Đánh giá chung về công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống NHNTVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

2.3.1 Những mặt đạt được

Có thể nhận xét, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện xử lý nợ tồn đọng theo Đề án, NHNT đã xử lý được một khối lượng lớn nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm do cơ chế cũ để lại và hàng trăm tỷ đồng nợ xấu khơng nằm trong Đề án. Tính đến nay, khối lượng nợ tồn đọng đã được giải quyết xong. Song song với việc xử

lý, để ngăn ngừa các khoản nợ xấu gia tăng, bên cạnh việc trích lập đầy đủ DPRR theo đúng quy định của NHNN, NHNT cũng đang tích cực hồn thiện việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ và trích lập DPRR theo phương pháp định tính nhằm phục vụ cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn.

Ngồi ra, NHNT cũng đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DATC (04/10/2006) để bán các khoản nợ xấu của Ngân hàng (nợ quá hạn được phân loại vào các nhóm 3, 4, 5 theo QĐ 493 của NHNN, các khoản nợ còn tồn đọng đã được NH xử lý bằng nguồn DPRR hiện đang hạch tốn ngoại bảng…), góp phần phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

2.3.2 Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong công tác xử lý nợ tồn đọng, NHNT cịn có một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, việc xử lý nợ cịn mang tính bao cấp như khoanh nợ, xóa nợ, thủ tục rườm rà, phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan chức năng nên tốc độ xử lý chậm, chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, mặc dù theo nghị định 178, các TCTD được quyền chủ động xử lý TSBĐ trong trường hợp đã quá thời gian thỏa thuận mà tài sản vẫn chưa được xử lý nhưng thực tế NHNT khơng tồn quyền chủ động quyết định trong xử lý thu nợ. Việc bán tài sản phải thơng qua các cơ quan chức năng có liên quan, chẳng hạn như muốn phát mãi tài sản của DNNN phải có sự đồng ý của Cục quản lý vốn, Bộ chủ quản, còn nếu là đất đai phải xin ý kiến của UBND chính quyền địa phương…

Thứ ba, việc định giá TSBĐ để xác định giá khởi điểm, đưa tài sản ra bán đấu giá còn quá cao, chưa sát với giá thị trường. Thường AMC/NHNT sau nhiều lần đăng báo nếu khơng có khách hàng đăng ký mua thì Ngân hàng sẽ giảm giá đến khi bán được tài sản chứ khơng có trường hợp giữ lại tài sản, chờ thị trường bất động sản tăng giá để bán hoặc chọn thời điểm bán thích hợp để bán được giá; do đó, việc phát mãi TSBĐ để thu hồi nợ mang tính chất “xử lý” nhiều hơn kinh doanh.

Thứ tư, cơng tác xử lý nợ của AMC/NHNT chỉ xốy mạnh vào việc xử lý TSBĐ, chưa mở rộng các hình thức xử lý thu nợ khác như góp vốn, đầu tư sửa chữa, liên doanh liên kết hay mua bán các khoản nợ cho Công ty mua bán nợ do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, tổ chức nhân sự chưa thật sự tương xứng với cơng việc được giao, cịn thiếu, yếu và khơng ổn định. Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, cơ chế để ngăn chặn nợ xấu gia tăng trong HĐKD NH chưa hoàn thiện…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)