Cách thơng thường nhất của hoạt động mua bán cơng ty là mua (nhận
chuyển nhượng) phần gĩp vốn trong một cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc cổ phần trong cơng ty cổ phần (CTCP) , hay đĩng gĩp thêm vốn hay mua cổ phần phát hành thêm của cơng ty định đầu tư. Cơng ty TNHH và CTCP là 2 loại hình doanh nghiệp chính trong Luật Doanh Nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngồi. Các hình thức giao dịch khác được quy định trong Luật Doanh Nghiệp gồm sáp nhập, hợp nhất, chia và tách doanh nghiệp, nhưng các hình thức này thường được áp dụng trong việc tổ chức lại cơng ty. Hình thức bán tài sản cũng cĩ thể được áp dụng, tuy nhiên hầu hết được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng, cịn Luật Doanh Nghiệp hầu như khơng đề cập đến việc này. Đối với hoạt động mua bán cổ phần trong
doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư lần
đầu cĩ thể xem xét việc mua cổ phẩn của cơng ty nước ngồi đang nắm giữ cổ
phần trong doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Do đây là một
giao dịch sẽ diễn ra ở nước ngồi nên nĩ sẽ khơng cần được phê duyệt hay đăng ký tại Việt Nam, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi đang được xem xét đĩ thay đổi tên cơng ty do kết quả của hoạt động mua bán
cổ phần.
Việc đăng ký lại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư 2005 và các quy định hướng dẫn thi hành, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi đã thành lập
theo luật cũ được quyền lựa chọn đăng ký theo quy định của luật mới cho đến
được cấp đến khi hết thời hạn dự án. Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi
sẽ đăng ký lại theo hình thức pháp lý tương ứng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, gồm hình thức cơng ty TNHH một thành viên, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên của CTCP, trừ phi doanh nghiệp muốn thực hiện việc chuyển
đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp. Cùng với việc đăng ký lại, các doanh
nghiệp vốn đầu tư nước ngồi cĩ thể thực hiện việc chuyển đổi hình thức giữa TNHH và CP, phụ thuộc vào số lượng nhà đầu tư. Việc chuyển đổi về cơ bản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại và tiến hành các hoạt động hợp nhất sau này.
Nhà đầu tư nước ngồi giữ cổ phần trong các cơng ty trong nước
Việc đầu tư vốn tư nhân bởi các nhà đầu tư nước ngồi vào các cơng ty trong nước đã được cho phép vào năm 2000. Các cơng ty trong nước ở đây bao gồm các cơng ty được thành lập bởi các nhà đầu tư trong nước cổ phần hố. Tỉ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngồi trong các cơng ty trong nước bị hạn chế bởi các giới hạn:
+ Đối với các cơng ty chưa niêm yết, theo Quyết định số 36 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/3/2003, nhà đầu tư nước ngồi cĩ thể mua cổ phần của cơng ty trong nước nhưng khơng được vượt quá 30% vốn điều lệ, nhưng điều này chỉ được áp dụng trong một số lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
nhất định.
+ Đối với các cơng ty đã niêm yết, mức nắm giữ tối đa của các nhà đầu tư nước ngồi là 49% theo Quyết định số 238 của Thủ tướng Chính phủ ngày
Lưu ý rằng, Quyết định số 36 được ban hành trên cơ sở các luật cũ mà hiện
đã được thay thế bởi Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư cĩ hiệu lực từ ngày
1/7/2006. Quyết định này sẽ được thay thế bởi nghị định của Chính Phủ, theo
cam kết của Việt Nam với WTO. Theo đĩ nhà đầu tư nước ngồi được phép gĩp vốn hoặc mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với hạn mức chung khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp trong năm đầu tiên
sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy nhiên, rất tiếc là nghị định này hiện vẫn chưa được ban hành dù một
vài dự thảo đã được soạn lập và lấy ý kiến. Do vậy, Quyết định 36 trong thực tế vẫn được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước trong nhiều trường hợp. Chính do sự thiếu hụt cơ sở pháp lý này, nhiều giao dịch hợp nhất kể từ cuối năm 2006 liên quan đến nhà đầu tư nước ngồi đã bị ách tắc ở khâu đăng ký và thủ tục phê duyệt trong thời gian chờ nghị định mới hướng dẫn.