Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh cà mau (Trang 86 - 88)

- Tình hình chung về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong

3.2.1. Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất:

3.2.1.1. Hồn thiện quy hoạch NTTS của tỉnh theo hướng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch vùng nuơi

tơm, nuơi cá, NTTS khác là cơ sở để xác định vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho nuơi trồng, chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản.

Quy hoạch NTTS là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Coi phát triển NTTS là mũi nhọn, điểm đột phá về điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất trên cơ sở tổ chức lại sản xuất hợp lý đảm bảo tính bền vững, tạo ra nguồn sản phẩm sạch, đa dạng, an tồn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và chế biến xuất khẩu, giải quyết cơng ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân trong tỉnh, gĩp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên phát triển nuơi các đối tượng cĩ giá trị cao, cĩ khả năng xuất khẩu và cĩ tính cạnh tranh cao trên thị trường, tuy nhiên khi bố trí các đối tượng nuơi phải kết hợp với từng vùng sinh thái để nâng cao hiệu quả sản xuất. Huy động mọi nguồn lực để phát triển đồng bộ diện tích, cơng nghệ, dịch vụ giống, cơ sở hạ tầng khu vực nuơi tập trung gắn kết với các cơ sở chế biến và tiêu thụ.

Diện tích NTTS tỉnh Cà Mau đã phát triển mạnh trong những năm qua, đặc biệt là sau khi cĩ Nghị quyết 09/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, diện tích NTTS được mở rộng đạt gần

tới mức bảo hịa, điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giai đoạn 2000 - 2005 cĩ xu hướng giảm xuống; trong 5 năm 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng diện tích NTTS bình qn hàng năm chỉ đạt 2,3%/năm, đặc biệt 3 năm 2003 - 2005 chỉ tăng 0,1%/năm. Tỉnh quy hoạch diện tích NTTS thời kỳ 2010 - 2020 ổn định 270.000 ha. Trong đĩ, diện tích nuơi tơm là 235.000 ha, ổn định diện tích NTTS khác ở mức 35.000 ha, tăng số lồng bè NTTS từ 170 chiếc lên 234 chiếc năm 2015 và 590 chiếc năm 2020.

Sản lượng NTTS tăng từ 260.000 tấn năm 2010 (trong đĩ 135.000 tấn tơm) lên 320.000 tấn (trong đĩ cĩ 170.000 tấn tơm) năm 2015, tiếp tục tăng lên 370.000 tấn (trong đĩ cĩ 190.000 tấn tơm) vào năm 2020.

Năng suất NTTS bình quân/1ha nuơi trồng tăng từ 0,96 tấn/ha năm 2010 lên 1,19 tấn/ha năm 2015 và 1,37 tấn/ha năm 2020. Cụ thể NTTS nước mặn, lợ là 615 kg/ha vào năm 2010 (trong đĩ tơm 570kh/ha), 850 kg/ha vào năm 2015 (trong đĩ tơm 725kh/ha), và 1.015 kg/ha vào năm 2020 (trong đĩ tơm 850kg/ha; năng suất NTTS nước ngọt đạt 3.800 kg/ha năm 2010 lên 3.910kg/ha năm 2015 và 4.280kg/ha vào năm 2020.

Đĩng gĩp GDP của NTTS từ 4.797 tỷ đồng năm 2010 lên 6.162,3 tỷ đồng năm 2015 và 7.094 tỷ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP NTTS (tính theo giá so sánh 1994) giai đoạn 2006 - 2010 là 19,9%, giai đoạn 2011 - 2015 là 5,1% và giai đoạn 2016 - 2020 là 2,9%.

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch NTTS như nêu trên thì vốn đầu tư cho NTTS trong thời gian tới cần được huy động từ các nguồn: vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả ngân sách TW và địa phương); vốn tín dụng trung, dài hạn, vốn tín dụng ngắn hạn, vốn huy động từ các tổ chức; cá nhân và cộng đồng dân cư; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi.

Với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2010: 3.509.100 triệu đồng, trong đĩ vốn ngân sách 16,7%; đến năm 2015: 8.056.400 triệu đồng, trong đĩ vốn ngân sách chiếm 14,4%; đến năm 2020: 9.596.360 triệu đồng, trong đĩ vốn Ngân sách Nhà nước chiếm 12,3%.

3.2.1.2. Đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và nâng cao vai

trị tổ chức quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương và các ngành chức năng, nhất là sở Thủy sản trong phát triển NTTS theo

quy hoạch và kế hoạch thống nht.

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần nghiên cứu đổi mới nhận thức, phương pháp chỉ đạo và vai trị tổ chức, quản lý điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, xác định rõ trách nhiệm trong cơng tác quản lý, tăng cường cơng tác quản lý đối với từng cấp chính quyền, tăng cường sự hỗ trợ và liên kết giữa các cấp chính quyền với ngành thủy sản, với TW. Hình thành hệ thống cán bộ thủy sản với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản ở địa phương, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện quy hoạch, cập nhập thơng tin, giúp đỡ về kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất.

- Trên cơ sở quy hoạch NTTS, sở Kế hoạch - Đầu tư, sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cĩ trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách để thực hiện tốt quy hoạch; các sở ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ cĩ trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để triển khai thực hiện quy hoạch NTTS được thuận lợi.

- Sở Thủy sản tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch NTTS đến năm 2010, 2015 và định hướng đến năm 2020 trên phạm vi tồn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển NTTS hàng năm và quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS trình cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt; hàng quí, hàng năm, theo định kỳ thực hiện tổng hợp, lập báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch NTTS báo cáo cho cấp cĩ thẩm quyền.

- UBND các huyện, thành phố cĩ trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch; xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án phù hợp với quy hoạch; thực hiện các báo cáo theo quy định.

- Các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, tổ chức các hoạt động liên quan đến NTTS phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh cà mau (Trang 86 - 88)