Khung pháp lý về hoạt động M&A cũng như về tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại việt nam (Trang 58 - 60)

2.5.2 Những tồn tại

2.5.2.1 Khung pháp lý về hoạt động M&A cũng như về tập đoàn

chưa đầy đủ

- Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, nó sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, nó địi hỏi phải có quy đinh cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả,

cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta cịn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp...

- Ngoài ra, luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật khơng có quy định rõ ràng về khái niệm "thị trường liên quan". Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tuỳ theo các cách tính khác nhau có thể dẫn tới kết quả là doanh nghiệp đó có thể bị coi là có "tập trung kinh tế" trên 50% hoặc có thể dưới.

Ví dụ dưới đây là trong lĩnh vực ngân hàng có thể minh họa:

Bảng 2.2: Ví dụ cách tính thị phần của ngân hàng

Chỉ tiêu Cho vay (tỷ đồng) LC và thư bảo lãnh (tỷ đồng) Kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng) Thị phần tính gộp các dịch vụ (tỷ đồng) Ngân hàng A 20 1 2 23 Ngân hàng B 5 5 3 13 Ngân hàng khác 20 10 15 45 Thị phần tính theo từng loại dịch vụ của ngân hàng A+B 56% 38% 25% 44%

Ngun: Tham lun v khung pháp lý liên quan đến vn đề M&A ca lut sư

Ngân hàng A sáp nhập với Ngân hàng B. Các ngân hàng đều có 3 loại dịch vụ chính: cho vay, mở thư tín dụng và bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng A có thế mạnh về việc cho vay, trong khi đó ngân hàng B là ngân hàng yếu về mọi dịch vụ. Để xác định xem việc sáp nhập ngân hàng A với B có vi phạm quy định về cạnh tranh hay khơng thì có thể có hai cách tính. Cách tính 1:

Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính gộp tất cả các dịch vụ của 2 ngân hàng này lại và so sánh với tổng thị phần của các dịch vụ đó. Trong trường hợp như trên, mức tập trung kinh tế là 44% không vi phạm quy định về cạnh tranh.

Cách tính 2:

Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính riêng rẽ từng dịch vụ một thì ta sẽ thấy là đối với dịch vụ cho vay ngân hàng A+B sẽ có mức tập trung kinh tế là 56% thị phần của dịch vụ này, vi phạm quy định về cạnh tranh.

Như vậy, nếu như chúng ta khơng quy định rõ cách tính thị thị trường liên quan thì trong tương lai sẽ có những trường hợp áp dụng luật pháp không thống nhất xảy ra như trường hợp hai cách tính như trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)