Đvt: triệu VNĐ
Cơ cấu vốn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Vốn 681,376 100% 779,434 100% 1,027,886 100% 987,165 100%
Tiền 110,757 16.3% 225,526 28.9% 132,467 12.9% 145,092 14.7% Các khoản phải thu 215,957 31.7% 173,891 22.3% 254,179 24.7% 209,964 21.3%
Hàng tồn kho 149,527 21.9% 104,472 13.4% 105,225 10.2% 128,351 13.0% Tài sản cố định 95,262 14.0% 108,395 13.9% 304,879 29.7% 350,312 35.5% Đầu tư tài chính 58,480 8.6% 93,837 12.0% 198,549 19.3% 102,285 10.4%
Khác 51,393 7.5% 73,313 9.4% 32,587 3.2% 51,161 5.2% Tốc độ tăng của vốn 100% 114% 132% 96%
Nguồn:- Báo cáo tài chính của VEIC năm 2003 - 2006 Chúng ta nhận thấy rằng:
+ Tỷ lệ nợ phải phải thu giảm từ 31.7% xuống 21.3%, tỷ lệ hàng tồn kho đã giảm từ 21.9% xuống còn 13% do thị phần hàng điện tử của VEIC giảm, so với năm 2003 doanh số bán hàng năm 2006 chỉ bằng 83% nên kéo theo công nợ cũng giảm . + Đã có sự gia tăng đầu tư đáng kể vào tài sản cố định nếu như năm 2003 chiếm 14% thì đến năm 2006 tài sản cố định lên đến 35.5% trên tổng tài sản. Thực ra đây khơng phải đầu tư máy móc thiết bị mà chủ yếu vào nhà làm việc, cao ốc văn phịng, thêm vào đó các năm 2005, 2006 các đơn vị thành viên được đánh giá lại giá trị nhà xưởng để cổ phần hóa.
Ngồi ra chúng ta nhận thấy cuối năm 2005 có sự gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vậy khoản đầu tư tài chính dài hạn ở đây là gì? Thực ra trong những năm gần đây, trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện tử dân dụng Việt Nam, mức lời của các đơn vị sản xuất ngày càng bị thu hẹp nên đã có sự chuyển hướng sang đầu tư các lĩnh vực khác như giáo dục, đất đai….
Nhìn chung qua bảng cơ cấu vốn trên chúng ta nhận thấy Tổng cơng ty đã có nhiều nỗ lực trên mọi lĩnh vực để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình,
tuy nhiên có lẽ cịn do thiếu định hướng chiến lược nên các nguồn lực không được huy động hết vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
2.2.2.6 Về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả SXKD
Tốc độ tăng trưởng SXKD của VEIC chưa ổn định doanh thu có xu hướng
giảm; doanh thu năm 2006 chỉ bằng 83% doanh thu năm 2003, nếu tổng doanh thu năm 2003 là 1,109,717 triệu đồng thì doanh thu năm 2006 là 919,038 triệu đồng.
Nguyên nhân chính của việc tụt giảm doanh thu do Hiệu quả SXKD ở một số
CTTV cịn thấp, cơng tác quản lý yếu kém. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công
nghệ hạn chế. Năng lực sản xuất nhiều năm hầu như khơng tăng (Nguồn: Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch SXKD năm 2004 định hướng kế hoạch 2005 của VEIC).
Trong năm 2004, 2005 một số đơn vị trong VEIC thực hiện công tác chuyển đổi DN nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả SXKD, cụ thể như Công ty CP Điện tử Tân Bình do CPH doanh thu giảm từ 468 tỷ (năm 2003) xuống 207 tỷ (năm 2004) và trở về bình thường sau khi CPH (năm 2005 doanh thu là 438 tỷ), tương tự là Công ty CP Điện tử Thủ Đức.
Thị trường điện tử và công nghệ thông tin vẫn tăng ở mức 20% - 25% /năm thì thị phần của VEIC đã giảm từ 16% - 18% năm 2003 xuống còn 4% - 6% năm 2006. phần tăng của thị phần chủ yếu nằm ở các CTTV có vốn đầu tư nước ngồi, các DN ngồi quốc doanh và các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ nước ngồi (Nguồn:Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch SXKD năm 2005 của VEIC).