Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

1.5 Xử lý nợ xấu, tồn đọng tại một số NHTM và bài học kinh nghiệm

1.5.3 Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm xử lý nợ của các NHTM nước ngoài (cụ thể là Thái Lan và Trung Quốc) và thực tiễn xử lý nợ của hệ thống các NHTMVN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ như sau:

Thứ nhất, về quan điểm, cần phải xem việc xử lý nợ xấu, tồn đọng là việc làm mang tính cấp bách và là yêu cầu tất yếu để thu hồi nợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính Ngân hàng;

Thứ hai, để công tác xử lý nợ đạt hiệu quả cao như mong đợi, cần phải có sự kết hợp đồng bộ từ nhiều phía: nỗ lực từ chính Ngân hàng cộng với sự phối hợp đồng bộ của Chính phủ (NHNN, BTC, các cơ quan hữu quan..) cũng như thiện chí của các khách nợ;

Thứ ba, xử lý nợ xấu, tồn đọng của NH sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu công tác quản lý nợ xấu phát sinh trong q trình HĐKD chặt chẽ (cơng tác thẩm tra, định giá TSBĐ, quản lý khách hàng vay vốn, quản lý TSBĐ nợ vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay có dấu hiệu mang lại rủi ro cao cho NH…). Bên cạnh đó, các kỹ thuật xử lý thu nợ, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp… của NH cần được đa dạng hóa; nên áp dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong cách phân loại nợ xấu để có cách thức xử lý phù hợp hơn;

Thứ tư, về việc áp dụng mơ hình xử lý nợ: hiện nay đa số NH các nước cũng như các NH tại Việt Nam đều áp dụng theo mơ hình cơng ty AMC để xử lý nợ xấu cho NH mẹ. Cùng với các AMC, Chính phủ cũng thành lập thêm một Cơng ty mua bán nợ để thúc đẩy việc xử lý nợ đạt hiệu quả cao hơn (ví dụ như Thái Lan có Cơng ty TAMC, Indonexia có IBRA – Indonexia Bank Restructuring Agency; Hàn Quốc có KAMCO – Korea Asset Management Company và Việt Nam có DATC…). Tuy nhiên, thành cơng trong việc áp dụng các mơ hình xử lý nợ này tùy thuộc vào hoạt động của từng thị trường mua bán nợ mỗi nước có

phát triển hay khơng và sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ nước đó ở mức độ nào (về mặt cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý.. trong cơng tác xử lý nợ tồn đọng);

Thứ năm, công tác xử lý nợ xấu NH phải đặt trong môi trường cơ cấu lại hệ thống NH, nâng cao năng lực quản trị NH để từ đó các NH sẽ tái cơ cấu tài chính NH một cách tồn diện, đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày một số nét chính cơ sở lý luận về nợ xấu tồn đọng và công tác xử lý nợ xấu tồn đọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Có thể thấy, tồn bộ bức tranh tổng quan về nợ xấu của các Ngân hàng, nguyên nhân và cách thức các ngân hàng lựa chọn để xử lý nợ xấu tồn đọng cũng như các cơ sở pháp lý để Ngân hàng thực thi vấn đề này đã được trình bày rõ. Thơng qua các chức năng về công tác xử lý nợ tồn đọngï, vai trị và tính cấp thiết của công tác xử lý nợ tồn đọng trong bối cảnh hiện nay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã được làm nổi bật. Thêm vào đó, việc nghiên cứu công tác xử lý nợ tồn đọng tại một số Ngân hàng thương mại nước ngoài và Ngân hàng thương mại trong nước đã rút ra được những bài học kinh nghiệm q báu. Cơ sở lý luận trình bày tại chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại Hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)