2.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam trước khi gia nhập WTO
2.1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Tuy nhiên, điều đáng nói là trong những điều kiện khó khăn như vậy nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng đầy ấn tượng: Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch đề ra đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức ở phạm vi cả nước, cũng như xét theo từng địa phương. Tốc độ tăng GDP cả năm 2004 của Việt Nam vượt mức 7,6% (so với mức của Trung Quốc khoảng 7,7% - theo dự báo của Ngân hàng Thế giới), cao nhất trong vòng 5 năm nay, trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng trên 17% và khu vực dịch vụ tăng tới 18,7%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 26 tỉ USD, tăng kỷ lục với mức xấp xỉ 29% so với năm 2003 và bằng 13 lần năm 1991. Đặc biệt, năm 2004, lần đầu tiên Việt Nam có tới 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD và chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: Dầu thô đạt xấp xỉ 5,7 tỉ USD, chiếm 21,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, các con số lần lượt của dệt may là 4,319 tỉ USD, giầy dép: 2,604 tỉ USD, thủy sản: 2,397 tỉ USD, điện tử – máy
tính: 1,077 tỉ USD (so với 686 triệu USD năm 2003), sản phẩm gỗ: 1,054 tỉ USD (so với 567,2 triệu USD năm 2003).
Sự phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, trong đó có các dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động, bưu chính viễn thơng, các dịch vụ tài chính và tư vấn..., đặc biệt là xuất khẩu, cho thấy những dấu hiệu khởi động tích cực cho phát triển kinh tế đất nước.
Riêng nơng nghiệp đã có một bước phát triển đầy ấn tượng. Bất chấp những khó khăn về lũ, hạn và sự tăng giá các vật tư đầu vào (nhất là phân bón), năm 2004, tổng sản lượng lương thực cả nước đạt hơn 39 triệu tấn, tăng 1,4 triệu tấn so với năm 2003 (riêng lúa đạt 35,7 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn). Vụ Đông – Xuân ở cả hai miền Nam – Bắc đều đạt năng suất cao kỷ lục (56,7 tạ/ha) nhờ áp dụng những giống lúa mới năng suất cao. Mơ hình "2 lúa lai – 1 ngơ lai hoặc rau cao cấp", "lạc Thu - Đông" ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng đã trở thành công thức luân canh mới, hiệu quả cho phép nhân rộng mơ hình 50 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, bất chấp sự bùng phát dữ dội của dịch cúm gia cầm đầu năm gây thiệt hại lớn trên diện rộng ở cả 3 miền, chăn nuôi của Việt Nam năm 2004 vẫn tăng trưởng tới 8%. Sự phát triển của nông nghiệp trong năm 2004 là một minh chứng kép cho thấy tiềm năng phát triển của nơng nghiệp Việt Nam cịn hết sức dồi dào, cũng như sự hiệu quả của việc phối hợp đồng bộ và quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương và các hộ nông dân dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Sự tăng trưởng của nông nghiệp và sự phát triển của xuất khẩu cho thấy một động lực mới của kinh tế Việt Nam trong những năm tới gắn liền với việc tổ chức và khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
tiêu thụ ở nước ngồi, nhất là việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm do khu vực kinh tế tư nhân sản xuất.