là phần nền tảng để cho việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp thu hút và kiểm soát vốn FPI trong các chương sau này.

Ở chương 2, tác giả trình bày khái khác về TTCK Việt Nam sau 8 năm hoạt động. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích thực trạng thu hút và kiểm sốt vốn FPI trên TTCK Việt Nam, đồng thời đưa ra những hạn chế làm rào cản thu hút và quản lý nguồn vốn này trong thời gian qua, để làm nền tảng cho việc xây dựng các giải pháp thu hút và quản lý nguồn vốn FPI trong thời gian tới.

Trong chương 3, tác giả trình bày Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quán triệt tư tuởng và quan điểm chỉ đạo phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính, các giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn FPI và quản lý vốn để giảm những rủi ro cho thị trường, giúp thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng phát triển một cách ổn định và bền vững.

Dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như người viết cịn hạn chế kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức bao quát về thị trường chứng khốn chưa cao. Vì vậy, luận văn khơng trách khỏi đơi chổ khiếm khuyết và sai sót, tác giả mong nhận được sự cảm thông và chỉ dẫn góp ý. Song, tác giả hy vọng rằng tất cả các nội dung và vấn đề được trình bày trong luận văn sẽ là một đóng góp nhỏ, hữu ích trong việc đẩy mạnh thu hút và quản lý hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khốn trong thời gian tới, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2007), 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà

Nội.

2. Minh Đức (2009), “Năm 2008, vốn hóa thị trường bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng”, VnEconomy.

3. Nguyễn Thường Lạng (2008), “An ninh trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí ngân hàng,

2008(14), tr 1-8.

4. Nguyễn Minh Phong (2008), “Tác động hai mặt của vốn nước ngoài đến sự phát triển của Việt Nam”. Kinh tế và dự báo, 2009(16), tr 9-12.

5. Hồng Phúc (2008), “Bài toán vốn gián tiếp”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn,

2008(04).

6. Nguyễn Hồng Sơn (2004), Điều tiết các dòng vốn gián tiếp vào các nước

đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia.

7. TS. Nhật Trung (2008), “Quản lý dịng vốn nước ngồi, kinh nghiệm của các nước mới nổi và một số gợi ý đối với Việt Nam”, VnEconomy.

8. PGS. TS Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê TP. HCM.

9. GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền (chủ biên), PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS.Nguyễn

Đăng Dờn, TS. Thân Thị Thu Thủy, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2005), Thị

trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê TP. HCM.

10. Lê Văn Ý (2007), “Về đầu tư nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngồi ở Việt Nam”. Thơng tin khoa học xã hội, 2007(07), tr 17-22.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)