Hiện trạng ngành báo in thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở thành phố hồ chí minh đến năm 2015 (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Hiện trạng ngành báo in thành phố

Báo in được định nghĩa đơn giản bao gồm báo và tạp chí là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội.

¾ 18 cơ quan báo chí xuất bản các ấn phẩm báo in có số kỳ phát hành ít nhất 2 kỳ/tuần. Trong đó, 3 đơn vị có ấn phẩm nhật báo (7 kỳ/tuần) là: Báo Tuổi Trẻ, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Người Lao Động.(Phụ lục 7)

¾ 18 cơ quan báo chí xuất bản các ấn phẩm tạp chí.

Báo in là ngành có tỷ lệ các nhà báo làm việc cao nhất tại thành phố.

Bảng 1 : Tỷ lệ nhà báo thành phố làm việc tại các cơ quan truyền thơng

Loại hình truyền thơng Tỷ lệ

Báo ra hàng ngày 35%

Tuần báo & tạp chí 21%

Đài truyền hình 36%

Đài phát thanh 8%

(Nguồn : Ban Tư tưởng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)

2.4.2. Cơ hội và thách thức của ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.2.1. Thị trường báo in là thị trường truyền thống nhưng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt

Ngành báo in là ngành báo chí truyền thống có mặt từ giai đoạn đầu tiên hình thành và phát triển của nền báo chí thế giới và Việt Nam. Chính vì đặc

27

Thói quen đọc báo của một bộ phận lớn dân chúng làm cho báo in chỉ đứng sau báo hình về mặt hiệu quả quảng cáo nhưng về mặt hiệu quả kinh tế thì quảng cáo trên báo in rẻ hơn rất nhiều so với báo hình.

Thị trường báo in ở Việt Nam hiện nay chịu sự quản lý của Nhà nước và ngành báo in cũng là ngành đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt là trong khâu in ấn và những chi phí dành cho đội ngũ nhà báo biên tập viên của các tờ báo. Do đó số lượng các tờ báo in khơng nhiều và còn nhiều vùng, nhiều khu vực ở Việt Nam chưa nằm trong tầm phủ của ngành báo in. Điều này làm cho việc cạnh tranh trong nội bộ thị trường báo in chỉ xảy ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế và đây còn là thị trường nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do các báo in thường khô khan về thông tin và trên các báo in thường đăng trùng nhiều tin tức, người đọc thường tìm đến các loại hình truyền thơng mới mang tính giải trí cao và tiện ích hơn như truyền hình kỹ thuật số, báo điện tử, báo mobile. Ngành báo in hiện nay đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các loại hình truyền thơng khác như báo nói, báo hình và đặc biệt là báo điện tử trong và ngồi nước. Những loại hình truyền thơng này với tầm phủ rộng (báo nói), sự phong phú về hình ảnh, âm thanh truyền tải (báo hình), tính tiện lợi, kinh tế, kịp thời về tin tức (báo điện tử) đang khai thác triệt để những hạn chế của báo in trong tính tức thời của tin tức (vì cần thời gian cho việc in ấn và phát hành), tính đơn điệu để tranh giành nguồn thu từ quảng cáo.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế cũng sẽ sớm mở đường cho các ấn phẩm nước ngồi xuất bản tại Việt Nam. Lúc đó, cho dù có sự hạn chế từ các cơ quan quản lý nhưng báo chí Việt Nam nói chung và báo in nói riêng sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong việc tồn tại và phát triển.

28

2.4.2.2. Hướng phát triển mới của ngành báo in cịn gặp nhiều khó khăn

Để tăng hiệu quả khai thác thị trường phát hành và quảng cáo, giải pháp hiện nay của nhiều tờ báo là mở rộng phạm vi phát hành ra phạm vi cả nước và để giảm các chi phí in ấn, vận chuyển cũng như tăng tính kịp thời trong việc đưa những tin tức trong khu vực có liên quan mật thiết đến người đọc trong khu vực, dưới hình thức mở các Văn phịng đại diện tại các địa phương và các Văn phòng đại diện này hoạt động như một Tịa soạn nhỏ tại ngay các địa phương. Tính độc lập của các Văn phòng đại diện này sẽ được tăng dần theo sự phát triển của tờ báo trong khu vực.

Đây là một giải pháp đúng đắn nhưng sự thành cơng rất hạn chế chủ yếu vì đội ngũ nhân lực cho các văn phòng đại diện này vừa thiếu vừa yếu. Điều này đã hạn chế rất nhiều năng lực cạnh tranh của các tờ báo in của thành phố với các tờ báo địa phương.

Tóm lại, ngành báo chí Thành phố bao gồm báo in là một ngành có nhiều đặc thù tuy chưa thể phát triển lên thành một ngành cơng nghiệp hồn chỉnh nhưng hiện nay, sự độc lập về mặt kinh tế hướng đến kinh doanh có lợi nhuận là con đường phát triển của nhiều cơ quan báo chí. Hiệu quả tuy cịn thấp nhưng nhìn chung đã có những tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là về mặt kinh tế cho các báo in của thành phố.

2.5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

2.5.1. Đặc điểm lao động ngành báo in

Qua khảo sát 5 cơ quan báo chí lớn tại thành phố (Phụ lục 8), cho thấy thực trạng lao động ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh như sau :

• Tính chất của lao động ngành báo chí là lao động trí óc (viết tin bài) kết hợp với việc lao động trực tiếp (tiếp cận, điều tra), trong đó tỷ trọng sử dụng chất xám là rất cao.

29

• Đa số nhà báo đạt được tính ổn định trong cơng việc cao (đối với những lao động đã có hợp đồng chính thức), có điều kiện cộng tác với nhiều cơ quan báo chí khác nhau trong cùng một thời điểm. Chính đặc điểm này làm cho ngành báo chí thành phố mất đi tính đa dạng, phong phú và cũng làm cho nhu cầu về phát triển lực lượng nhà báo trong các cơ quan báo chí bị hạn chế.

• Lao động của ngành nghề này có thời gian làm việc khơng cố định, cường độ làm việc cũng khơng ổn định do u cầu về tính kịp thời của thơng tin và địa bàn tác nghiệp rộng vì phạm vi khai thác thơng tin ln được mở rộng. Lao động của ngành này chịu sức ép về thời gian đưa tin bài do hạn chế về thời gian in ấn, phát hành các ấn phẩm báo và do tính cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí. Cơng tác thu thập thơng tin của nhà báo phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên ngồi như : nguồn cung cấp thơng tin, tầm ảnh hưởng, quy mô của đề tài,... nên thời gian làm việc và cường độ công việc của họ không ổn định.

• Do địi hỏi về tính “nóng” của tin bài làm cho nhà báo phải thường xuyên tác nghiệp tại các địa điểm có mức độ nguy hiểm cao như : hiện trường thiên tai, án mạng,.... Bên cạnh đó, nhà báo thường phải giao tiếp với nhiều thành phần phức tạp trong xã hội và bài viết trên báo thường gây ảnh hưởng đến một số đối tượng nguy hiểm. Đây chính là lý do khiến nghề báo là một trong những nghề gian khổ của xã hội, nhưng cũng là ngành nghề hấp dẫn trong các ngành nghề thí sinh chọn khi thi vào đại học.

• Theo ước tính hiện nay, trong 13.000 nhà báo chuyên nghiệp có tới 70% chưa được đào tạo hoặc đào tạo lại sau nhiều năm học các lớp nghiệp vụ báo chí.

30

Bảng 2 : Số liệu nhân sự của một số tờ báo tại thành phố

Cơ quan Báo

Tổng số lao động Thư ký Tịa soạn, Trưởng ban Phóng viên Biên tập viên Tổng số nhà báo (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3) + (4)+ (5) Sài Gịn Giải Phóng 422 37 54 23 114 Tuổi trẻ 303 35 77 8 120 Người lao động 168 32 69 28 129

Thời báo Kinh tế Sài Gòn 163 28 40 13 81

Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh 134 11 38 10 59

Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh 68 12 30 2 44

Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 57 7 27 5 39

Khoa học phổ thông 33 13 10 5 28

(Nguồn : Ban Tư tưởng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong các tờ báo ở Thành phố, số lượng phóng viên chiếm khoảng 34% tổng số lao động. Số lượng phóng viên của các cơ quan báo chí thay đổi phụ thuộc vào số lượng ấn phẩm và số kỳ phát hành của mỗi cơ quan báo chí.

Bảng 3 : Phân loại trình độ chun mơn của đội ngũ phóng viên tại một

số tờ báo tại thành phố

Phân loại Báo Sài Gịn Giải Phóng Báo Tuổi Trẻ

Tổng số lao động 422 303 Số lượng phóng viên 114 120 Trình độ chun mơn THCN và tương đương 1 0 Cao đẳng, đại học 112 113 Chuyên ngành báo chí 44 68 Khác 68 45 Trên đại học 1 6 Chuyên ngành báo chí 0 2 Khác 1 4

31

Lao động của ngành báo chủ yếu là trí thức, có trình độ học vấn cao và khá đồng đều (bình qn 87,5% số lao động có trình độ đại học và trên đại học – Số liệu của Sở Văn hóa – Thơng tin TP.HCM). Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, ngoài lực lượng nhà báo phụ trách các mảng tin quốc tế, đối ngoại, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất thấp.

Do trên thực tế có một khoảng cách giữa việc đào tạo và công tác thực tế nên trong giai đoạn đầu của q trình cơng tác, lực lượng lao động của ngành báo có nhu cầu rất lớn về đào tạo và đào tạo lại. Tuy nhiên, sau một thời gian cơng tác tính chất ổn định trong cơng việc đã tạo nên tính ỳ, làm giảm động cơ tham gia đào tạo ở một bộ phận phóng viên đặc biệt là bộ phận phóng viên có thâm niên. Ngồi ra, thời gian cơng tác khơng ổn định cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo cho đội ngũ lao động này, gần 55% những lao động trong ngành báo chí bỏ dở một khóa đào tạo vì ngun nhân giờ giấc khơng phù hợp.

Sự phát triển của ngành báo in tại thành phố còn thiếu sự hoạch định chi tiết ở các cấp. Khâu định hướng nghề nghiệp ban đầu làm cho một bộ phận sinh viên thi vào báo chí mà khơng có một định hướng cụ thể cho nghề nghiệp tương lai mà chỉ vì cái tên ngành khá hấp dẫn. Công tác đào tạo cũng gặp nhiều hạn chế cả về giáo trình, tính hợp lý của lịch học lẫn đội ngũ giáo viên. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cho đến hiện nay vẫn chưa được quan tâm tại Việt Nam. Công tác đào tạo tại các cơ quan báo chí thường ít được coi trọng. Những nguyên nhân trên làm cho công tác đào tạo đội ngũ nhà báo báo in tại thành phố ít được chú trọng và kém hiệu quả.

Tình trạng gần như được bảo hộ, bao cấp của ngành báo in tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng làm cho khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí ở mức thấp vì chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành và khu

32

2.5.3. Thực trạng hệ thống đào tạo ngành báo in Thành phố

2.5.3.1. Thực trạng công tác đào tạo tại các cơ quan báo in thành phố

Qua khảo sát điều tra có thể chia cơng tác đào tạo của ngành báo in tại các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thành 3 nhóm :

Nhóm 1 : Các cơ quan nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và có hệ thống đào tạo hiệu quả.

Nhóm 2 : Các cơ quan báo chí ít quan tâm đến công tác đào tạo và hệ thống đào tạo kém gần như chỉ mang tính hình thức.

Nhóm 3 : Các cơ quan hồn tồn khơng quan tâm đến đào tạo.

™ Nhóm 1

Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có Báo Tuổi Trẻ là nằm trong nhóm này. Báo Tuổi Trẻ có bộ phận chun trách cơng tác đào tạo nguồn nhân sự, với các chức năng chính :

• Nắm vững thực trạng nguồn nhân lực trong Báo.

• Tuyển dụng lao động mới.

• Lên các kế hoạch đào tạo, thực hiện công tác đào tạo.

Một số nguyên nhân làm nên chất lượng cao của đội ngũ nhà báo tại Báo Tuổi Trẻ là :

33

• Đây là cơ quan báo chí kinh doanh có thực lãi cao nhất tại thành phố hiện nay, khơng chỉ có nguồn lợi nhuận từ báo chí mà Báo Tuổi Trẻ cịn có nguồn thu từ một số cơng ty trực thuộc kinh doanh trong các lĩnh vực : in ấn (công ty Lê Quang Lộc), cho th văn phịng (cơng ty YOKO),..... Có cơ chế quản lý thống về mặt tài chính tạo nên sự chủ động cho Báo về mặt tài chính. Chính từ hoạt động hiệu quả này, Báo Tuổi Trẻ có điều kiện trích lập qũy đào tạo với quy mô lớn, tạo nhiều thuận lợi cho công tác đào tạo của Báo đặc biệt trong việc nâng cao chuẩn trình độ của đội ngũ phóng viên.

• Nguồn thu nhập của nhà báo Báo Tuổi Trẻ cao nhất trong các cơ quan báo chí tại thành phố, tạo điều kiện cho đội ngũ nhà báo của Báo có điều kiện và động cơ tham gia đào tạo. Nguồn thu nhập này cũng giúp Báo Tuổi Trẻ thu hút được nhiều các sinh viên báo chí giỏi mới ra trường hoặc những phóng viên giỏi, có trình độ từ các cơ quan báo chí khác.

• Có sự quan tâm của cấp lãnh đạo về việc đào tạo. Quỹ đào tạo của Báo Tuổi Trẻ được sử dụng đúng mục đích đào tạo với kế hoạch đào tạo hàng năm. Với lợi thế về mặt quan hệ và uy tín, hàng năm, Báo Tuổi Trẻ được cấp số suất học bổng trong và ngoài nước vào mức cao nhất trong các cơ quan báo chí tại thành phố. Báo cũng tự đứng ra tổ chức các lớp đào tạo cho nhà báo theo yêu cầu của Báo trên cơ sở hợp tác với các trường trong và ngồi nước.

™ Nhóm 2

Các cơ quan báo chí trong nhóm này thường là các cơ quan báo in có ít nhất một ấn phẩm có số lượng phát hành từ 2 kỳ/tuần trở lên với các đặc điểm :

• Khơng có bộ phận chun mơn phụ trách đào tạo chỉ có bộ phận phụ

trách chung về nhân sự với đội ngũ nhân viên hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng (Trừ Báo Sài Gịn Giải Phóng vào giữa năm 2006 đã thành lập

34

• Cơ chế quản lý tài chính từ các cơ quan chủ quản rất chặt chẽ. Nguồn thu chính là từ hoạt động quảng cáo trên báo chí, ít hoặc khơng có nguồn thu bổ sung khác.

• Có qũy đào tạo tương đối lớn nhưng qũy đào tạo thường sử dụng sai mục đích, phần lớn được sử dụng để quyết tốn những chi phí tham quan nước ngồi của các cấp lãnh đạo.

• Khơng có kế hoạch để nâng cao phẩm chất đạo đức và tu dưỡng cho

những phóng viên – biên tập viên thuộc diện "cán bộ nguồn" ngồi một số buổi họp, nghe nói chuyện khơng thường xun hoặc các khóa học chính trị mà người tham dự phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí xét tuyển.

™ Nhóm 3

Bao gồm các cơ quan báo có quy mơ nhỏ, các tạp chí. Các cơ quan báo chí này thường :

• Khơng có bộ phận chun trách về đào tạo.

• Khơng có qũy đào tạo.

• Đội ngũ nhà báo chủ yếu là các cộng tác viên từ các tờ báo lớn do đó khơng có nhu cầu về đào tạo. Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi phí để giảm giá thành cũng làm giảm đi sự quan tâm đến công tác đào tạo của các cấp lãnh đạo.

Điều này cho thấy, tại đa số các cơ quan báo chí thành phố cơng tác đào tạo vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch trước đây với các đặc điểm : thụ động, cứng nhắc, mang nặng tính chủ quan.

35

Các cơ sở đào tạo phóng viên trong nước (Phụ lục 9) hàng năm cho ra trường khoảng 900 cử nhân báo chí các hệ chính quy, tại chức, văn bằng 2, sau đại học với các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đồng thời, đào tạo gần 1.000 sinh viên các hệ mỗi năm. Có thể nói lực lượng lao động bổ sung cho đội ngũ phóng viên ngành báo chí nói chung là khơng thiếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở thành phố hồ chí minh đến năm 2015 (Trang 27)