Quy trình cho vay nhà nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 77 - 151)

Nhà nhập khẩu nước ngoài ký hợp đồng nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam với hình thức thanh tốn L/C trả ngay. Sau đó nhà nhập khẩu đến ngân hàng tại nước mình (Ngân hàng có ký thỏa thuận tài trợ thương mại với Ngân hàng Phát triển) đề nghị phát hành L/C và đề nghị tài trợ thương mại. Ngân hàng nhập khẩu sẽ phát hành L/C và

chuyển đề nghị tài trợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Căn cứ vào đề nghị tài trợ Ngân hàng Phát triển thẩm định và xác nhận tài trợ thương mại (nếu đồng ý tài trợ)

trong đó quy định số tiền tài trợ (bằng với giá trị L/C) thời hạn tài trợ, lãi suất. Nhà

xuất khẩu Việt Nam xuất hàng và xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Phát triển. Ngân hàng Phát triển kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, chuyển chứng từ và thông báo

thanh toán đến Ngân hàng nhập khẩu chờ Ngân hàng nhập khẩu xác nhận bộ chứng từ

hợp lệ, thơng báo chấp nhận thanh tốn và xác nhận ngày thanh toán theo thỏa thuận

Nhà xuất khẩu Việt Nam

Nhà nhập khẩu

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng nhập khẩu 7. xuất khẩu hàng hóa

2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu

1. Ký thỏa thuận tài trợ thương mại

4. Phát hành L/C và đề nghị tài trợ thương mại

9. Kiểm tra chứng từ và thơng báo thanh tóan

5. Xác nhận tài trợ TM

12. thực hiện thanh toán tại ngày đến hạn 10. T ha nh t óa n 11. xu ất t r ình ch ứ ng từ 6. T hơng bá o L /C 3. Đ ề nghị phá t hà nh L /C 11. G i ải phóng ch ứ ng từ 13. T ha nh t ố n t ại ng ày đ ến h ạn

tài trợ. Lúc này Ngân hàng Phát triển sẽ thực hiện thanh toán cho nhà nhập khẩu Việt Nam (không phải là chiết khấu chứng từ). Đến hạn nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng nhập khẩu, ngân hàng nhập khẩu thanh toán lại cho Ngân hàng Phát triển.

Về thực chất, trong quy trình này Ngân hàng Phát triển không tài trợ trực tiếp cho nhà nhập khẩu mà tài trợ thông qua một ngân hàng tại nước nhập khẩu. Hình thức

này có ưu điểm là đơn giản, Ngân hàng Phát triển khơng cần có chi nhánh ở nước

ngồi, có thể tận dụng các mối quan hệ quốc tế sẵn có với các tổ chức tín dụng xuất khẩu trên thế giới trong vai trị là ngân hàng phụ vục thanh tốn XK (tìm hiểu thực tế cho thấy các ngân hàng, tổ chức tín dụng xuất khẩu ở các nước trên thế giới thường có uy tín và hệ thống thanh tốn quốc tế rất mạnh trong lĩnh vực XNK). Nhưng hạn chế là chỉ áp dụng được cho các hợp đồng xuất khẩu sử dụng hình thức thanh tốn L/C.

3.3.1.3.5. Cung cấp thông tin tư vấn về thị trường xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Với tư cách là một tổ chức tín dụng xuất khẩu của nhà nước, ngồi việc cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên cung cấp các sản phẩm dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn xuất khẩu. Để làm được điều này Ngân hàng Phát triển phải thiết lập một ngân hàng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, nhà nhập khẩu rồi cung cấp lại cho các nhà xuất khẩu Việt

Nam. Cơ sở dữ liệu này có thể được tạo lập từ các nguồn sau:

- Mua thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin uy tín trên thế giới. Bảng 3.1: Các tổ chức cung cấp thơng tin tín dụng trên thế giới

Quốc gia/khu vực Tên tổ chức

Mỹ D&B

Nam Mỹ Sinesis Srl

Đông Âu Coface

Tây Âu Graydon

Trung Đông Graydon

Nhật Teikoku Databank

Trung Quốc TCM Group International

Đông Nam Á Inra

Australia Creditnet international Châu Phi Credit Guarantee

Ngồi ra, Ngân hàng Phát triển cịn có thể mua thông tin trực tuyến tại các trang

web như www.bloomberg.com, www.reuters.com. Những trang thông tin trực tuyến

này cung cấp những thông tin cập nhật hàng ngày cũng như những bài đánh giá về các vấn đề kinh tế, thương mại đang diễn ra trên thế giới.

- Dựa trên các mối quan hệ quốc tế, ký kết các thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin với các tổ chức tín dụng xuất khẩu trên thế giới.

Từ những nguồn thông tin này, Ngân hàng Phát triển có thể cung cấp những

thông tin tư vấn, cảnh báo cho nhà xuất khẩu Việt Nam.

3.3.2. Giải pháp thuộc về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3.3.2.1. Nguồn vốn

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển vẫn chưa phát huy được điểm mạnh là được phép phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh thanh tốn từ Chính phủ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với các tổ chức tín dụng xuất khẩu việc huy động vốn từ nguồn phát hành trái phiếu trong nước và trái phiếu quốc tế có sự bảo lãnh thanh tốn từ Chính phủ là một kênh huy động vốn quan trọng và chính yếu bên cạnh nguồn vốn điều lệ và vốn huy động khác (đặc điểm thường thấy của các tổ chức tín dụng xuất khẩu là khơng

được phép huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân). Trong thời gian tới, Ngân hàng Phát

triển nên khai thác tối đa điểm mạnh này để có được nguồn vốn huy động mạnh, ổn

định. Để làm được điều này, Ngân hàng Phát triển phải:

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh, nâng cao tầm nhận biết về vai trò chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển.

- Nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển nói chung và trong hoạt động tín dụng xuất khẩu nói riêng.

- Trước khi thực hiện phát hành trái phiếu, cần đánh giá cẩn thận và chính xác

nhu cầu vốn cần huy động, cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất trái phiếu huy động

để đảm bảo sử dụng nguồn huy động có hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống các báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực Việt Nam.

3.3.2.2. Quản lý rủi ro

Trong mơi trường tài chính nhiều biến động như hiện nay, Ngân hàng Phát triển

Việt Nam nên chú trọng và đặt việc quản lý rủi ro thành một trong những nhiệm vụ

hàng đầu để đảm bảo hoạt động của ngân hàng ổn định và bền vững. Ý kiến đề xuất

cho vấn đề này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên thiết lập một hệ thống cảnh báo và phòng ngừa rủi ro từ cao xuống thấp bao gồm:

(1) Nghiên cứu và phân chia các loại rủi ro mà Ngân hàng có thể phải đối diện,

trên cơ sở đó đưa ra những kịch bản và các biện pháp ứng phó dự trừ. Các loại rủi ro

có thể phân chia như sau:

- Rủi ro mang tính chiến lược: đây là những rủi ro phát sinh từ kế hoạch điều hành hoặc kế hoạch định hướng phát triển. Ví dụ: kế hoạch, chiến lược đưa ra khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại, do đó ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Những rủi ro này có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro mang tính chiến lược cịn bao gồm cả rủi ro do việc không thực hiện hoặc không đạt

được mục tiêu đề ra.

- Rủi ro tín dụng: là những rủi ro xảy ra một cách ngẫu nhiên trong quá trình hoạt động của ngân hàng trong các hoạt động tín dụng (bao gồm cho vay, bảo lãnh, bảo hiểm....) Những rủi ro này xuất phát từ việc bên đối tác (hay người đi vay) không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong các thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển.

- Rủi ro về mặt thị trường: rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái. Hiện nay, do hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Phát triển còn hạn chế nên mức độ ảnh hưởng rủi ro này còn thấp. Tuy nhiên trong tương lai khi hoạt động của Ngân hàng Phát triển

được mở rộng (ví dụ hoạt động cho vay ra nước ngoài, phát hành trái phiếu huy động

vốn, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối) thì loại rủi ro này cần phải được xem xét tới vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và giá trị tài sản của Ngân hàng.

- Rủi ro về tính thanh khoản: tuy Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh tính thanh khoản. Tuy nhiên việc nhận biết các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản sẽ giúp Ngân hàng Phát triển chủ động và có các kịch bản đề phịng tránh tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trong hoạt động.

- Rủi ro về hoạt động: là những rủi ro do sự thiếu hụt về mặt nhân lực hoặc nhân lực không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Rủi ro này bao gồm cả việc quản lý nhân lực không hiệu quả, điều hành hệ thống không tốt.

- Rủi ro về danh tiếng: là bất cứ rủi ro gì trong quá trình hoạt động có thể khiến

các đối tác, các tổ chức tài chính, cơng chúng... có cái nhìn khơng tốt về Ngân hàng

Phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, tình hình tài chính hoặc bất cứ mặt hoạt

động nào của Ngân hàng Phát triển. Ví dụ: một bài báo đưa ra những nhận định không

tốt về Ngân hàng Phát triển hay một tin đồn thất thiệt.

Việc nhận biết rủi ro, xây dựng kịch bản dự phòng từ trước giúp Ngân hàng Phát triển chủ động tìm được cách ứng phó tốt nhất khi rủi ro xảy ra.

(2) Để nhận biết và quản lý rủi ro hiệu quả, Ngân hàng Phát triển Việt Nam

khơng nên chỉ phịng ngừa rủi ro ở tài sản đảm bảo mà nên quản lý rủi ro từ cấp cao

hơn từ cấp độ rủi ro vĩ mô của nền kinh tế  rủi ro từng ngành hàng  rủi ro từng

khoản vay như sau:

- Thành lập 1 Ban hoặc 1 bộ phận chuyên trách chuyên thu thập, phân tích các thông tin từ các thông tin vĩ mô của nền kinh tế, nghiên cứu các thông tin thị trường,

ngành hàng, đưa ra các cảnh báo rủi ro đối với thị trường và ngành hàng. Từ các thông

tin nhận được, bộ phận này sẽ lập các báo cáo phân tích đưa ra các đánh giá và dự

đoán trong ngắn và dài hạn. Dựa vào đó, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển sẽ đưa ra

quyết định quản trị và xây dựng hạn mức tín dụng cho từng mặt hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

(3) Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.

3.3.2.3. Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một trong các nghiệp vụ căn bản của Ngân

hàng. Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển thì

nghiệp vụ thanh tốn quốc tế đóng vai trị vơ cùng quan trọng ở những điểm sau: - Kiểm soát được luồn vốn giải ngân (đối với các khoản vay XK có nguồn nguyên vật liệu từ NK) và nguồn tiền trả nợ (vì nguồn trả nợ chính của tín dụng xuất khẩu được xác định là nguồn tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu), từ đó giảm thiểu

được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng (giảm thiểu tình trạng nợ xấu do chiếm dụng

vốn hay sử dụng vốn khơng đúng mục đích).

- Tăng nguồn thu của Ngân hàng từ nguồn phí thanh tốn.

- Tăng cường mối quan hệ quốc tế với hệ thống Ngân hàng thương mại cũng

như các tổ chức tín dụng xuất khẩu trên thế giới.

Để có thể thiết lập hệ thống thanh toán quốc tế, Ngân hàng Phát triển phải xây

dựng hoàn chỉnh và đồng bộ các yêu cầu cơ bản:

- Thiết lập các hệ thống Ngân hàng đại lý, hệ thống tài khoản Nostro và Vostro.

Đối với yêu cầu này, Ngân hàng Phát triển có thể tận dụng điểm mạnh là mối quan hệ

sẵn có đối với các Ngân hàng tổ chức tín dụng xuất khẩu trên thế giới vì theo tìm hiểu

được biết các Ngân hàng hay tổ chức tín dụng xuất khẩu của các nước ví dụ Hàn

Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... đều có hệ thống thanh tốn quốc tế rất mạnh và có uy tín trên thế giới; hoạt động thanh tốn của họ không chỉ giới hạn ở việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước mà với uy tín của mình họ cịn

được nhiều Ngân hàng thương mại trong nước chọn làm đại lý ủy thác thanh toán quốc

tế trong giai đoạn các Ngân hàng này chưa thiết lập xong nghiệp vụ thanh toán quốc tế

độc lập.

- Tham gia mạng SWIFT

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế vững nghiệp vụ

- Xây dựng các chương trình tin học đồng bộ để thực hiện quản lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Việc thực hiện các điều kiện trên cần có thời gian, khơng thể thực hiện một sớm một chiều. Vì vậy, đề xuất bước thực hiện như sau:

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để triển khai nghiệp thanh toán quốc

tế. Trong giai đoạn này do cơ sở vật chất để thực hiện thanh toán quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa hoàn chỉnh nên Ngân hàng Phát triển không thể thực hiện nghiệp vụ này một cách độc lập. Vì thế:

- Ngân hàng Phát triển nên ký một thỏa thuận ủy thác về thanh toán quốc tế với một Ngân hàng thương mại Việt Nam có hệ thống thanh toán quốc tế tốt tạm gọi là

ngân hàng nhận ủy thác (Ví dụ có thể chọn Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân

hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...). Nội dung

bản thỏa thuận này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện thanh tốn quốc tế thơng qua mã SWIFT, hệ thống ngân hàng đại lý và các tài khoản giao dịch Nostro và Vostro của ngân hàng nhận ủy thác.

- Thành lập Ban và phịng thanh tốn quốc tế tại Hội sở chính và một số chính nhánh lớn như Sở Giao dịch I (Hà Nội), Chi nhánh Đà Nẵng, Sở Giao dịch II (TP. HCM).

- Gấp rút đào tạo nguồn cán bộ vững nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của nhà

nước thực hiện các công tác nhận hồ sơ thanh toán, kiểm tra hồ sơ thanh toán trước khi

chuyển thanh toán tại Ngân hàng nhận ủy thác.

Bước 2: sau khi đã xây dựng xong các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và

nguồn nhân lực, Ngân hàng Phát triển sẽ thực hiện triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế một cách độc lập.

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tín dụng

Các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng gồm có:

- Thay đổi quy trình thẩm định và quản lý tín dụng: Nhằm hạn chế tối đa tính

chủ quan trong q trình thẩm định và quản lý tín dụng, quy trình thẩm định và quản lý tín dụng của Ngân hàng Phát triển nên thay đổi theo mơ hình như sau:

+ Thành lập các Hội đồng tín dụng, quy mơ hội đồng tín dụng tuy thuộc vào quy mơ và tính chất của khoản vay. Cụ thể:

 Đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền duyệt vay của Chi nhánh theo

phân cấp của Tổng Giám đốc sẽ được xét duyệt bởi Hội đồng tín dụng nhỏ gồm khoảng 3-5 thành viên, chủ tịch Hội đồng sẽ là Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám

đốc phụ trách nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của nhà nước các thành viên còn lại đến từ

Phòng pháp chế, Phòng Thẩm định, Phòng quản lý rủi ro.

 Đối với các khoản vay không thuộc thẩm quyền duyệt vay của Chi

nhánh, thì sau khi tiến hành thẩm định ở Chi nhánh, Chi nhánh chuyển hồ sơ thẩm

định lên Hội sở chính. Tại Hội sở chính, khoản vay sẽ được xét duyệt bởi Hội đồng tín

nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu và các thành viên còn lại đến từ Ban Pháp chế, Ban Thẩm định, Ban Tín dụng xuất khẩu, Ban quản lý rủi ro, Ban kế hoạch nguồn vốn (nếu cần thiết).

 Trường hợp các khoản vay rất lớn, có tính chất quan trọng, hoặc có quy

chế cho vay đặc biệt thì khoản vay nên được xét duyệt bởi Hội đồng quản lý do Chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 77 - 151)