Nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo vùng đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 75)

7. Kết cấu của đề tài

4.2. Nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo

Số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng tới xác suất nghèo của hộ, trình độ học vấn của người nghèo thường thấp do chưa thấy hết tầm quan trọng của giáo dục, do khơng đủ chi phí trang trải, hệ thống mạng lưới trường lớp còn yếu kém, chất lượng

đào tạo chưa cao. Do vậy, để nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên mơn của

người nghèo nói riêng và dân cư trong Vùng nói chung cần tập trung vào những vấn

đề sau:

Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của giáo dục

Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên , liên tục trên thông tin đại chúng về tầm quan trọng của việc nang cao trình độ học vấn, tạo sự chuyển biến trong tư duy của mỗi con người, đặc biệt nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ em ở vùng sâu, vùng

xa và các xã nghèo về vai trò của giáo dục. Thay đổi suy nghĩ của nhiều gia đình chỉ muốn con mình vào các trường đại học mà không muốn vào các trung tâm hay

trường dạy nghề. Có rất nhiều trường hợp học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thơng nhưng thi trượt đại học thì vào một trung tâm hay một trường dạy nghề học

tạm để năm sau thi tiếp đại học. Do đó, tỷ lệ bỏ học ở các trung tâm dạy nghề rất cao gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Ưu tiên huy động các nguồn lực có và thu hút đầu tư cho phát triển giáo dục – đào

tạo; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo kết hợp với tăng cường xây dựng hệ

Chú trọng đầu tư hệ thống trường lớp ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Mở rộng mạng lưới trung tâm, cơ sở giáo dục thường xuyên. Phát triển các trung tâm tin học, ngoại ngữ và nâng cao hiệu quả của các Trung tâm học tập cộng đồng để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân đặc biệt là khu vực nông thôn.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghể, nên tập trung nguồn ngân sách nhà nước cho các trung tâm dạy nghề ở vùng sâu, vùng xã, miền núi. Tăng cường cơng tác xã hội hóa, kêu gọi thu hút vốn đầu tư để đầu tư vào các trường dạy nghề có chất lượng cao.

Hồn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng cao hơn cho tất cả mọi người

Duy trì kết quả phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập bậc trung học cơ sở, bình đằng giới. Có chính sách thích hợp để bồi dưỡng và ổn định cuộc sống cho giáo viên dạy

ở xã, huyện khó khăn như hỗ trợ tăng thêm thu nhập ngoài lương, xây dựng nhà tập

thể từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ.

Xây dựng chính sách tạo động lực cho người học như miễn giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo. Tư vấn nghề nghiệp và học nghề cho thanh niên nông thôn. Đào tạo nghề theo dự án chuyên biệt giữa đào tạo với giải quyết việc làm như

đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho làm việc tại các khu công

nghiệp, tạo đạo nghề cho xuất khNu lao động, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội.

Xây dựng quan hệ trường – ngành và doanh nghiệp đạt hiệu quả

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở

đào tạo nghề với doanh nghiệp, phối hợp với các doanh nghiệp để nắm rõ nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề, đánh giá chất lượng đào

tạo nghề… nhằm tạo điều kiện cho học sinh sau khu tốt nghiệp ra có thể đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo vùng đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)