Nhóm giải pháp nền tảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2005 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 60)

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005 –

3.3.1.Nhóm giải pháp nền tảng:

3.3.1.1. Giải pháp liên quan đến giáo dục và đào tạo:

3.3.1.1.1. Về đào tạo nguồn nhân lực:

Quan điểm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010 đã khẳng định “Phát huy nhân tố con người, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục – đào tạo nâng cao dân trí, phát triển nhân tài. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống, phát triển ổn định và bền vững làm tiêu chuẩn phát triển”. Trong quy hoạch này tỉnh cũng đã đề ra những định hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào tạo. Nhưng với định hướng này thì phải mất nhiều năm nữa tỉnh mới có được lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của phát triển.

Đây thực sự là một thách thức đối với tỉnh Bình Thuận nói chung và với ngành du lịch nói riêng. Muốn phát triển kinh tế thì một trong những yêu cầu đầu tiên đó là phải có một đội ngũ lao động giỏi, có trình độ chun mơn cao. Trong khi đó, lực lượng lao động của Bình Thuận tuy đơng nhưng trình độ cịn khá thấp, số người có trình độ chun mơn khơng nhiều.

Trước mắt, tỉnh nên tập trung đào tạo một số loại lao động nghiệp vụ sau để có thể có được một lực lượng lao động cơ bản phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh. Đó là:

- Lực lượng hướng dẫn viên địa phương: Nhân vật trung tâm để thực hiện các

chương trình du lịch chính là các hướng dẫn viên du lịch. Kiến thức hàng đầu phải có đối với một hướng dẫn viên du lịch là sự am hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đồn du lịch. Nếu khơng có những kiến thức đó thì nhân vật trung tâm này chỉ dừng lại ở mức dẫn đường, chỉ đường, phục vụ khách bằng vốn ngoại ngữ giao tiếp. Du khách đến tham quan mà chỉ được giới thiệu một cách chung chung về các điểm – tuyến du lịch thì họ khơng thể cảm nhận được hết sự khác nhau giữa các nơi đó và họ cũng khơng thể nhận thấy được nét đặc trưng, giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của chúng ta. Hướng dẫn viên là người địa phương thì khi họ được đứng ra giới thiệu với du khách về quê hương của họ, họ sẽ gửi theo trong đó những tình cảm chân thật của họ đối với quê hương.

- Lực lượng nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng được xếp hạng

sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch như nhân viên tiếp tân, nhân viên đặt phòng, nhân viên dọn phòng, nhân viên nhà hàng… Đối với loại lao động này, tính chất cơng việc tương đối đơn giản nên thời gian đào tạo ngắn, có thể chỉ khoảng từ 3 – 5 tháng cho mỗi khóa, hơn nữa cơng việc cũng chỉ địi hỏi ở người lao động sự cần cù, chăm chỉ và tận tình trong cơng việc.

Đối với các loại lao động khác như cán bộ quản lý, nhà thiết kế chương trình du lịch, nhân viên quảng cáo… do tính chất cơng việc địi hỏi phải có chun mơn sâu, kiến thức rộng và thời gian đào tạo lâu nên trước mắt tỉnh nên thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” để kêu gọi người tài về làm việc cho ngành du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh phải có kế hoạch tổ chức đào tạo bằng các hình thức như mời giảng viên về dạy, gửi người đi đào tạo tại Tp.HCM, Hà Nội hoặc là ở các

nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Inđonêsia… để chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cho sự phát triển và làm chủ sự phát triển đó.

3.3.1.1.2. Về giáo dục, nâng cao ý thức của người dân địa phương:

Theo Cục trưởng cục du lịch Bali – đảo du lịch nổi tiếng của Inđônêsia, mỗi năm thu hút từ 3-4 triệu du khách nước ngoài – I Gede Pitana cho biết thì một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành cơng của Bali hơm nay đó là: “Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch phát triển du lịch Bali, chúng tôi đã giáo dục người dân ở đây rằng chớ có làm phiền lịng du khách bằng cách xin xỏ hoặc bán hàng nói thách. Làm như vậy thì chỉ được một lần và đến mùa du lịch năm sau chẳng ai tới nữa” (theo Tuổi trẻ Chủ nhật số 32-2003). Người dân Bali thân thiện và năng hỏi han du khách, các tài xế thì nói tiếng Anh tốt, ln miệng cám ơn và “welcome to

Bali”. Cũng theo lời ơng Pitana, đó là cả một q trình mà những nhà làm du lịch

Bali phải chú ý đến từng tiểu tiết nhỏ. Họ u cầu người dân phải ln làm vui lịng du khách bằng những nụ cười thiện cảm, ln trải lịng với du khách.

Thực tế hiện nay cho thấy, điều kiện làm việc của người lao động căng thẳng và có nhiều áp lực hơn các thời kỳ trước rất nhiều, do đó trong kỳ nghỉ du lịch của mình họ muốn họ trở thành nhân vật quan trọng ln được quan tâm chăm sóc, ln được mọi người tươi cười chào đón… có lẽ đó là những nhu cầu hết sức phù hợp và chính đáng. Các nhà quản lý du lịch phải hiểu được điều này thì mới tồn tâm, tồn ý phục vụ cho du lịch, cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch chất lượng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Trong điều kiện của tỉnh Bình Thuận hiện nay thì việc phát huy vai trị của người dân, của cộng đồng trong việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài ngun mơi trường và văn hóa của tỉnh là rất quan trọng. Người dân có hiểu được mục tiêu

phát triển của tỉnh, nhận thức được những lợi ích cũng như những hậu quả có thể có do phát triển du lịch khơng đúng hướng mang lại thì họ mới tích cực tham gia vào q trình phát triển đó. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

- Tuyên truyền, giáo dục người dân hiểu được các giá trị tài nguyên mơi trường và văn hóa có trên địa bàn tỉnh, giúp họ ý thức được những tài sản đó chính là của họ và nó có sinh lợi, có mang lại lợi ích cho họ hay khơng phần lớn là tùy thuộc vào hành động của họ… Bên cạnh đó cũng cần có thêm những hiểu biết cơ bản về du lịch, về phát triển du lịch bền vững, về tâm lý khách và nghệ thuật ứng xử… để định hướng cho những hành động của họ sau này.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường cũng là một nội dung quan trọng. Trước tình trạng ơ nhiễm môi trường như hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước biển mà nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức của bản thân người dân địa phương, của những người từ nơi khác đến đây kinh doanh và một bộ phận không nhỏ khách du lịch, làm cho phần lớn khách du lịch không muốn quay lại hoặc đi du lịch biển mà không dám xuống tắm biển… thì trong tương lai khơng xa sẽ chẳng cịn ai đến với Bình Thuận nữa. Nếu mỗi người dân ý thức được hậu quả của việc xả rác tràn lan, đổ trực tiếp nước thải và các thứ rác bẩn khác xuống biển… thì tự bản thân họ sẽ nhận thấy không nên làm như vậy nữa, ngược lại họ cịn tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích người dân khơi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghệ thủ công truyền thống của tỉnh như dệt thổ cẩm, gốm gọ, mây tre lá, điêu khắc và các loại hàng lưu niệm làm từ vỏ ốc, sị… Lý do thứ hai mà ơng Pitana nêu ra trong phần giải thích của mình về sự thành cơng của du lịch Bali đó là “Lý

do thứ hai là phần lớn dân Bali đều có hai nhà, một nhà ở quê và một nhà thuê ở thành phố để làm việc. Khi thất nghiệp, hầu hết lực lượng lao động này đều quay về quê kiếm kế sinh nhai đợi tình hình hồi phục chứ khơng cố tình bám trụ ở thành phố gây cảnh lộn xộn” (theo Tuổi trẻ Chủ nhật số 32-

2003). Đây cũng là một cách làm hay vì có thể hiểu cách kiếm kế sinh nhai ở

quê nhà có thể là những nghề liên quan đến nơng nghiệp, lâm nghiệp… Vào những mùa cao điểm, lực lượng lao động tập trung đông ở các khu du lịch, nhưng đến mùa thấp điểm thì một phần lực lượng này sẽ quay về quê nhà và tiếp tục cuộc sống với những công việc quen thuộc của vùng quê mình. Tháng 06/2003 vừa qua, Sở Cơng nghiệp tỉnh Bình Thuận đã xây dựng “Đề án sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch” (đề án đã được

gửi cho các đơn vị liên quan tham gia góp ý nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy UBND tỉnh ban hành) với mục đích là khơi phục và phát triển các làng nghề

truyền thống. Nếu đề án này sớm được thực hiện thì sẽ góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho người dân, tạo thêm nhiều “cơ hội” cho du khách chi tiêu, làm tăng thu nhập cho xã hội và nâng cao mức sống của người dân.

3.3.1.2. Giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng:

Ngay từ năm 1971, sau khi mà chính quyền thành phố Bali xác định du lịch là ưu tiên phát triển hàng đầu ở hịn đảo này thì một quy định về xây dựng đã được ban hành. Theo đó, tất cả các khu địa ốc, nhà dân khơng được xây cao quá chiều cao những cây dừa và bắt buộc phải có khơng gian cho cây cối, sân vườn… Do đó, ở đây khơng có các khách sạn cao tầng, khơng có kiến trúc khung nhơm và kính, khơng có màu sơn lịe loẹt; các ngơi nhà đều được làm theo kiểu kiến trúc truyền thống với tường sơn trắng, trần thấp, mái ngói đỏ, cửa sổ gỗ và nột thất từ mây, tre…

Hiện nay, tình trạng lộn xộn về kiến trúc là khá phổ biến ở nước ta do khơng có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù đất đai đã được quy hoạch, được xác định rõ mục đích sử dụng nhưng khi xây dựng cơng trình thì mạnh ai nấy làm, nhiều cơng trình có mật độ xây dựng lên đến 100% khiến cho khơng cịn đất để tạo cảnh quan xung quanh, nhìn đâu cũng thấy những khối bê-tông cao ngất đủ màu sắc và cảm giác ngột ngạt. Có thể học tập kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai trong việc quy hoạch lại kiến trúc du lịch của thị trấn Sapa. Cũng tương tự như Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm… sau một thời gian ngắn phát triển “nóng”, Sapa mất hẳn đi vẻ đẹp riêng có của một thị trấn miền núi ln ẩn mình trong sương mù vì nó đã trở thành một đô thị “lộn xộn” với những khối nhà bê-tông màu sắc sặc sỡ, bồn nước inox nằm rải rác trên các nóc nhà… Đứng từ xa nhìn về Sapa, khơng cịn nữa những dãy núi hùng vĩ nối tiếp nhau mà cao nhất là đỉnh Phanxipăng, thay vào đó là những dãy nhà khách, khách sạn mọc lên như nấm, cái xây sau phải cao hơn cái xây trước thì mới có chỗ để du khách ngắm nhìn đỉnh Phanxipăng. Chính quyền tỉnh Lào Cai đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phải chỉnh trang lại kiến trúc của thị trấn, phải lấy lại cái vẻ “duyên dáng” mà người Pháp đã tạo ra cho Sapa từ hơn 100 năm về trước, họ phải mời các kiến trúc sư người Pháp sang để quy hoạch lại và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Việc xây dựng và ban hành hàng loạt các quy hoạch phát triển khu du lịch cũng như các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh là rất đúng đắn và cần thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần nghiên cứu và ban hành những quy định chặt chẽ về kiến trúc xây dựng của từng khu vực, về phần không gian tối thiểu dành cho cây cảnh và mật độ xây dựng tối đa của mỗi cơng trình, về màu sơn, về vật liệu xây dựng, trang trí… để tạo sự hài hịa chung cho tồn khu vực,

tạo khơng khí thoải mái, mơi trường gần gũi với thiên nhiên chứ không ngột ngạt, chật hẹp hay lạc lõng giữa thiên nhiên như một số nơi đã bị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.3. Giải pháp liên quan đến các luật lệ, quy định…:

Một trong những nguyên nhân góp phần kiềm hãm sự phát triển của du lịch Bình Thuận đó là thiếu những hành lang pháp lý, những thông tin, hướng dẫn, những quy định liên quan đến hoạt động du lịch để nhà kinh doanh, du khách biết và thực hiện. Ví dụ như về lĩnh vực đầu tư, trong điều kiện thu hút vốn đầu tư ngày càng trở nên khó khăn như hiện nay thì tỉnh Bình Thuận vẫn khơng có một chính sách ưu đãi riêng để mời gọi các nhà đầu tư đến với mình, hiện nay tỉnh vẫn áp dụng theo những quy định chung của Nhà nước về ưu đãi đầu tư cho các vùng núi, vùng sâu và ven biển. Trong khi đó, Khánh Hịa ngồi những thuận lợi về vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế, tỉnh vẫn có những chính sách ưu đãi đặc biệt để mời gọi các nhà đầu tư, khu du lịch Bãi Dài nằm dọc theo bờ biển trên đường đi từ Nha Trang ra sân bay Cam Ranh, chỉ sau gần 1 năm kêu gọi đầu tư đã có 52 nhà đầu tư đăng ký thuê hết hơn 2.000 ha đất được phân lơ có diện tích tối thiểu mỗi lơ là 10ha, hầu hết các dự án đầu tư vào đây là xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp với vốn đầu tư đăng ký thấp nhất là 150 tỷ đồng/dự án (theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 28-2004). Nghĩa là suất đầu tư cho du lịch ở khu vực này lên đến khoảng 15 tỷ đồng/ha, cao gấp hơn 5 lần so với suất đầu tư ở Bình Thuận (2,97 tỷ đồng/ha).

Đưa ra ví dụ trên cùng với ví dụ về sự thành cơng của du lịch ở đảo Bali, Inđônêsia để thấy rằng những tác động về mặt pháp lý của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Tuy nhiên, để ban hành được một quy định, quy chế… nào đó khơng phải là dễ, nó địi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, kỹ lưỡng của các chuyên gia, phải lường trước những kết quả cũng như hậu quả có thể phát sinh từ

những quy định, quy chế… đó. Dù khó nhưng vẫn phải làm, chính quyền tỉnh cũng như Sở chuyên ngành trước mắt cần phải ban hành một số quy định liên quan đến những vấn đề sau để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Bình Thuận.

- Ban hành các quy định nghiêm ngặt liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: môi trường sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch Bình Thuận nên cần quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân, của các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch, đi kèm với mỗi lỗi vi phạm là các hình thức xử phạt thật nặng và các cơ quan liên quan phải hết sức nghiêm túc thực hiện quy định này. Những vấn đề cần đặc biệt quan tâm hiện nay là:

o Bảo vệ rừng và trồng lại rừng ở những khu đã bị khai thác trái phép.

o Bảo vệ các đồi cát, hạn chế tình trạng cát lấn đường bộ.

o Hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải trung tâm ở từng khu vực du lịch.

o Thu gom và xử lý rác thải dọc theo bờ biển.

- Ban hành các quy định cần thiết liên quan việc quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm.

- Chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch đã được quy hoạch, đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng giữ đất để đầu cơ.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2005 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 60)