Ghi nhận và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn (Trang 43 - 91)

1.3.1 .Kế tốn các khoản đầu tư tài chính theo IAS 25

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KẾ TỐN TÀI CHÍNH HIỆN

1.4.2. Ghi nhận và đánh giá

1.4.2.1.Ghi nhận ban đầu:

Tất cả các khoản đầu tư tài chính đều ghi nhận ban đầu theo giá gốc, bao gồm cả chi phí giao dịch. Nếu khoản đầu tư vào cơng cụ tài chính cĩ cả yếu tố vốn và yếu tố nợ thì phải tách riêng biệt từng yếu tố ngay lần ghi nhận đầu tiên.

1.4.2.2. Đánh giá lại

Phương pháp đánh giá lại phụ thuộc vào loại chứng khốn. Chứng khốn thương mại: đánh giá theo giá trị hợp lý.

Chứng khốn nợ giữ đến hạn: đánh giá theo giá gốc cĩ chiết khấu Chứng khốn sẵn sàng để bán: đánh giá theo giá trị hợp lý.

Nếu các chứng khốn khơng thể xác định được giá trị hợp lý trên thị trường hoạt động, hoặc giá trị hợp lý khơng thể xác định một cách đánh tin cậy thì việc áp dụng giá gốc lịch sử để đánh giá lại là cần thiết.

1.4.2.3. Tái phân loại

Việc phân loại lại các chứng khốn sau ngày đầu tư cĩ nhiều giới hạn. Theo đĩ:

Chứng khốn thương mại: khơng thể tái phân loại thành chứng khốn giữ đến hạn hay chứng khốn sẵn sàng để bán.

Chứng khốn giữ đến hạn: cĩ thể tái phân loại thành chứng khốn sẵn sàng để bán.

1.4.2.4. Ghi nhận lãi, lỗ phát sinh khi đánh giá lại

Khoản lãi/ lỗ phát sinh khi thay đổi giá trị của các loại chứng khốn sẽ được ghi nhận phù hợp với từng loại chứng khốn

Chứng khốn thương mại: lãi/ lỗ chưa thực hiện được ghi nhận vào thu nhập/ chi phí trong kỳ.

Chứng khốn giữ đến hạn: lãi/ lỗ chưa thực hiện ghi nhận vào thu nhập/ chi phí trong kỳ khi chứng khốn được đánh giá lại hoặc khi bị giảm giá trị.

Chứng khốn sẵn sàng để bán: ghi nhận vào tài khoản vốn (phản ánh trên báo cáo thay đổi vốn) hoặc ghi nhận vào thu nhập/ chi phí trong kỳ (tuỳ thuộc vào phương pháp ban đầu doanh nghiệp chọn).

1.4.2.5. Tổn thất giá trị

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xem xét cĩ hay khơng các bằng chứng khách quan cho thấy các khoản đầu tư chứng khốn bị tổn thất giá trị. Một khoản đầu tư chứng khốn bị xem là giảm giá trị khi giá trị mang sang vượt quá giá trị cĩ thể thu hồi.

Chứng khốn thương mại: ghi nhận vào thu nhập/ chi phí trong kỳ

Chứng khốn giữ đến hạn: phần giá trị bị tổn thất là số chênh lệch giữa giá trị mang sang và hiện giá của dịng tiền mong đợi tương lai (được tính theo lãi suất chiết khấu gốc), ghi nhận vào chi phí trong kỳ

Chứng khốn sẵn sàng để bán: phần giá trị bị giảm ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

1.4.3. Trình bày và cơng bố

IFRS 7 “Cơng cụ tài chính: Cơng bố” ra đời vào năm 2005 đã gộp tất cả các u cầu cơng bố của cơng cụ tài chính vào chung một chuẩn mực. Cĩ hai nhĩm thơng tin quan trọng của các khoản đầu tư chứng khốn cần phải cơng bố trên báo cáo tài chính:

1.4.3.1. Thơng tin về tầm quan trọng của các loại chứng khốn Trên bảng cân đối kế tốn, u cầu cơng bố:

- Tầøm quan trọng của các cơng cụ tài chính đối với vị trí tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

- Các u cầu cơng bố liên quan đến chứng khốn thương mại, gồm cơng bố về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và cả sự thay đổi giá trị hợp lý.

- Cơng bố việc tái phân loại các chứng khốn. Trên báo cáo kết quả kinh doanh:

- Cơng bố thu nhập, chi phí, lãi/ lỗ của từng loại chứng khốn. - Mức độ tổn thất giảm giá trị.

Các yêu cầu khác cần cơng bố:

- Chính sách kế tốn áp dụng cho từng loại chứng khốn.

- Thơng tin về giá trị hợp lý và phương pháp xác định. Cơng bố các thơng tin chi tiết nếu khơng thể xác định được giá trị hợp lý.

1.4.3.2. Thơng tin về phạm vi và bản chất của các rủi ro nảy sinh từ chứng khốn

Đối với từng loại chứng khốn, cần cơng bố: - Các rủi ro cĩ thể nảy sinh.

- Mục đích, chính sách và cách quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

- Mức độ của từng loại rủi ro vào ngày báo cáo: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, và rủi ro thị trường.

1.4.4. Các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết, cơng ty con, và gĩp vốn liên doanh

1.4.4.1 Khoản đầu tư vào cơng ty con

- Cơng ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất.

- Trên báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ, khoản đầu tư vào cơng ty con được kế tốn theo giá gốc hoặc phù hợp với IAS 39.

- Yêu cầu cơng bố

Trên báo cáo tài chính hợp nhất, cần cơng cố:

- Bản chất mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và cơng ty con khi cơng ty mẹ khơng nắm giữ (trực tiếp hoặc gián tiếp) hơn 50% quyền biểu quyết.

- Lý do bên đầu tư sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiếp) hơn 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư nhưng khơng nắm quyền kiểm sốt.

- Bản chất và mức độ của các giới hạn quan trọng mà ảnh hường đến khả năng chuyển vốn cho cơng ty mẹ của cơng ty con.

Trên báo cáo tài chính của cơng ty mẹ, cần cơng bố phương pháp kế tốn áp dụng vào cơng ty con; danh sách các cơng ty con quan trọng (tên, nơi thành lập, tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của cơng ty mẹ trong từng cơng ty con).

Trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư vào cơng ty liên kết được kế tốn theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Trong báo cáo tài chính của riêng nhà đầu tư, khoản đầu tư vào cơng ty liên kết được kế tốn theo:

- Phương pháp giá gốc

- Phương pháp vốn chủ sở hữu, hoặc - Tuân theo IAS 39.

Yêu cầu cơng bố:

- Tĩm tắt các thơng tin tài chính của cơng ty liên kết.

- Thực hiện việc giải trình khi nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết mà khoản đầu tư này được kế tốn theo phương pháp vốn chủ sỡ hữu; hoặc khi nhà đầu tư nắm giữ hơn 20% nhưng khơng kế tốn theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

- Việc sử dụng các báo cáo tài chính của cơng ty liên kết được lập khác ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư.

- Bản chất và mức độ của các giới hạn quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chuyển giao vốn cho nhà đầu tư của cơng ty liên kết.

Yêu cầu trình bày:

- Các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết được kế tốn theo phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ được phân loại như tài sản dài hạn. Phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi, lỗ của các khoản đầu tư đĩ và giá trị mang sang của các khoản đầu tư này phải được trình bày thành một khoản mục riêng biệt riêng báo cáo tài chính.

1.4.4.3. Khoản vốn gĩp liên doanh. Cĩ ba hình thức liên doanh.

- Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm sốt bởi các bên liên doanh: Trong báo cáo tài chính của mình, các bên gĩp vốn liên doanh phải phản ánh phần tài sản mà họ kiểm sốt; các khoản nợ phải trả mà họ gánh chịu; chi phí phải gánh chịu và thu nhập được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh.

- Tài sản được đồng kiểm sốt bởi các bên liên doanh: trong báo cáo tài chính của mình, bên gĩp vốn liên doanh phải ghi nhận:

(1) Phần vốn gĩp vào tài sản được đồng kiểm sốt

(2) Các khoản nợ phát sinh riêng hoặc phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng các bên gĩp vốn liên doanh.

(3) Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc phần của họ trong sản phẩm bán ra của liên doanh.

(4) Phần của họ trong chi phí phát sinh chung của liên doanh và chi phí phát sinh riêng liên quan đến việc gĩp vốn liên doanh.

- Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm sốt bởi các bên liên doanh:

Trong báo cáo tài chính hợp nhất của bên gĩp vốn liên doanh: cĩ hai phương pháp lựa chọn: phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ, và phương pháp vốn chủ sở hữu.

Trong báo cáo tài chính riêng của bên gĩp vốn liên doanh: khoản vốn gĩp liên doanh kế tốn theo phương pháp giá gốc, hoặc theo IAS 39.

Trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong liên doanh: Nhà đầu tư trong liên doanh nhưng khơng cĩ quyền đồng kiểm sốt phải báo cáo phần vốn gĩp trong liên doanh theo:

- IAS 28 nếu cĩ ảnh hưởng đáng kể trong liên doanh, hoặc - IAS 39

Thơng tin về các khoản nợ ngẫu nhiên mà cơng ty gánh chịu Các cam kết vốn với liên doanh

Danh sách và mơ tả những phần vốn gĩp vào các liên doanh quan trọng.

1.4.5. Kế tốn đầu tư tài chính trong các tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp cĩ hoạt độnh kinh doanh mang tính đặc thù. Các hoạt động chủ yếu của một tổ chức tín dụng gồm: huy động vốn; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính; kinh doanh dịch vụ bảo hiểm…

Người sử dụng báo cáo tài chính của một tổ chức tín dụng cần hiểu rõ về loại hình hoạt động đặc biệt của tổ chức tín dụng và cụ thể là khả năng thực hiện nghĩa vụ đến hạn, khả năng thanh khoản, mức độ rủi ro gắn với từng loại hình kinh doanh.

Các nguyên tắc kế tốn trong việc ghi nhận, đánh giá áp dụng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì tương tự như các doanh nghiệp loại hình kinh doanh khác. Vì vậy, Ủy ban chuẩn mực kế tốn quốc tế chỉ ban hành IAS 30 “Nội dung cơng bố trong báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng” để xem xét về việc cơng bố thơng tin. IAS 30 được ban hành chính thức vào năm 1994. Và các nội dung yêu cầu cơng bố của IAS 30 đã bị thay thế bởi IFRS 7 “Cơng cụ tài chính: cơng bố”.

Như vậy, các ngun tắc kế tốn, u cầu cơng bố thơng tin trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng tương tự như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác.

Tĩm lại: Các quy định về kế tốn hoạt động đầu tư tài chính của Hoa Kỳ và của quốc tế bên cạnh những khác biệt về chi tiết, về tổng thể giống nhau và đã theo kịp sự phát triển của thực tiễn hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động đầu

tư vào chứng khốn được phân thành đầu tư vào chứng khốn thương mại, chứng khốn sẵn sàng để bán và chứng khốn giữ đến hạn. Hoạt động đầu tư dưới hình thức gĩp vốn nắm quyền kiểm sốt hay khơng thơng qua tỷ lệ gĩp vốn được chia thành đầu tư vào cơng ty liên kết, đầu tư vào cơng ty con và đầu tư vào cơng ty liên doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TỐN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KẾ TỐN VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường, ln ln tồn tại người cĩ vốn nhàn rỗi tạm thời và người cĩ nhu cầu vốn. Người cĩ vốn nhàn rỗi muốn sử dụng đồng tiền dư thừa đĩ để sinh lời nhưng khơng cĩ cơ hội đầu tư. Ngược lại, người cĩ cơ hội đầu tư nhưng thiếu vốn. Từ đĩ hình thành nên cơ chế chuyển vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi cĩ nhu cầu dưới nhiều hình thức: chủ thể thừa vốn chuyển vốn trực tiếp cho người cần vốn (đầu tư trực tiếp) hoặc thơng qua các tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, cơng ty bảo hiểm... Cơ chế chuyển giao vốn lúc đầu hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, sau đĩ được tổ chức thành thị trường, gọi là thị trường tài chính.

Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các cơng cụ tài chính. Hiểu một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng từ cĩ giá, làm khơi thơng các nguồn vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thị trường tiền tệ:

Là thị trường vốn ngắn hạn, thời gian luân chuyển khơng quá một năm. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thơng qua hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ là thị trường ngoại hối. Đây là thị trường diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ.

Các cơng cụ tài chính lưu thơng trên thị trường tiền tệ như tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm ...

Thị trường vốn:

Là thị trường vốn dài hạn, cung cấp các khoản đầu tư dài hạn cho Chính phủ, doanh nghiệp. Các cơng cụ trên thị trường vốn cĩ thời gian đáo hạn trên một năm nên cĩ độ rủi ro và mức sinh lời cao hơn cơng cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.

Thị trường vốn gồm cĩ:

+ Thị trường chứng khốn: mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu cơng ty, trái phiếu chính phủ...

+ Thị trường thuê mua tài chính: cung cấp tín dụng trung, dài hạn cho các doanh nghiệp thơng qua hình thức tài trợ cho thuê tài sản.

+ Thị trường thế chấp: cung cấp tín dụng dài hạn cho doanh nghiệp với điều kiện phải cĩ thế chấp.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ hình thành trước, do ban đầu nhu cầu về vốn và tiết kiệm chưa cao và chủ yếu là vốn ngắn hạn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn phát sinh dẫn đến sự xuất hiện của thị trường vốn ra đời.

Bước sang thế kỷ 21, thị trường vốn đang dần thay thế hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống để trở thành kênh cung cấp tài chính quan trọng cho doanh nghiệp trong các quốc gia cĩ nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khốn là nơi cung cấp vốn dài và trung hạn cho các doanh nghiệp để phát triển kinh tế và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Ngày nay thị trường chứng khốn cĩ mặt hầu hết ở tất cả các quốc gia cĩ nền kinh tế phát triển và gắn chặt với sự phát triển đi lên của nền kinh tế các quốc gia đĩ. Điển hình như: TTCK Anh(1773), TTCK Mỹ (1792) hay các nước đang phát triển như : Trung Quốc, Singapore,…

Chính vì thế, ở Việt Nam, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “… Từ năm 1998 đến 2000, chúng ta quyết tâm tạo lập một thị trường chứng khốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước…” Trong những năm đầu đổi mới, khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hĩa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng thị trường chứng khốn đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết hơn bao giờ hết, là sự quyết tâm, là chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Trong q trình đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thị trường chứng khốn Việt Nam ra đời là một bước đi tất yếu của quá trình cải cách ngành ngân hàng (Ngân hàng từ một cấp (NHNN đảm đương các chức năng của ngân hàng thương mại) sang hai cấp (NHNN đĩng vai trị ngân hàng trung ương với vệ tinh là các ngân hàng thương mại)). TTCK là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đơng đảo quần chúng cĩ nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn (Trang 43 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)