CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Hiện trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.2 Những đánh giá từ phía người dân
Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá
Theo nhận xét của các hộ dân trong khóm đảo, nguyên nhân lớn nhất tác động tới nghèo đói là do thiếu vốn làm ăn và khó vay vốn. Khai thác thuỷ sản đòi
hỏi nguồn vốn lớn vào tàu, máy, các dụng cụ đánh bắt từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Khơng có vốn đầu tư khai thác thuỷ sản, dẫn đên khơng có việc làm. Trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, họ rất cần vốn để chuyển qua khai thác nguồn lợi thuỷ sản xa bờ, vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa có được nguồn thu nhập tương đối.
Đồ thị 1: Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá
70,6% 37,3% 34,3% 30,4% 16,7% 15,7% 14,7% 11,8% 8,8% 8,8% 6,9% 4,9% 4,9% nợ nần kéo dài chủ hộ là nữ
thiếu phương tiện khai thác thiếu đất canh tác
khơng có tay nghề do ở đảo
trình độ của chủ gia đình thấp nhiều người ăn theo
trong nhà có người bệnh kinh niên nguồn lợi thủy sản cạn kiệt khơng có việc làm
khó vay vốn thiếu vốn làm ăn
Tuy nhiên, chỉ có 14,7% hộ cho rằng nghèo là do trình độ thấp trong khi tỷ lệ mù chữ qua điều tra thu thập được là 11,8% và có tới 59,8% học cấp 1 nhưng chưa hoàn thành bậc tiểu học. Việc khai thác thuỷ sản xa bờ địi hỏi phải sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, song song với thiết bị hiện đại là một “cái đầu” hiểu biết cơ chế vận hành và tính tốn để có thể sử dụng hiệu quả nhất. Như vậy, nếu như họ có cơ hội tiếp cận vốn phục vụ cho mục đích đánh bắt xa bờ, cần phải có yêu cầu đi
kèm đó là nhận thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả đồng
vốn.
30,4% các hộ điều tra đồng ý với quan điểm ‘nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt’ là ngun nhân gây ra tình trạng đói nghèo của họ, cho thấy ý thức người dân thay đổi, đây cũng là điều thuận lợi trong việc triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khai thác thuỷ sản bền vững.
Các nguyên nhân khác như trong nhà có người có bệnh kinh niên, do ở đảo, khơng có đất canh tác tỷ lệ khơng đáng kể. Phần lớn các hộ ở đây có vay mượn (56%) trong đó có một số hộ có vay một phần từ phía Nhà nước như Ngân hàng Nơng nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Các hội đồn thể, chương trình xố đói giảm nghèo, BQL bảo tồn. Phần lớn vay từ người thân, hàng xóm, chủ nậu, người chuyên cho vay. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% cho rằng họ nghèo là do nợ nần kéo dài. Tình trạng vay nợ ở các khóm đảo phổ biến do nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên.
Mong muốn được Nhà nước hỗ trợ
Khi được hỏi về mong muốn được Nhà nước hỗ trợ những gì, phần lớn người dân ở đây muốn Nhà nước hỗ trợ vốn vay để sản xuất.
Bảng 9: Mong muốn NN hỗ trợ
Vay vốn sản xuất 83,33%
Học nghề 16,66%
Giới thiệu việc làm 8,82%
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 0% Nguồn: Điều tra tổng hợp
Ưu tiên chi tiêu đầu tiên nếu có tiền Hình 5: Uu tiên chi tiêu
Ưu tiên chi tiêu nếu có tiền
27,5 24,5 19,6 16,7 5,9 2,9 2,9 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 % hộ mẫu
Đầu tư vào chăn nuôi
Sửa sang nhà cửa Mua bán
Đầu tư vào nuôi trồng
thủy sản
Trả nợ các khoản vay
Đầu tư học hành cho
con
Đổi ghe lớn để đánh bắt
xa bờ
27,5% hộ muốn đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ do nguồn thuỷ sản gần bờ ngày càng cạn kiệt. Một phần tư hộ cịn lại cho biết nếu có tiền, việc đầu tiên họ sẽ làm là đầu tư học hành cho con cái_ đầu tư vào tương lai. Ngoài ra, các hộ còn muốn ưu tiên trả nợ các khoản vay , tiếp đó là đầu tư vào ni trồng thuỷ sản.
Nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp
85% hộ được hỏi đều không muốn chuyển sang nghề khác, lý do đây là nghề truyền thống của gia đình họ từ bao đời nay, mặt khác họ không được học hay trang bị thêm bất cứ kinh nghiệm hay nghề nghiệp nào khác ngoài nghề đánh bắt thuỷ sản. Chỉ có 15% hộ muốn chuyển nghề khác.