Những công trình xử lý sinh học thường sử dụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng cỏ vetiver để xử lý nitơ và phốtpho trong nước thải chế biến thủy sản tại khu công nghiệp suối dầu (Trang 34 - 35)

Bảng 1.2 Một số công trình xử lý nước thải tiêu biểu thường gặp

Dạng Ví dụ tiêu biểu Mục đích sử dụng chính

Quá trình hiếu khí

Sinh trưởng thể lơ lửng Bùn hoạt tính Loại C – BOD Sinh trưởng thể dính bám Lọc nhỏ giọt Loại C – BOD

Quá trình thiếu khí (sinh trưởng

thể lơ lửng hoặc thể bám) Denitrat hóa Loại N

Quá trình kỵ khí

Phân hủy kỵ khí Loại C – BOD Sinh trưởng lơ lửng

UASB Loại C – BOD

Sinh trưởng thể bám Hệ lọc kỵ khí Loại C – BOD

A/O Loại P

A2O Loại đồng thời N và P

Quá trình tổ hợp (hiếu khí, thiếu

khí, kỵ khí) Bardenpho 5 giai

đoạn

Loại đồng thời C, N, và P

Ao hiếu khí Loại C – BOD Ao kỵ khí Loại C – BOD

Quá trình xử lý bằng ao sinh học

Ao tùy nghi Loại C – BOD

Tùy điều kiện cụ thể như địa hình, tính chất, khối lượng chất thải, khí hậu, mặt bằng nơi cần xử lý, và kinh phí cho phép với công nghệ thích hợp, người ta sẽ chọn một trong những phương pháp trên hay kết hợp với nhau để xử lý đạt hiệu quả cao nhất.

Ưu điểm của phương pháp sinh học

- Có thể xử lý nước thải ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.

- Thiết kế và thiết bị đơn giản.

- Vận hành đơn giản và chi phí thấp hơn các phương pháp khác.

- Hiệu quả xử lý tương đối cao.

Nhược điểm của phương pháp sinh học

Nitrosomonas Nitrobacter

- Phải có công nghệ làm sạch đồng bộ và hoàn chỉnh.

- Các chất hữu cơ khó phân hủy và vô cơ có độc tính đều ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm sạch. Các chất độc còn tác động lên cả quần thể sinh vật làm giảm hiệu quả xử lý của công trình.

- Bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu.

- Để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao ta cần pha loãng, điều này làm tăng thêm lưu lượng gây tốn nước và diện tích để xây mặt bằng xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy vậy, các phương pháp sinh học vẫn được áp dụng phổ biến rộng rãi và tỏ ra rất thích hợp cho quá trình làm sạch nước thải chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy.

1.3.3 Các phương pháp xử lý sinh học loại N, P 1.3.3.1 Xử lý sinh học loại N

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng cỏ vetiver để xử lý nitơ và phốtpho trong nước thải chế biến thủy sản tại khu công nghiệp suối dầu (Trang 34 - 35)