Triển khai hoạt động bán khống chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng thị trường hợp đồng quyền chọn chứng khoán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 66)

Chương 1 : Một số vấn đề chung về hợp đồng quyền chọn chứng khoán

5. Bài học kinh nghiệm về hoạt động của hợp đồng quyền chọn cho thị

3.3.1.2 Triển khai hoạt động bán khống chứng khoán

UBCKNN cần sớm cho triển khai nghiệp vụ bán khống (short- sales) để tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt nam và giúp cho nhà đầu tư quen dần với cách thức giao dịch bán khống cổ phiếu để sau này có thể áp dụng quyền chọn bán một cách dễ dàng.

Bán khống trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lãi từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán .Trong giao dịch chứng khoán, bán khống là bán một loại chứng khốn mà người bán khơng sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể là bán chứng khoán vay mượn .Bán khống một cổ phiếu là giao dịch hoàn toàn đối lập với việc mua cổ phiếu. Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang cho rằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chứ khơng giống như khi mua một cổ phiếu và hy vọng giá của nó tăng lên .Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán; sau khi giá hạ, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá. Nhưng nếu giá trên thị trường

không giảm như dự đoán của nhà đầu tư mà lại tăng lên, khi đến hạn trả lại cổ

phiếu, nhà đầu tư phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn và chấp nhận lỗ.

Để đảm bảo an toàn, CTCK triển khai nghiệp vụ này thường yêu cầu người

vay chứng khoán phải ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏ hơn giá trị chứng

khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có. Trong q trình chưa trả được

nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống phải bổ sung thêm tiền ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giảm thì người bán khống (người vay) có thể rút bớt ra để sử dụng .Bán khống chứng khoán cũng là một hình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi họ vẫn có thể kiếm lãi được khi cổ phiếu giảm giá, trong khi mua bán theo cách bình thường, họ chỉ kiếm lời khi cổ phiếu tăng giá.

Bán khống là một khái niệm tài chính cịn tương đối mới mẻ đối với TTCK Việt Nam .Tuy nhiên, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số TTCK

trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở TTCK các nước phát triển. Nghiệp vụ bán khống cũng được thực hiện rất phổ biến trên lĩnh vực tiền tệ

ngoại hối do tính thanh khoản rất cao

Năm 2009 Việt Nam sẽ có bán khống chứng khốn: Khoản 9, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định nghĩa vụ của CTCK như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khốn khi khơng sở hữu chứng khốn và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài Chính” .Như vậy, luật thì khơng cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính .Theo lộ trình phát triển cơng ty chứng khốn của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống chứng khốn mới có quy chế hướng dẫn thực hiện. Theo quy định hiện hành, khách hàng phải ký quỹ đủ 100% tiền thì mới được mua chứng khốn, có nghĩa là khơng được “mua khống”

.Tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động lách được quy định này .Chẳng hạn với hoạt động repo hoặc cầm cố chứng khốn thì khách hàng có thể nhận thêm vốn để tiếp

tục mua cổ phiếu. Cả cầm cố và repo đều là những nghiệp vụ lách luật hợp pháp nhằm giúp nhà đầu tư được “mua khống”

Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với

các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 .

Chỉ cần có thơng báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hồn tồn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí quy định .Một số cơng ty thực hiện ứng trước tiền cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch.

Rõ ràng không phủ nhận là hoạt động bán khống chứng khốn có những rủi ro nhất định cho nhà đầu tư, cơng ty chứng khốn, hoặc có thể gây ra những ảnh

hưởng tiêu cực đến thị trường - như trường hợp vay mượn quá nhiều để bán chứng khoán làm cho thị trường chứng khoán giảm mạnh. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, ở thị trường chứng khoán Mỹ giá cổ phiếu giảm rất mạnh do ảnh hưởng của

việc các ngân hàng và các cơng ty tín dụng liên tục công bố phá sản dẫn đến tâm lý hoang mang lo lắng của nhà đầu tư và dẫn đến hiện tượng bán tháo cổ phiếu trên Phố Wall, làm giá chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong những năm qua. Để đối phó với việc sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán, Ủy Ban chứng khoán Mỹ

đã liên tục ra quyết định tạm ngưng việc bán khống cổ phiếu của các ngành tài

chính, ngân hàng để giảm bớt sự sụt giá khơng có điểm dừng của cổ phiếu ngành tài chính.Tuy nhiên, trong thời gian tới theo lộ trình mở về dịch vụ tài chính thì việc thực hiện nghiệp vụ bán khống trong lĩnh vực chứng khoán là xu thế tất yếu để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, cũng như các tổ chức mơi giới chứng khốn chun nghiệp.

Luật Chứng khoán nước ta cho phép thực hiện nghiệp vụ này nhưng gắn chặt trách nhiệm của công ty chứng khoán với nhà đầu tư bằng việc quy định các công ty này phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ bảo vệ cho nhà

đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố công ty gây ra.

Bản thân việc quy định số tiền ký quỹ vào tài khoản margin cũng góp phần đảm bảo an toàn cho đối tượng tham gia. Chẳng hạn ban đầu công ty cho nhà đầu tư vay 50% số tiền cần để mua chứng khoán .Nếu khi mua chứng khoán xong mà sau đó giá

chứng khốn giảm, tức là nhà đầu tư bị lỗ, thì tài khoản margin sẽ bị trừ dần. Nếu số dư tài khoản này giảm xuống dưới một mức giới hạn (mức ký quỹ) thì nhà

đầu tư phải nộp tiền thêm vào tài khoản theo yêu cầu của công ty chứng khốn. Nếu

nhà đầu tư khơng nộp thêm tiền, cơng ty chứng khốn sẽ bán chứng khốn đi và đóng tài khoản lại để tự bảo vệ mình và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng thị trường hợp đồng quyền chọn chứng khoán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 66)