Quy trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 73 - 77)

Phòng ngừa rủi ro: bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro ở khâu thẩm định hồ sơ của khác hàng thì NHPT có thể thực hiện chia sẻ rủi ro bằng hình thức tái bảo hiểm. Ví dụ NHPT có thể mua tái bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại những tổ chức bảo hiểm quốc tế lớn như Atradius hay Coface với tỷ lệ chia sẻ rủi ro hợp lý do NHPT lựa chọn.

3.3.1.3.2 Tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường có ưu điểm rất lớn là họ rất

nhanh nhạy trong các cơ hội kinh doanh nhưng DNNVV thường gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng vì năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính khơng rõ ràng, thiếu độ tin cậy, năng lực tài chính hạn chế nên khơng tạo được uy tín với các tổ chức tín dụng.

Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị bảo hiểm của khách hàng: thẩm định về khách hàng, về nhà nhập khẩu, ngân hàng thanh toán/ngân hàng phát hành L/C, nước nhập khẩu; xác định hạn mức tín dụng cho từng nhà nhập khẩu trình lãnh đạo duyệt.

NHPT giới thiệu sản phẩm bảo hiểm TDXK đến khách hàng thông qua hoạt động Marketing.

Khách hàng hoàn tất đơn đề nghị bảo hiểm, nộp phí cung cấp thơng tin. Khách hàng lựa chọn hình thức bảo hiểm phù hợp trên tư vấn của NHPT

Nếu đồng ý bảo hiểm cho khách hng, NHPT và khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm

Khách hàng làm thông báo giao hàng /báo cáo giao hàng gửi tới NHPT theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp có tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra khách hàng lập hồ sơ yêu cầu bồi thường trong thời hạn quy định

Đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam các DNNVV đóng một vai trị rất quan trọng. Tính riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, số lượng DNNVV hiện

đang chiếm tới gần 90% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các DNNVV

khơng có được lợi thế về kinh tế so với các doanh nghiệp lớn nhưng về tổng thể

DNNVV đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, việc thiết kế các sản phẩm tín dụng xuất khẩu dành riêng cho các DNNVV với các điều kiện phù hợp với

đặc điểm của các doanh nghiệp này là rất cần thiết, để giúp các DNNVV tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Sản phẩm tín dụng xuất khẩu của nhà nước thiết kế cho DNNVV nên có đặc

điểm:

- Trình tự xét duyệt nhanh, tập trung chủ yếu vào hiệu quả của từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể.

- Mức lãi suất tương đối ưu đãi để tạo cơ hội cạnh tranh cho các DNNVV. - Lượng vốn cho vay hạn chế theo năng lực thực tế của doanh nghiệp (ví dụ đưa ra từng mức cho vay tối đa với từng quy mô vốn chủ sở hữu cụ thể, hoặc đưa ra tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 1 tỷ lệ quy định) và tái xét liên tục để quản lý rủi ro và có thời gian đánh giá uy tín doanh nghiệp.

- Xác định mức tài sản đảm bảo an toàn, và có thể xem xét yêu cầu các

DNNVV cung cấp các thư bảo lãnh cá nhân của chủ doanh nghiệp, hoặc những người thân của chủ doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3.3.1.3.3 Cho vay người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho nhà xuất khẩu

Hiện nay, chính sách TDXK của nhà nước ở Việt Nam vẫn đang chỉ tập trung

vào đối tượng vay là những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp (doanh nghiệp đứng tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan) mà bỏ qua đối tượng là các doanh nghiệp sản

xuất nguyên vật liệu cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trên thực tế, tuy các doanh nghiệp này không được gọi là doanh nghiệp xuất khẩu nhưng họ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu vì muốn tạo ra một sản phẩm xuất khẩu chất lượng tốt có tính cạnh tranh cao thì phải có nguyên liệu đầu vào tốt. Hiện nay có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang phải phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu ví dụ như dệt may và giày dép. Vì vậy,

trong chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu, Chính phủ khơng nên bỏ qua đối tượng là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho xuất khẩu.

Việc thiết kế sản phẩm cho vay tín dụng xuất khẩu của nhà nước đối với các doanh nghiệp này là điều cần thiết. Vì vậy:

- Đề xuất Chính phủ mở rộng đối tượng hưởng tín dụng xuất khẩu của nhà nước không chỉ là người xuất khẩu, người nhập khẩu mà cịn có cả người cung cấp ngun vật liệu đầu vào cho xuất khẩu.

- Bổ sung các quy định về việc cho vay tín dụng xuất khẩu của nhà nước đổi với người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho xuất khẩu. Nhìn chung các quy định về cho vay đổi với người cung cấp cơ bản là giống như đối với cho vay người xuất

khẩu, chỉ khác quy định kiểm sốt mục đích sử dụng vốn. Đối với cho vay người xuất khẩu thì việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn thơng qua doanh thu xuất khẩu của

người xuất khẩu, đối với cho vay người cung cấp nguyên vật liệu thì việc kiểm sốt

mục đích sử dụng vốn thơng qua doanh số giao dịch với người xuất khẩu và doanh số xuất khẩu của người xuất khẩu. Tuy việc kiểm soát này phức tạp nhưng vẫn có khả

năng thực hiện được.

Việc triển khai thực hiện cho vay người cung cấp nguyên vật liệu sẽ giúp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

3.3.1.3.4. Tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài

Như đã phân tích ở phần 2.5.2.1.3, quy định về cho vay nhà nhập khẩu hiện nay

không phù hợp với đặc điểm xuất khẩu của Việt Nam vốn chủ yếu là các sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm công nghiệp nhẹ có giá trị khơng lớn, thời gian thực hiện hợp đồng thường dưới 12 tháng. Vì vậy, để có thể triển khai thực hiện nghiệp vụ cho vay nhà nhập khẩu cần phải tháo gỡ quy định phải có bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng nhà nước của nước nhập khẩu, thay vào đó là những quy

định thơng thống và hợp lý hơn.

Tuy nhiên việc cho vay nhà nhập khẩu rất phức tạp vì người nhận nợ vay là

pháp nhân nước ngoài việc cho vay phải tuân theo pháp luật của nước nhập khẩu vì thế để triển khai được nghiệp vụ này các tổ chức tín dụng xuất khẩu thường phải mở mạng lưới văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia có quan hệ nhiều thiết lập hệ

thống quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế để thẩm định khoản vay của nhà nhập khẩu. Thực hiện biện pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc và Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải có chiến lược phát triển hệ thống chi nhánh ở nước

ngoài dài hạn và đúng đắn.

Trước mắt, khi chưa có được các điều kiện trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam

có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay tín dụng nhà nhập khẩu ngắn hạn theo hình thức sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 73 - 77)