Một số giải pháp nâng cao năng lực cho ngành và các cơ quan báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở thành phố hồ chí minh đến năm 2015 (Trang 58 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Hệ thống giải pháp đào tạo đội ngũ nhà báo cho ngành báo in

3.3.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cho ngành và các cơ quan báo

báo chí Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.4.1. Duy trì và phát triển thị trường

Ngành báo chí thành phố cần khuyến khích các cơ quan báo chí hướng đến việc mở rộng thị trường phát hành ra các địa phương trong cả nước.

Do đặc tính địa phương trong hoạt động báo chí nên để các tờ báo thành phố có thể có độc giả ở các địa phương khác thì các cơ quan báo chí cần phải phát triển hệ thống Văn phòng đại diện ở các địa phương. Hệ thống Văn phòng đại diện này sẽ kịp thời cập nhật các thông tin của địa phương vào những trang đặc biệt dành riêng cho địa phương bên cạnh những trang bình thường như ấn phẩm phát hành tại thành phố. Những trang địa phương này sẽ thu hút độc giả địa phương bằng những thông tin gần gũi, liên quan chặt chẽ đến đời sống của họ và sẽ là cơ sở để các báo thu hút quảng cáo tại địa phương, tăng nguồn thu chính trong hoạt động báo chí cho các tờ báo.

3.3.4.2. Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu thông tin của độc giả

Trong nhiều năm qua, chỉ duy nhất ấn phẩm Tuổi Trẻ Cuối Tuần của Báo Tuổi Trẻ tiến hành thăm dò ý kiến của độc giả để cải tiến hình thức và nội dung ấn phẩm. Điều này cho thấy, ngành báo in thành phố dường như đã đi vào lối mịn, ít chú ý đến nhu cầu thơng tin của độc giả. Tuy thơng tin báo chí chịu sự kiểm sốt khá chặt chẽ những các cơ quan báo chí cần chú ý hơn đến nhu cầu

58

3.3.4.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đi kèm theo báo chí

Giải pháp này địi hỏi các cơ quan báo chí sẽ phải cung cấp những loại hình dịch vụ trọn gói. Từ tổ chức sự kiện, thiết kế mẫu quảng cáo, xây dựng chiến lược quảng cáo cho những sản phẩm thương mại riêng biệt, nhất là những sản phẩm thương mại có vịng đời ngắn. Hiện nay, ở thành phố, các báo in chủ yếu nhận những hợp đồng quảng cáo các sản phẩm thương mại thông qua sự phân phối của các công ty quảng cáo chuyên nghiệp. Điều này làm cho hoạt động quảng cáo – hoạt động tạo nguồn thu chính cho ngành báo – rất bị động và phần lớn các khoản thu trong các chương trình quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc về các cơng ty quảng cáo với thiết kế phí rất cao. Nếu các cơ quan báo chí của thành phố có thể xây dựng đội ngũ chun mơn có đủ khả năng để đảm nhận việc cung cấp dịch vụ trọn gói thì khơng những thương hiệu báo chí được nâng lên mà nguồn thu từ những hoạt động này cũng tăng lên đáng kể.

3.3.4.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong số 36 cơ quan báo in tại thành phố chỉ có khoảng 7, 8 đơn vị báo chí chun nghiệp, có quy mơ lớn về số lượng phát hành cũng như đội ngũ nhà báo, có đầu tư lớn vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất. Chính những đơn vị này mới có đủ năng lực để phát triển thành các tập đồn báo chí theo định hướng phát triển báo chí của thành phố và cả nước. Do đó, cần sớm có một cuộc tổng điều tra, đánh giá năng lực của ngành báo in thành phố để có những ưu tiên phát triển cho những cơ quan báo chí chuyên nghiệp, mở rộng cơ chế quản lý, bổ sung chức năng hoạt động cho những đơn vị báo chí thực sự có năng lực để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc ưu tiên phát triển trọng điểm này sẽ khơng làm mất đi tính phong phú đa dạng của thị trường báo chí thành phố vì những tập đồn báo chí trong tương lai sẽ phát triển những ấn phẩm truyền thống mang

59

Hiện nay, khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí cịn rất thấp vì sự hạn chế trong số lượng cơ quan báo chí ở thành phố và cả nước, vì tư duy bao cấp vẫn tồn tại trong một bộ phận lớn các cơ quan báo chí và vì sự quản lý khá chặt về mặt thông tin. Sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa một số tờ báo lớn và sự phân chia thị phần tương đối ổn định nên sức ép cạnh tranh lên các cơ quan báo chí khơng q lớn. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy năng lực phát triển của các cơ quan báo chí, sức ép cạnh tranh không đủ lớn sẽ làm các cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn một khi q trình hội nhập địi hỏi việc mở cửa thị trường báo chí trong nước. Do đó, nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay của các cơ quan báo chí là phải tạo được cho mình các ấn phẩm truyền thống và lượng độc giả truyền thống. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các cơ quan báo chí nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng cho quá trình hội nhập, mở cửa thị trường báo chí.

3.3.4.5. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Xu hướng phát triển các tập đồn báo chí địi hỏi các cơ quan báo chí phải có các cơng ty thành viên trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Những công ty trực thuộc này sẽ tạo nguồn thu thêm cho các cơ quan báo chí bên cạnh nguồn thu từ hoạt động quảng cáo để giảm giá dần và tiến đến phát không các ấn phẩm báo in. Đây là một lộ trình tất yếu của báo in từ khi báo điện tử ra đời. Để quản lý hiệu quả những cơng ty này, các cơ quan báo chí cần phải nâng cao năng lực quản lý của mình thơng qua việc xây dựng và đạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO.

3.3.4.6. Xây dựng thương hiệu cho các cơ quan báo chí tại Thành phố

Thương hiệu ngày nay là một trong những tài sản vơ hình q giá đặc biệt với các cơ quan báo chí. Thương hiệu báo chí khơng chỉ là cái tên, logo báo mà

60

3.3.5. Một số kiến nghị khác

3.3.5.1. Tạo sự công bằng về cạnh tranh và phân chia thị phần giữa các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, thông qua các cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí đều có những đơn vị được yêu cầu mua báo (Ví dụ : Các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các đơn vị kinh tế Đảng đều phải mua báo Nhân Dân và Báo Sài Gịn Giải Phóng theo cơng văn số 139 – CV/TU về việc mua và đọc báo Đảng, các tổ chức cơ quan thuộc Thành đoàn đều phải mua Báo Tuổi Trẻ,…). Điều này vừa tạo ra sự phân chia thị trường báo chí khơng theo quy luật thị trường vừa tạo ra thói quen ỷ lại của các cơ quan báo chí.

Ngồi ra, các cơ quan báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên danh nghĩa đều hoạt động dưới mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu dù trên thực tế nhiều đơn vị hoạt động như doanh nghiệp. Mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu giúp các cơ quan báo chí nhận được ưu đãi về mặt thuế (chỉ phải đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp nhưng lại được hưởng chính sách hồn thuế để đầu tư cho phát triển) nhưng hạn chế về mặt tự chủ hoạt động. Những ưu đãi này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của những cơ quan báo chí.

Do đó, cần có những điều chỉnh về mặt quản lý Nhà nước, hình thành những quy định pháp lý chung để hạn chế sự phân chia thị trường trong nội bộ

61

3.3.5.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý cho các cơ qua báo chí

Cơ chế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh báo chí và cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền tự chủ về tài chính, nhân sự,...; giảm bớt áp lực quản lý và điều tiết từ các cơ quan chủ quản và các cơ quan Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm sự quản lý về mặt thông tin) sẽ nâng cao khả năng tự chủ, khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Kết luận chương III

Ngành báo chí nói chung và ngành báo in nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách ưu đãi khuyến khích của thành phố và của Nhà nước. Tuy nhiên sự phát triển của ngành cịn có thể tiến lên những bước cao hơn nếu cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhà báo tại các cơ quan báo chí sớm nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Để khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong công tác đào tạo của ngành, bản thân các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo cần phối hợp thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống giải pháp trong cơng tác đào tạo hiện nay. Hồn thiện hệ thống trường lớp đào tạo nhà báo, tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư hợp lý cho cơ sở vật chất, cải tiến giáo trình, phương pháp giảng dạy và tổ chức các lớp học khoa học hơn, cùng với việc chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ quan báo chí.

Thực hiện được các giải pháp này, chắc chắn từ nay đến năm 2015 ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ nhà báo để đạt được các mục tiêu phát triển đã đặt ra.

62

KẾT LUẬN

Ngành báo chí Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ đóng góp cho sự phát triển về mặt kinh tế một cách trực tiếp (qua việc hoạt động sản xuất kinh doanh) và gián tiếp (thông qua việc cung cấp những thông tin cần thiết thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với thành phố) mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống người dân, phát triển các mặt văn hóa, xã hội của thành phố, trong đó, ngành báo in là một bộ phận rất quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương hội đủ những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành báo chí nói chung và ngành báo in nói riêng. Ngành báo in thành phố trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành ngành có vị trí trung tâm, hàng đầu trên cả nước, trở thành một trong những thế mạnh của thành phố. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của ngành, một thực tế đặt ra là công tác này chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa ngành báo chí, các cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Trong những năm tới, nếu được Chính Phủ, Thành phố, Bộ Văn hóa – Thơng tin, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung Ương và Hội Nhà báo quan tâm đưa ra các giải pháp cần thiết để phát triển một cách có hiệu quả cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan báo in trên địa bàn Thành phố thì chắc chắn sự phát triển của ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

Với đề tài “Một số giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân

lực cho ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”, trên cơ sở

các luận cứ, thông tin, số liệu điều tra, tác giả mong muốn nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp một phần vào cơng cuộc đổi mới và phát triển ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh.

63

Do đặc thù của ngành, trong quá trình làm luận văn tác giả gặp một số khó khăn trong cơng tác điều tra, thu thập số liệu về thời gian và không gian, điều này làm cho nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, các chuyên gia trong ngành và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đàm Xuân Anh – Luận văn Thạc sỹ “ Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” – 2004.

2. Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – “Chỉ thị 22 : Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản” – 1997.

3. Bài viết trên Báo Lao Động 11/2005 – “Đào tạo báo chí : con đường gian nan”

4. Bài viết trên trang web Vietnam Journalism – “Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh” – 2004

5. Bài viết trên Nội san Thông tấn 5/2006 – “Đào tạo cán bộ : đừng đợi nước ướt đến chân”

6. Báo cáo tài chính của Báo Sài Gịn Giải Phóng năm 1998 – 2006

7. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội – Chiến lược đào tạo nghề 2001 – 2010.

8. Bộ Văn hóa Thơng tin – “Đề án Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2015” – 2003.

9. Các tạp chí : Nghề báo, Thời báo kinh tế Việt Nam, Người làm báo. 10. Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 1994 –

“Nền báo chí Hoa Kỳ”.

11. Tiến sỹ Trần Kim Dung – Quản trị nguồn nhân lực – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2000

12. GS.TS. Hồ Đức Hùng – “Phương pháp quản lý doanh nghiệp” – 2000 13. ThS. Hồng Ngọc Nhậm – “Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo thống

kê” – 2004

14. “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo – Kinh nghiệm Đông Á” – NXB Khoa học Xã hội – 2003

15. TS.Trần Hữu Quang – “Xã hội học báo chí” – NXB Trẻ – 2006.

16. Trần Quang – “Đạo đức nghề báo : Lương tâm và lòng tự trọng” – 06/2006.

17. Trần Quang – “Thử tìm một quy trình hợp lý trong cơng tác đào tạo người làm báo” – Bài đăng trên tạp chí “Người làm báo” 04/2006.

18. Tổng cục Thống kê – “Niên giám thống kê 1985 – 2005” – NXB Thống kê Hà Nội – 2006

65

PHỤ LỤC 1

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Phương pháp Áp dụng cho Thực hiện tại

Quản trị, chuyên viên Công nhân Cả hai Tại nơi làm việc Ngoài nơi làm việc 1. Dạy kèm - - x x 0

2. Trò chơi kinh doanh x 0 0 0 x

3. Điển quản trị x 0 0 0 x

4. Hội nghị/ hội thảo x 0 0 0 x

5. Mơ hình ứng xử x 0 0 0 x

6. Huấn luyện tại bàn giấy

x 0 0 0 x

7. Thực tập sinh x 0 0 x 0

8. Đóng kịch x 0 0 0 x

9. Luân phiên công việc - - x x 0

10. Giảng dạy theo trình tự - - x 0 x 11. Giảng nhờ vi tính hỗ trợ - - x 0 x 12. Bài thuyết trình trong lớp - - x 0 x

13. Đào tạo tại chỗ 0 x 0 x 0

14. Đào tạo học nghề 0 x 0 x 0

15. Dụng cụ mô phỏng 0 x 0 0 x

16. Đào tạo xa nơi làm việc

0 x 0 0 x

Ghi chú :

- : Áp dụng cho cả hai cấp quản trị và công nhân 0 : Không áp dụng

X : Áp dụng

66

PHỤ LỤC 2

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CÁC PHƯƠNG PHÁP

ĐÀO TẠO ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

ĐÀO TẠO TẠI

DOANH NGHIỆP doanh nghiệp - Thỏa mãn nhu cầu riêng của - Các kỹ năng và hiểu biết về bản thân doanh nghiệp tăng lên - Hình thành và duy trì văn hóa, các quy định và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

- Rất có hiệu quả đối với các đơn vị phân tán

- Có thể khơng bao gồm những thay đổi từ bên ngồi

ĐÀO TẠO BÊN NGỒI

- Nâng cao sự nhạy cảm đối với mơi trường bên ngồi.

- Phát triển khả năng linh hoạt - Tác động của môi trường khác biệt - Mở rộng quan hệ với các tổ chức khác - Có những cách tiếp cận và tư tưởng mới - Chấp nhận những thử thách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở thành phố hồ chí minh đến năm 2015 (Trang 58 - 94)