16 Định Quán Cty phát triển hạ tầng các KCN miền núi (thuộc BQL KCN)
TỈNH ĐỒNG NA
các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc các nước và các vùng lãnh thổ tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Australia, các nước NICs. Kinh phí xúc tiến đầu tư được huy động từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp chủ yếu từ các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua, từ năm 2004 đến năm 2007, Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức được nhiều đợt xúc tiến đầu tư ở nước ngoài tại Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ và ở Châu Âu. Tất cả các đợt xúc tiến đầu tư đều thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi.
Song song với cơng tác thu hút đầu tư, Tỉnh Đồng Nai coi trọng vấn đề môi trường, bảo vệ các nguồn lực nhằm phát triển bền vững. Tỉnh đã đưa ra những tiêu chí ban đầu để định hướng thu hút những dự án có cơng nghệ cao, khơng gây ơ nhiễm mơi trường.
2.3. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI
Theo số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng năm 2008 của Tỉnh Đồng Nai, trong năm 2008 Tỉnh Đồng Nai thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 3 tỷ USD. Trong đó: 80 dự án cấp mới có vốn đầu tư là 2,2 tỷ USD và 110 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 800 triệu
USD. Về ngành nghề đầu tư, tỉnh nâng dần chất lượng dự án, đã chú trọng ưu tiên kêu gọi đầu tư theo mục tiêu Nghị quyết, kết quả trong năm 2008 có: 2 dự án cơng nghệ kỹ thuật cao, vốn đầu tư 95 triệu USD, chiếm 5% vốn đăng ký mới; ngành công nghiệp khác 63 dự án, vốn đăng ký 325 triệu USD, chiếm 15% vốn đăng ký mới; ngành dịch vụ 15 dự án, vốn đăng ký 1.780 triệu USD, chiếm 80% vốn đăng ký mới.
Đồng Nai luôn là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về thu hút các doanh nghiệp FDI. Tính đến tháng 8 năm 2008, Đồng Nai có 962 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 13,4 tỉ USD (chỉ tính các dự án cịn hiệu lực). Tính về tổng số vốn đầu tư, Tỉnh Đồng Nai đứng thứ 4 cả nước (chiếm 10,24% tổng vốn đầu tư của cả nước) sau TP. Hồ Chí Minh (chiếm 18,99%), Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm 11,77%), Hà Nội (chiếm 10,37%). (Xem bảng 2.3). Trong những tháng qua, các doanh nghiệp FDI cũng đã triển khai thực hiện khoảng 400 triệu đô la, trong đó vốn xây dựng cơ bản khoảng 300 triệu USD; nâng tổng vốn FDI đã thực hiện trên địa bàn Đồng Nai đến nay khoảng 6,9 tỉ USD.
Trước năm 1991, tồn Tỉnh Đồng Nai có 11 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 573 triệu USD, lũy kế đến tháng 8 năm 2008 tồn Tỉnh đã có 962 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký là 13,448 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên nhanh trở thành nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh.
Nếu như ở giai đoạn 1991 – 1995, vốn FDI ở Tỉnh Đồng Nai mới chiếm 8% tổng vốn FDI chung cả nước, thì sang giai đoạn 1996 – 2000 đã chiếm 12% tổng vốn FDI cả nước. Giai đoạn 2001 – 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút các doanh nghiệp FDI, chính quyền Tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: tăng
cường tiếp thị, cải tiến môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp giấy phép (từ 3 đến 5 ngày), giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư. Với các biện pháp đó, Tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài các dự án mới còn nhiều dự án xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Một trong những thành công lớn nhất trong giai đoạn này là thu hút được dự án đầu tư của Tập đoàn Formosa, một tập đoàn tư nhân lớn nhất Đài Loan đầu tư vào KCN Nhơn Trạch 3 với số vốn đầu tư ban đầu 245 triệu USD, hiện nay đã tăng vốn đến 482 triệu USD.
Bảng 2.3 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất
giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 8/2008
Tỉnh, thành phố Số dự án Số vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng so với cả nước TP Hồ Chí Minh 2598 24,954.8 18.99% Bà Rịa-Vũng Tàu 163 15,460.3 11.77% Hà Nội 1143 13,627.7 10.37% Đồng Nai 962 13,448.4 10.24% Bình Dương 1685 9,111.3 6.93% Hà Tĩnh 11 7,920.8 6.03% Thanh Hóa 36 6,960.3 5.30% Phú Yên 39 6,291.4 4.79% Hải Phòng 296 2,864.4 2.18% Kiên Giang 12 2,761.4 2.10% Long An 248 2,586.1 1.97% Vĩnh Phúc 169 2,188.5 1.67%
Đa số các dự án đầu tư nước ngồi được quy hoạch và bố trí vào các khu công nghiệp tập trung. Theo số liệu của Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, tính đến tháng 8 năm 2008, Tỉnh Đồng Nai có 29 Khu cơng nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt với diện tích đất quy hoạch là 9.076 ha. Các KCN được quy hoạch, xây dựng hạ tầng và được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết để sản xuất kinh doanh. Do điều kiện kinh tế xã hội, vị trí thuận lợi nên các KCN tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa và một số huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu. Các địa bàn còn lại quy hoạch và đang triển khai các KCN, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các khu vực này.
Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai nằm ở nhiều địa phương như Thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Định Quán, Xuân Lộc, Thị xã Long Khánh …. Tính đến cuối năm 2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tập trung chủ yếu ở Thành phố Biên Hoà và một số huyện như Trảng Bom, Nhơn Trạch và Long Thành.
Thành phố Biên Hoà là địa bàn thu hút đầu tư FDI chiếm tỷ trọng cao nhất. Với 4 KCN là Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Amata, Loteco, Thành phố Biên Hoà thu hút 239 doanh nghiệp FDI (chiếm 44,25% tổng số doanh nghiệp), Huyện Trảng Bom đã thu hút được 107 doanh nghiệp FDI (chiếm 19,8% tổng số doanh nghiệp). Huyện Nhơn Trạch đã thu hút được 103 doanh nghiệp (chiếm 19,07% tổng số doanh nghiệp). Huyện Long Thành thu hút được 79 doanh nghiệp (chiếm 14,6% tổng số doanh nghiệp)..
Cơ cấu FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Liên tục trong nhiều năm liền, Đài Loan là quốc gia có vốn đầu tư FDI vào Tỉnh Đồng Nai cao nhất. Tính đến 31-12-2007, Đài Loan có 340 dự án đầu tư vào Đồng Nai với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 4,028 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,46% về tổng số dự án và 34,75% tổng vốn đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai. Tiếp đến là Hàn Quốc với 206 dự án, tổng vốn đầu tư 2,340 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,3% về tổng số dự án và 20,19% về tổng số vốn đầu tư. Thứ ba là Nhật Bản có 75 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,270 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8,48% về tổng số dự án và 10,95% về tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy quy mơ đầu tư trung bình của một dự án của Nhật Bản lớn hơn tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan. (Xem bảng 2.4)
Số lượng các dự án đầu tư từ Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai còn rất ít. Tính đến cuối năm 2007, chỉ có 27 dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai với tổng số vốn đầu tư 211,54 triệu USD (chiếm 3,05% về tổng số dự án và 1,82% về tổng vốn đầu tư).
Bảng 2.4 Danh mục các nước đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 1988 đến 2007 Nước Số dự án Số vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng Đài Loan 340 4.028,87 34,76% Hàn Quốc 206 2.340,59 20,19% Nhật 75 1.269,97 10,96% Malaisia 32 1.012,60 8,74% Thái Lan 28 647,58 5,59% Anh 37 927,70 8,00% Singgapore 22 275,71 2,38% Hoa Kỳ 27 211,54 1,83% Hồng Kông 23 150,22 1,30% Pháp 19 134,43 1,16% Thụy Sĩ 4 97,80 0,84% Úc 6 53,30 0,46% Hà Lan 6 45,40 0,39% Brunei 9 31,20 0,27% Philipin 2 40,90 0,35% Trung Quốc 18 42,33 0,37% Đức 5 130,26 1,12% Các nước khác 25 149,73 1,29% Tổng số 884 11.590,13 100,00%
Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành
Các dự án FDI đầu tư vào Tỉnh Đồng Nai có ngành nghề đa dạng, với quy mơ sản xuất và trình độ cơng nghệ rất khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến. Các dự án FDI đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp và dịch vụ còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển của Tỉnh Đồng Nai. Ngành cơng nghiệp chế biến có 823 dự án chiếm 93,1% với tổng vốn đầu tư là 10,323 tỷ USD chiếm 89,07% tổng vốn đầu tư FDI. Ngành nông lâm nghiệp có 10 dự án (chiếm 1,13% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư là 48 triệu USD (chiếm 0,41% tổng vốn đầu tư). Ngành thương nghiệp và dịch vụ có 31 dự án (chiếm 3,5% tổng dự án) với 974 triệu USD (chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư). (Xem bảng 2.5)
Bảng 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ
năm 1988 đến 2007 phân theo ngành kinh tế:
Nước Số dự án Số vốn đăng ký (triệu USD)
Tỷ trọng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
10 48 0,41%
Công nghiệp chế biến 823 10.323 89,07%
Xây dựng 19 241 2,08%
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
1 5 0,04%
Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng gia đình
31 974 8,4%
Tổng cộng 884 11.590,13 100%
Đồng Nai thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào phát triển sản xuất cơng nghiệp đặc biệt là các lĩnh vực dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp xe máy ơtơ; cơ khí và điện tử. Với thành công trong thu hút các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp, Tỉnh đã hình thành nhiều KCN được quy hoạch và xây dựng hợp lý, chuyên nghiệp trong quản lý, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp.