200 26 tháng đầu năm 3 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)
2.4.2.1. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005:
Đây là giai đoạn tạo đà cho việc đẩy nhanh phát triển kinh tế thành phố cho cả thời kỳ 10 năm. Nhiệm vụ chính của thành phố trong giai đoạn này là hoàn thiện cơ chế nhằm phát huy vai trị trung tâm nhiều mặt của thành phố thơng qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra những mối liên kết bốn bên: giữa chính quyền – doanh nghiệp – cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ – các cơ sở giáo dục và đào tạo. Mặt khác, tích cực chuẩn bị hội nhập quốc tế một cách chủ động, tận dụng các thời cơ có được một cách tốt nhất. Một số mục tiêu kinh tế – xã hội tổng hợp là:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm phải đạt từ 10% trở lên, trong đó: + Tỷ lệ tăng trưởng của khu vực cơng nghiệp - xây dựng là 13% trở lên.
+ Tỷ lệ tăng trưởng của khu vực dịch vụ là 8% trở lên. + Tỷ lệ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp là 12%.
- Phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế gồm: 50,5% công nghiệp và xây dựng; 48,1% thương mại và dịch vụ; 1,5% nông nghiệp (cơ cấu hiện nay (năm 2000) là công nghiệp – xây dựng: 44,6%; dịch vụ: 53,2%; nông nghiệp: 2,2%).
- Tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thành phần kinh tế có vốn FDI phải tăng trưởng cao hơn là thành phần kinh tế nhà nước. Phấn đấu đạt được cơ cấu kinh tế phân theo sở hữu vào năm 2005 là kinh tế nhà nước: 38,5%; kinh tế ngoài quốc doanh: 38,4% và kinh tế có vốn FDI: 23,1% (cơ cấu năm 2000 là kinh tế nhà nước: 45,9%; kinh tế ngoài quốc doanh: 35,5%; kinh tế có vốn FDI: 18,6%).
- Phấn đấu đưa chỉ tiêu DGP bình quân đầu người của thành phố vào năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000, đạt 2000 USD.
- Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 20%.
- Bình quân hàng năm, giải quyết việc làm cho khoảng 190.000 lượt người, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 6% vào năm 2005.
- Tốc độ dân số năm 2005 đạt mức 1,15%. Tốc độ tăng dân số cơ học bình quân khoảng 0,8%.
Để đạt được các mục tiêu trên, từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế – xã hội phải thực hiện một số mục tiêu riêng của mình. Các nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành nghề được khái quát như sau:
Công nghiệp và xây dựng: Trước mắt, tập trung phát triển 09 ngành công
nghiệp chủ lực của thành phố. Cụ thể là phấn đấu đạt các tiêu chí tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân năm của từng ngành như: ngành chế biến thực phẩm: 10%; ngành cơ khí: 26%; ngành điện tử: 26%; ngành hóa chất: 18%; ngành nhựa, cao su: 22%; ngành dệt: 10%; ngành may: 18%; ngành giày da: 20% và ngành xây dựng: 11,6%.
Nông, lâm, ngư nghiệp: để đạt tiêu chí tốc độ tăng trưởng chung là 2% và
trên cơ sở định hướng giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi thủy sản và dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp thì cụ thể phải đạt tốc độ tăng trưởng bình qn năm của ngành nơng nghiệp là 1,5%; ngành lâm nghiệp là 2,5% và ngành thủy sản là 4,5%. Phấn đấu đến năm 2005, đạt cơ cấu ngành như sau: trồng trọt 37,6%; chăn
nuôi 36%; dịch vụ nông nghiệp 8,9%; thủy sản chiếm 16% và lâm nghiệp chiếm 1,5%.
Song song với việc phấn đấu đạt các chỉ tiêu tăng trưởng như trên, cần phải tiếp tục có sự đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thơn như các chương trình điện khí hóa, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, kiên cố hóa kênh mương... để đạt được tiêu chí “năng suất lao động tăng 1,5 lần vào năm 2005”.
Thương mại và dịch vụ: phấn đấu phát triển đa dạng nhưng tập trung chủ
yếu vào 7 ngành sau:
- Thương mại: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra tăng 9% một năm; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thương mại điện tử; chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
- Du lịch: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 7%.
- Vận tải: Phấn đấu đưa năng lực vận chuyển hành khách công cộng đạt khoảng 15 – 25% nhu cầu đi lại.
- Bưu chính – viễn thơng: Tốc độ tăng trưởng bình qn năm 12%; mở rộng mạng lưới bưu cục 3 cấp, phấn đấu đạt mức 28.000 người một bưu cục; tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới viễn thơng, phấn đấu đạt con số 1.600.000 máy điện thoại trên địa bàn thành phố năm 2005.
- Kinh doanh tài sản – tư vấn: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 4,1%. - Tài chính – ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 8%; đẩy nhanh q trình hiện đại hóa các dịch vụ thanh tốn, làm cho phương thức giao dịch của thành phố theo kịp sự phát triển của khu vực.
- Cơng nghiệp phần mềm: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 50%; phấn đấu đạt doanh số 250 triệu USD năm 2005; trước mắt tập trung vào xây dựng và phát triển công viên phần mềm Quang Trung.
Giáo dục – y tế: Phấn đấu đạt mức phổ cập phổ thông trung học cho khu
vực nội thành vào năm 2005; triển khai các chương trình đào tạo để đến cuối kỳ đạt các chỉ tiêu: 40% lao động đã qua đào tạo nghề, 15% lao động có tay nghề bậc 3/7.
Ngành y tế tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế và song song đó làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phịng tích cực và chủ động ngăn ngừa dịch bệnh và nhiệm vụ phát triển các trung tâm chuyên khoa sâu, theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới.
Khoa học – công nghệ: Tạo ra các chuyển biến mới trong cơ chế hoạt động khoa học – công nghệ của thành phố nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh về chất lượng và hiệu quả, gắn công tác nghiên cứu với việc ứng dụng đại trà vào sản xuất, quản lý, nhất là đối với các ngành kinh tế chủ lực. Tập trung thu hút đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước vào việc xây dựng và phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế – xã hội của thành phố. Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học – cơng nghệ. Khuyến khích mạnh mẽ hơn các mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu khoa học.