Giới thiệu về KBTB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn vịnh nha trang , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)

2.1.1 Các KBT biển ở Việt Nam

Việt Nam được xem là nước có đa dạng sinh học cao, các khu bảo tồn ven biển và trên biển có tầm quan trọng toàn cầu, từ các hệ sinh thái cận ôn đới ở miền Bắc tới các hệ sinh thái nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên các rạn san hô đang bị đe dọa cao, 98% số khu san hô được xếp vào nguy cơ đe dọa trung bình, cao và rất cao. Bên cạnh đó, cùng với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tính di truyền của sinh vật biển, Việt Nam là một trong những khu vực trên thế giới có hệ sinh vật biển giàu thành phần lồi và việc bảo tồn đa dạng lồi ở nước ta có vai trị quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học biển của toàn cầu.

Xuất phát từ nhu cầu phục hồi hệ sinh thái biển và ven bờ, bảo tồn các khu vực quan trọng về đa dạng sinh học, bảo vệ những nguồn cá quan trọng, Bộ Thuỷ sản và các tổ chức quốc tế đề xuất thành lập 15 KBTB dọc bờ biển Việt Nam. Mạng lưới KBTB ở VN đề xuất có tổng diện tích 145.000 ha, kích thước trung bình của một KBTB vào khoảng 10.350ha.

Các KBTB chính thức đã được thành lập: Nha Trang (Khánh Hoà), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Chúa (Ninh Thuận, thuộc Vườn Quốc Gia)

Một số KBTB khác dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành: Đảo Trần, đảo Cô Tô (Quảng Ninh); đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phịng); Hịn Mê (Thanh Hố); Sơn Trà – Hải Vân (Thừa Thiên Huế); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hịn Cau, Phú Q (Bình Thuận).

2.1.2 Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang:

KBTB Hòn Mun là dự án thí điểm đầu tiên về bảo tồn biển ở Việt Nam, thực hiện tại KBTB vịnh Nha Trang, được thành lập từ tháng 06/2001 và kéo dài 4 năm đến 2005. Dự án được thực hiện bởi Bộ Thủy sản, tỉnh Khánh Hòa và IUCN, dưới

sự tài trợ của Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF) thông qua Ngân Hàng Thế Giới (WB), Tổ chức Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và IUCN. Với mục đích “là bảo tồn một mơ hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe doạ và đạt được các mục tiêu là giúp nâng cao đời sống các cộng đồng dân cư tại các khóm đảo; cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại KBTB, tạo nên một mơ hình hợp tác quản lý KBTB tại VN”8.

Các đảo thuộc vùng biển vịnh Nha Trang như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn

Miễu, Hòn Một, Hòn Nọc, Hòn Vung, Hòn Cau và Hòn Tằm có san hơ và mơi trường biển xung quanh đóng vai trị rất quan trọng đối với quốc tế. Chính vì vậy, mục đích chính của dự án là “bảo tồn những lồi sinh vật biển điển hình có ý nghĩa quốc tế và đa dạng sinh học biển đang bị đe dọa”. Bên cạnh đó, với kết quả đánh giá đa dạng sinh học đã phát hiện nhiều vùng rạn san hô trong KBTB bị hủy hoại lớn do các hoạt động khai thác thủy sản bằng các phương pháp mang tính hủy diệt và những hoạt động khác của con người như neo thuyền trên các rạn san hơ, rác thải. Do đó, nhằm mục đích bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trong KBTB, Quy chế tạm thời bảo vệ KBTB được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành vào ngày 11/03/2002 theo quyết đinh số 26/2002 QĐ-UB. Trong đó, KBTB có 3 vùng chính là Vùng lõi, Vùng đệm và Vùng sử dụng chung.

Và Quy chế quy định rõ những ngành nghề được phép hoặc không được khai thác và khai thác trong vùng nào. Đặc biệt là vùng lõi bao gồm 4 đảo Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Vung và Hịn Câu, nơi có nhiều rạn san hơ cịn tốt và có khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản cao nên được quy định là nghiêm cấm tất cả các hoạt động ngành nghề khai thác thủy sản (Thu và cộng sự, 2004.)

2.1.2.1 Vị trí và đặc điểm địa lý của KBT biển vịnh Nha Trang

Khu BTB vịnh Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang, Việt Nam trải dài từ 109013’ đến 109022’ kinh Đơng và từ 12012’ đến 12018’ vĩ Bắc. Diện tích trên 160

km2 gồm 9 đảo Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Nọc, Hòn Dung, Hòn Cau và vùng nước xung quanh.

a. Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu: Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khơ kéo dài từ Tháng Giêng đến tháng Tám, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là yếu tố quyết định thời gian đi biển trong năm của ngư dân. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.139 đến 2.400mm. Khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26oC. Mức thay đổi nhiệt độ trong ngày khoảng 4,7 – 4,8 oC. Nhiệt độ nóng nhất 39 oC và thấp nhất 14,4 oC.

b. Sơng ngịi: Khánh Hồ có 2 con sơng chảy từ phía Đơng Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía Bắc và Sơng Bé ở phía Nam.

2.1.2.2 Đa dạng sinh học ở Vịnh Nha Trang:

Vịnh Nha Trang khá giàu động thực vật biển như các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, cỏ và rong biển... Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao và có các hệ sinh thái quan trọng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn... là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển

Trên 350 lồi san hơ thuộc 4 tập đồn san hơ khác biệt nhau theo thành phần tập hợp đã được phát hiện trong KBTB vịnh Nha Trang. Đây là rạn san hơ có ý nghĩa quốc tế quan trọng với số lượng lồi san hơ nhiều nhất được quan sát thấy ở Việt Nam. San hô trong KBTB Vịnh Nha Trang phân bố tập trung chủ yếu xung quanh một số đảo như Hòn Mun, Hòn Vung, Hòn Cau và vùng Đơng –Bắc đảo Hịn Tre.

Hình 3: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Nguồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn vịnh nha trang , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)