Việc đánh giá, chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một cơng tác đặc biệt quan trọng, nó là một cơng cụ quản lý hữu hiệu nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các khoản cho vay, nó giúp ngân hàng trong việc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng của một khách
hàng, số tiền cho vay/bảo lãnh, thời hạn cho vay, mức lãi suất áp dụng, các biện pháp cần thiết bảo đảm cho khoản tín dụng.
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang
32
lường trước được những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời.
Xét trên phạm vi toàn bộ danh mục cho vay, hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng còn giúp ngân hàng trong các vấn đề sau:
- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít
rủi ro hơn.
- Ước lượng mức vốn đã cho vay khơng thu hồi được để trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng.
Để tiến hành chấm điểm tín dụng cần phải có các dữ liệu đầu vào, đó là các thơng tin về người vay và kết quả của hoạt động này lại là đầu vào cho việc ra quyết định tín dụng (chấp thuận hay từ chối) và xác định các điều kiện cho khoản vay, tính giá khoản vay và nó cũng cần thiết cho việc quản lý cơ cấu cho vay, đầu tư của ngân hàng. Việc xếp loại doanh nghiệp để có cách thức ứng xử phù hợp cịn tạo sự hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín gắn bó lâu dài với ngân hàng, giúp cho hoạt động của ngân hàng thuận lợi và phát triển ổn định trong môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng có tính cạnh tranh cao hơn.
Chấm điểm tín dụng là hoạt động địi hỏi tính liên tục và cần phải thường xun hồn thiện, do đó nó là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, năng lực thẩm định cho cán bộ tín dụng. Chấm điểm tín dụng chính xác là nền tảng cho mơ hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, nó là chìa khố cho việc ra quyết định mức dự phòng phù hợp, làcơ sở để phân bổ vốn vay hợp lý, nó giúp ngân hàng đánh giá một cách định lượng hỗ trợ cho các phân tích định tính. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng chấm điểm tín dụng sẽ không thể thay thế cho các đánh giá của các chuyên gia giàu kinh nghiệm mà nó chỉ là phần cơ bản quan trọng của quá trình ra quyết định tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng./.
33
PHẦN II
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
NHTM QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Phạm vi và mục đích của việc chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp
Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp được áp dụng đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau: nông lâm và ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ, xây dựng, cơng nghiệp.
Mục đích của việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh là để tạo ra một công cụ giám sát, kiểm tra và quản lý rủi ro tín dụng quan trọng nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc ra quyết định tín dụng. Hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ giúp các ngân hàng theo dõi được những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay để có những quyết định thích ứng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Cũng trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh chung theo định hướng chiến lược của mình.