Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42 - 47)

- Về số lượng doanh nghiệp:

+ Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được ban hành.

Biu đồ 2.1 S lượng doanh nghip qua các năm 35,004 44,314 35,004 44,314 328,207 176,931 123,392 105,167 84,003 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2000 2001 2004 2005 2006 2007 6 thá ng/2008 Năm Doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp Số DNNVV

Ngun: Niên giám thng kê năm 2007

+ Riêng tại TPHCM, năm 2007 đã có hơn 18.500 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đăng ký là 160.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD). Bốn tháng đầu năm 2008, số DNNVV thành lập mới tại TPHCM vẫn tiếp tục tăng mạnh với 6.400 doanh nghiệp và tổng số vốn là 90.000 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn năm 2007. Tính đến tháng 06/2008 đã có 349.305 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng, trong đó DNNVV chiếm khoảng 93,96% trên tổng số doanh nghiệp.

- Về qui mơ vốn:

+ Năng lực tài chính của DNNVV cịn yếu. Trong tổng số DNNVV thì số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số. Nguồn vốn hoạt động của các DNNVV rất thấp, theo tiêu chí DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ, tuy nhiên số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, số liệu thống kê cho thấy số

doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ chiếm đa số từ 75-82%, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-12%.

+ Với qui mơ vốn nhỏ và chi phí trong q trình hoạt động cũng khơng lớn nên việc hình thành các DNNVV dể dàng và nhanh chóng.

- V lao động:

+ DNNVV là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy các DNNVV có số lao động dưới 50 người chiếm tỷ lệ đa số từ 85-90%, trong đó đặc biệt là số doanh nghiệp có số lao động từ 5-9 người, tỷ lệ doanh nghiệp này chiếm hơn 50% trên tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 300 người chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-13%.

+ Khả năng quản lý ở các DNNVV còn hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế và – xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh.

+ Một nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 43% chủ doanh nghiệp có trình độ trung học trở xuống. Với trình độ này, việc tiếp cận và tìm hiểu các cơng cụ quản lý đối với họ rất khó khăn. Có tới 63% doanh nghiệp khơng tuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi vì lao động có trình độ cao đều có tâm lý muốn làm việc ở những cơng ty lớn và có thu nhập cao.

+ Loại hình DNNVV bao gồm chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần của khu vực tư nhân tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến nông-lâm-thủy-hải sản, gia công may mặc, sản xuất giày dép, linh liện thiết bị điện tử, làm ủy thác cho các doanh nghiệp lớn hoặc gia cơng cho các cơng ty nước ngồi.

+ Các DNNVV ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, do đây là ngành có vịng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, khơng cần vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Nhìn chung, các DNNVV trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực công nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạn tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn.

- Về doanh thu:

Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, các DNNVV có nhịp độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của các doanh nghiệp này gia tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trên 30%/năm.

- Về lợi nhuận :

DNNVV Việt Nam là đội ngũ doanh nghiệp rất năng động và thích nghi tốt với mơi trường, cơ cấu gọn nhẹ nên dễ dàng điều chỉnh theo biến động của thị trường, đây cũng là thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả và có lợi nhuận cao.

Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2008 của các DNNVV có quan hệ tín dụng với các NHTM đạt 18.532 tỷđồng, bình quân kết quả kinh doanh của 1 DNNVV đạt 458 triệu đồng.

+ Hầu hết các DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

+ Khả năng liên kết của các DNNVV ở Việt Nam cịn có những hạn chế do tư tưởng mạnh ai nấy làm. Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả.

+ Mặc dù chất lượng hàng hóa chưa cao nhưng giá rẻ hơn nhiều cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DNNVV.

+ Cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng trong chuyển đổi cơ chế hoạt động, linh hoạt trong thực tế vốn đầy phức tạp của kinh tế thị trường. Các công ty nhỏ và vừa là những công ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽđảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, q trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn.

- Về máy móc thiết bị, cơng nghệ khoa học kỹ thuật:

+ DNNVV do qui mô về vốn nhỏ nên khả năng đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại rất hạn chế. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các DNNVV còn yếu.

+ Công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu

dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Cơng nghệ lạc hậu và chậm đổi mới sẽ làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường.

+ Trong một số trường hợp thì doanh nghiệp khơng nâng cao khoa học cơng nghệ là do doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, một số doanh nghiệp thì nhận thức được và muốn đổi mới công nghệ nhưng khả năng về vốn không đáp ứng được.

+ Mức độđầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ thấp so với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì tỷ lệ này còn thấp từ 8-21%.

Sự gia tăng đáng kể về số lượng các DNNVV là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên về chất lượng thì cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Đặc điểm chung của các DNNVV Việt Nam là vốn ít, máy móc cơng nghệ lạc hậu, thiếu thơng tin, trình độ quản lý chiến lược thấp, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề thâm dụng lao động, chi phí cao, năng suất và hiệu quả thấp, tỷ suất lợi nhuận bình qn khơng cao, khả năng tích lũy vốn thấp…

Hầu hết các DNNVV quá nhỏ bé, chưa thể là lựa chọn của các đối tác, các tập đoàn lớn. Khi lựa chọn các đối tác cung ứng dịch vụ và thiết bị phụ trợ, khơng chỉ các tập đồn lớn nước ngồi mà ngay cả các doanh nghiệp lớn trong nước thường coi trọng năng lực doanh nghiệp cung ứng. Do hạn chế về vốn, cơng nghệ nên DNNVV rất khó tham gia những dự án lớn.

2.3 Thc trng v kh năng tiếp cn các ngun tài tr cho phát trin doanh nghip nh và va Vit Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)