Một số tồn tại trong hoạt động ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chủ yếu mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung cấp vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tên địa bàn TPHCM (Trang 41 - 43)

200 26 tháng đầu năm 3 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)

2.3.2.1. Một số tồn tại trong hoạt động ngân hàng:

a. Đối với hoạt động HĐV:

- Khả năng “phân chia thị trường”, bở các kênh HĐV khác như: tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác… vẫn là khó khăn chủ yếu hiện nay đối với hoạt động HĐV của các NHTM. Đặc điểm của sản phẩm HĐV của ngân hàng là bán tại trong, trong khi đó các cơng ty bảo hiểm sẵn sàng hướng dẫn và bán hàng đến từng khách hàng; tiết kiệm bưu điện với lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cho phép thực hiện các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong việc gửi và rút tiền: nhanh, thuận tiện và an toàn đã thu hút nhiều khách hàng.

- Sản phẩm dịch vụ HĐV đơn giản, chưa tiện ích về hình thức thanh tốn, chi trả, chưa thực sự hấp dẫn và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.

- Chưa đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu thị trường để tìm hiểu tâm lý, nhu cầu khách hàng, thị hiếu, thói quen, động cơ.

- Tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn chưa cao, chiếm khoảng 19,5% trong tổng vốn huy động, gây khơng ít khó khăn cho các TCTD tiếp cận với các dự án thuộc chương trình kích cầu đầu tư phát trỉen hạ tầng các ngành y tế, giáo dục và hạ tầng giao thơng của thành phố có nhu cầu vốn vay rất lớn.

Tất cả những tồn tại trên đã gây áp lực trong quá trình khai thác và sử dụng vốn ngày càng cao đối với các TCTD trên địa bàn TPHCM. Theo đó nhu cầu vốn từ khách hàng, doanh nghiệp ngày càng tăng theo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Để thu hút nguồn vốn tiền gửi buộc các TCTD phải gia tăng lãi suất. Đây là giải pháp hạn chế, nó tác động ngược trở lại đối với hoạt động tín dụng, trong mối quan hệ với lãi suất cho vay – lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng, theo hướng thu hẹp lợi nhuận hoặc thu hẹp thị phần tín dụng. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng có hiệu quả.

b. Đối với hoạt động tín dụng:

- Chất lượng tín dụng đã được các TCTD trên địa bàn đặc biệt quan tâm thơng qua chun mơn hóa cơng tác thẩm định tín dụng; đánh giá và phân tích tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ giảm. Tuy nhiêm xem xét chi tiết một số TCTD tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao hơn mức qui định (cao hơn 5%). Nguyên nhân là do hoạt động SXKD, tình hình tài chính năng lực kinh doanh của khách hàng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó diễn biến của thị trường tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động – là những nhân tố rủi ro tiềm ẩn rất lớn, tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Mặt khác còn nhiều dự án đầu tư mà thủ tục về đầu tư còn phức tạp, nhiều dự án ngân hàng đã duyệt cho vay nhưng giải ngân rất chậm. Thất thốt trong quản lý đầu tư cơ bản cịn nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ ngân hàng.

- Quá trình khai thác, thu nhập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là công tác thẩm định và xét duyệt cho vay; cũng như đánh giá hiệu quả dự án còn nhiều hạn chế. Một số trường hợp thiếu kiểm tra trước và sau khi cho vay dẫn đến bị khách hàng lợi dụng, gian dối, giả mạo giấy tờ… Mặt khác, khả năng “đọc” dự án của cán bộ tín dụng của các ngân hàng cịn hạn chế nhất là đối với các dự án đầu tư trung dài hạn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chun mơn sâu khơng chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực liên quan (như về xây dựng, về đầu tư, về thương mại, về nông nghiệp, thủy hải sản…) Có như vậy mới đảm bảo chất lượng thẩm định, đảm bảo quyết định đầu tư đúng đắn góp phần hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.

- Thơng tin phản ánh thu thập qua số liệu báo cáo tài chính (Bảng tổng kết tài sản; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) Thường khơng chính xác, thiếu độ tin cậy. Tính minh bạch trong hoạt động tài chính, trong hoạt động hạch tốn cịn hạn chế. Phần lớn các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phân tích, thẩm định và xét duyệt cho vay của các TCTD, tác động trực tiếp đến q trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng có hiệu quả của các TCTD trên địa bàn.

- Tốc độ xử lý nợ tồn đọng còn chậm (đến nay chỉ xử lý thu hồi trên 1/3 tổng số nợ tồn đọng) nhất là đối với các khoản nợ khoanh, nợ đọng, nợ liên quan đến dự án. Đây là những khó khăn trong q trình lành mạnh hóa tài chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TPHCM. Sở dĩ như vậy là do quá trình xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nhất là đất đai, bất động sản gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục phát mãi, đấu giá, thi hành án… phát sinh nhiều rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chủ yếu mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung cấp vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tên địa bàn TPHCM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)