2 Số liệu năm 004 tổng hợp từ báo chí
VCB ICB AGRIBANK
Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank và Báo cáo thường niên năm 2005-2008 các ngân hàng [8][10]
Trong tổng số 5 loại thẻ tín dụng ngân hàng thơng dụng trên thế giới đang
chấp nhận thanh toán, VCB đã trực tiếp phát hành 3 thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong các thương hiệu thẻ quốc tế, Visa vẫn là thương hiệu được ưa chuộng nhất.
Tính đến 31/12/2008, VCB đã phát hành được 184.203 thẻ thương hiệu Visa, chiếm 62,73%; tiếp theo là thẻ Mastercard với 92.508 thẻ, chiếm 31,5 % và thẻ Amex với 16.937 thẻ, chiếm 5,77%. Tổng số thẻ tín dụng quốc tế VCB phát hành hơn 118 ngàn thẻ (ICB hơn 9.000 thẻ).
Bảng 2.2: Số lượng thẻ do VCB phát hành (tích lũy) (2004-2008)
Loại thẻ 2004 2005 2006 2007 2008
Thẻ tín dụng 36,275 56,100 72,448 92,976 118,499
Thẻ ghi nợ quốc tế 0 0 11,553 77,096 175,149
Thẻ ghi nợ nội địa 480,000 940,000 1,500,000 2,326,602 3,071,737
Tổng cộng 516,275 996,100 1,584,001 2,496,674 3,365,385
Bên cạnh doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành, hoạt động thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế cũng đóng một vai trị quan trọng trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ. Năm 2008, doanh số thanh toán quốc tế đạt 642,63 triệu USD,
tăng hơn 41,9% so với cùng kỳ năm 2007. Trong giai đoạn 2004-2008, doanh số thanh tốn thẻ nội địa tăng bình qn 65,5%, doanh số thanh tốn thẻ quốc tế tăng
bình qn 29,8%. Năm 2008, VCB chiếm 59,7% thị phần doanh số thanh toán thẻ. Bảng 2.3: Doanh số thanh toán thẻ do VCB phát hành
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh số thanh toán thẻ nội
địa (Tỷ VND) 8,818 18,574 29,249 47,134 66,157
Tăng trưởng (%) - 110.64% 57.47% 61.15% 40.36%
Danh số thanh toán quốc tế
(Triệu USD) 226.00 315.00 386.30 452.70 642.30
Tăng trưởng (%) - 39.38% 22.63% 17.19% 41.88%
Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank [8]
2.3.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà VCB ln khẳng định vị trí hàng đầu. Trong nhiều năm qua, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 58,3 tỷ USD năm 2004 đã tăng lên 143,2 tỷ USD năm 2008 (gồm xuất khẩu 62,8 tỷ USD, nhập khẩu 80,4 tỷ USD),
đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của VCB.
Năm 2008, doanh số thanh toán xuất khẩu qua VCB đạt 16,83 tỷ USD (chiếm 26,8% thị phần), doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15,67 tỷ USD (chiếm 19,5% thị phần); tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 32,5 tỷ USD (chiếm 22,7% thị phần).
Trong giai đoạn 2004-2008, thị phần doanh số thanh toán quốc tế của VCB liên tục giảm, từ 28,05% năm 2004 giảm xuống còn 22,7% năm 2008, xu hướng này tiếp tục diễn ra do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước và các
NHNNg, mặc dù vậy hiện nay VCB vẫn chiếm thị phần rất cao, gần 23% (ngân hàng đứng thứ 2 là AGRIBANK chỉ 7,4% thị phần).
Hình 2.19: Thị phần thanh tốn quốc tế của VCB so với STB, AGRIBANK
28.05% 30.18% 27.13% 24.12% 24.12% 22.70% 8.32% 8.42% 7.29% 6.62% 7.43% 2.08% 2.19% 2.28% 2.79% 2.61% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2004 2005 2006 2007 2008 VCB AGRIBANK STB
Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank, Bản cáo bạch Vietinbank, Báo cáo thường niên năm 2004-2008 của AGRIBANK [8][9][10] và tính tốn của tác giả.
2.3.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong năm 2008, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, VCB đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú trọng phát triển các sản phẩm mới như: SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho VCB thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. VCB đã ký với các ngân hàng đối tác truyền thống các hợp đồng chuẩn hoán đổi lãi suất theo mẫu của tổ chức các sản phẩm
hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA).
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 46 tỷ USD (tăng 100% so với năm 2006), trong đó doanh mua bán ngoại tệ - VND đạt 31,6 tỷ USD (chiếm 68,7%). Lợi nhuận thuần từ nghiệp vụ này đạt 953 triệu USD, chiếm 10,7% thu nhập hoạt
động. Trong nhiều năm qua, kinh doanh ngoại tệ là mảng VCB dẫn đầu ngành, và vị
trí này sẽ cịn giữ vững trong nhiều năm nữa.
22.403.86 3.86 10.79 26.20 4.98 25.12 46.01 8.7 25.96 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 2006 2007 2008
Hình 2.20: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của VCB so với ICB, AGRIBANK (Tỷ USD)
VCB ICB AGRIBANK
Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank, Bản cáo bạch Vietinbank, Báo cáo thường niên năm 2006-2008 của AGRIBANK [8][9][10] và tính tốn của tác giả.
2.3.6. Hoạt động đầu tư tài chính
VCB đã tham gia góp vốn vào 30 đơn vị với tổng số vốn góp 3.152 tỷ đồng, chiếm 26% vốn chủ sở hữu của VCB. Lãi, cổ tức thu được trong năm 2008 từ các khoản đầu tư góp vốn liên doanh là 679 tỷ đồng. Bên cạnh mục tiêu tăng thu nhập cho hoạt động kinh doanh của VCB, việc đầu tư và góp vốn liên doanh cịn xét về
các khía cạnh khác như: phân tán rủi ro, hợp tác với khách hàng truyền thống, tăng cường và đẩy mạnh phát triển thương hiệu.
Phân chia theo lĩnh vực đầu tư, phần lớn vốn đầu tư và liên doanh của VCB tập trung vào các NHTMCP, chiếm 67,7% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực lớn thứ hai là
đầu tư vào các cơng ty tài chính và và bảo hiểm, chiếm 13,2%; tiếp đến là lĩnh vực
kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và cơ sở hạ tầng, chiếm 8,3%; 10,8% vốn còn lại được VCB tập trung vào một số doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực dầu khí, thương mại dịch vụ, bưu chính viễn thơng…
Hình 2.21: Cơ cấu đầu tư, góp vốn của VCB (Năm 2008) Các ngành khác 10.80% Bất động sản và hạ tầng 8.30%
Tài chính bảo hiểm
13.20% NHTM khác
67.70%
Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank [8]
Danh mục đầu tư của VCB có chất lượng, hoạt động đầu tư góp vốn, liên
doanh, liên kết là một trong những mảng hoạt động được đánh giá là hiệu quả; phần lớn các khoản đầu tư, góp vốn với giá bằng mệnh giá hoặc giá ưu đãi, hiện nay giá trị thị trường của khoản đầu tư đã tăng lên nhiều lần.
2.3.3.7. Hoạt động ngân hàng đối ngoại và các hoạt động khác
Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 năm hoạt động, VCB đã thiết lập một mạng lưới các
ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, với trên 1.300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thương hiệu Vietcombank (VCB) luôn được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi các hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thị trường tiền tệ…
Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng. Trong thời gian tới, chiến lược của VCB đối với hoạt động ngân hàng đại lý là tiếp tục phát triển
mạng lưới ngân hàng đại lý hiện tại cả về lượng và chất, chú trọng vào các thị trường tiềm năng phù hợp với định hướng mở rộng thương mại và hợp tác của Việt Nam và trong những lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh truyền thống của VCB, lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch
vụ tốt nhất với mục đích tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nước.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VCB cịn tích cực tham gia các hiệp hội
ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABB), Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
2.3.4. Hiệu quả hoạt động
2.3.4.1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE3)
Lợi nhuận của VCB nhiều năm dẫn đầu thị trường về quy mô, lợi nhuận của VCB năm 2002 là 220 tỷ đồng, đã tăng lên 2.536 tỷ đồng năm 2008 (tăng 11 lần), cao hơn nhiều so với ICB, BIDV, và AGRIBANK. Năm 2004 về trước, VCB có lãi cao, trong khi nhiều NHTMNN khác bị lỗ, hoặc lợi nhuận thấp do các khoản nợ xấu tồn đọng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
ROE của VCB đạt cao so với các NHTM khác, chỉ đứng sau ACB, tương
đương STB, năm 2008 ROE của VCB đạt 18,5%. Kể từ năm 2006, lợi nhuận của
ICB, BIDV, AGRIBANK tăng lên đáng kể do đã xử lý được các khoản nợ xấu từ trước, khoản thu từ nợ xấu được tính vào thu nhập.