1.3 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNNVV
1.3.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đối với các DNNVV, ngồi nguồn vốn tự có, vốn huy động từ bạn bè người thân hay chiếm dụng thì có hai kênh huy động vốn chính là vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng (ngoại trừ trường hợp đặc biệt vốn do Ngân sách Nhà nước cấp). Tuy nhiên, hình thức huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ra cơng chúng địi hỏi doanh nghiệp phải có quy mơ hoạt động lớn, kinh doanh hiệu quả, có uy tín trên thị trường, hơn nữa hoạt động của thị trường vốn ở Việt Nam dù ra đời đã lâu, phát triển nhanh nhưng thiếu tính ổn định nên đối với DNNVV rất khó khăn khi tiếp cận kênh huy động vốn này. Do vậy, tín dụng ngân hàng được xem là kênh huy động vốn chủ yếu và hiệu quả của hầu hết các DNNVV vì có những ưu điểm sau:
Đáp ứng nhu cầu vốn một cách linh hoạt về quy mô, thời hạn, phương thức tiếp cận, loại hình vay phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư ban đầu, mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới công nghệ hoặc bổ sung thiếu hụt vốn lưu động,…
Chi phí sử dụng vốn thường thấp, ít biến động.
Ngồi ra, khi quan hệ với ngân hàng, doanh nghiệp còn được ngân hàng tư vấn các vấn đề về tài chính, các thơng tin liên quan đến chế độ chính sách ưu đãi của Nhà
25
nước, về thị trường, về phương án, dự án kinh doanh giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh,….
Bên cạnh việc tiếp cận nguồn vốn vay, các doanh nghiệp còn tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các kênh đầu tư hấp dẫn khác mà các ngân hàng hiện đại cung cấp,… từ đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch kinh doanh.