đối với DNNVV
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với DNNVV
Để đánh giá sự phát triển tín dụng có rất nhiều chỉ tiêu với nhiều hình thức cấp tín dụng như: cho vay, bảo lãnh, bao thanh tốn,… tuy nhiên do các hình thức cấp tín dụng khác cho DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn khơng phát sinh, hình thức bảo lãnh phát sinh không đáng kể nên đề tài giới hạn việc đánh giá sự phát triển tín dụng chủ yếu là hoạt động cho vay dựa trên các tiêu chí sau:
♦ Quy mơ tín dụng
Dư nợ năm t’ – Dư nợ năm t
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%): ____________________________ x 100% Dư nợ năm t
27 ♦ Cơ cấu dư nợ:
Dư nợ vay ngắn hạn/trung dài hạn - Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/ trung dài hạn (%): _______________________x 100% Tổng dư nợ
Dư nợ cho vay ngành n
- Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành (%): _______________________ x 100% Tổng dư nợ
Với n là ngành nghề kinh doanh như: công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ,... ♦ Chất lượng tín dụng:
- Cơ cấu nhóm nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (%) Dư nợ nhóm I/II/III-IV ___________________ x 100% Tổng dư nợ Nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn (%): ___________ x 100% Tổng dư nợ Dư nợ có TSĐB - Tỷ lệ dư nợ có TSĐB (%): ______________ x 100% Tổng dư nợ
1.4.2 Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV
Sự phát triển tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nhìn chung có thể chia thành các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố từ các TCTD: Sự phát triển tín dụng đối với DNNVV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách phát triển tín dụng của các TCTD, đặc biệt là chính sách đối với DNNVV, chính sách này bao gồm chính sách lãi suất cho vay, phí dịch vụ, chính sách về TSĐB, nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ,…
28
Nhóm nhân tố từ phía các DNNVV: Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV cịn hạn chế chủ yếu là do bản thân doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vốn thấp, chưa chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề của người lao động và trình độ quản lý, cịn khó khăn trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh khả thi, thiếu minh bạch trong thực hiện báo cáo tài chính,…vì vậy đã làm giảm lịng tin của các TCTD, việc doanh nghiệp nổ lực cải thiện được các vấn đề trên sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Nhóm nhân tố từ môi trường kinh tế, pháp lý: Đặc điểm của DNNVV là rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế nên sự thay đổi của nền kinh tế sẽ tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi về pháp lý hay bất kỳ sự điều chỉnh nào trong chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động làm thay đổi nhu cầu vốn của doanh nghiệp hoặc gián tiếp qua sự điều chỉnh của các TCTD theo chính sách kinh tế vĩ mô nên sẽ ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với DNNVV.