Thu hút FDI và phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam khi gia nhập WTO , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

2.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam trước khi gia nhập WTO

2.1.1.5. Thu hút FDI và phát triển kinh tế tư nhân

Mặc dầu vậy, trên thực tế, kết quả thu hút FDI năm 2004 của Việt Nam vẫn vượt trội hơn hẳn trong vòng 6 năm gần đây: Lượng FDI đăng ký cả năm đạt hơn 4 tỉ USD so với mức năm 2003 là 3,064 tỉ USD, năm 2002: 2,757 tỉ USD, năm 2001: 3,224 tỉ USD, năm 2000: 2,494 tỉ USD và năm 1999: 2,197 tỉ USD.

Có thể nói, năm 2004, khu vực kinh tế năng động nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Trong khi giá trị sản xuất cơng nghiệp của cả nước nhìn chung tăng khoảng 17% so với năm 2003, thì của khu vực này tăng 21,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,7%. Tiếp tục đà phát triển đầy ấn tượng suốt 3 năm qua sau vụ bùng nổ đầu tư năm 2000 do áp dụng Luật Doanh nghiệp, cả năm 2004 có trên 30.000 (trong số tổng cộng khoảng 200.000) doanh nghiệp mới đăng ký với số vốn lên tới trên 54.000 tỉ đồng.

Năm 2004 là năm thứ 4 liên tiếp, Việt Nam vượt mức kế hoạch về đầu tư xã hội. Tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư xã hội là từ ngân sách nhà nước, đạt 35,4% GDP, tăng 15% so với năm 2003. Đầu tư trong nước chiếm trên 80% tổng đầu tư (đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước chiếm hơn 50%). Điều

này cũng cho thấy rõ, về cơ bản, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta, đồng thời, việc khai thác thị trường trong nước và đầu tư theo bề rộng vẫn là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế năm nay.

Nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong năm 2004 đã cho phép giảm 0,2% tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị trong cả nước, mặc dù số người trong độ tuổi lao động tăng 2,7% so với năm 2003, đạt hơn 43 triệu người (trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao động chưa qua đào tạo là 8%, lao động đã qua đào tạo là 1,8%...). Thu nhập bình quân của lao động thành thị đạt 845.000đ/tháng, gấp 1,3 lần so với khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam khi gia nhập WTO , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)