Phát triển nguồn nhân lực của DIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 94 - 104)

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong

3.3.4.2. Phát triển nguồn nhân lực của DIV

Nền tảng chủ đạo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV phải được xác định là con người. Các hoạt động về mảng nghiệp vụ hay quản lý, điều hành DIV muốn đạt hiệu quả thì nguồn nhân lực phải đạt được u cầu cơng việc địi hỏi. Muốn thế, chúng ta cần quan tâm các khía cạnh sau để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của DIV:

- Công tác đào tạo cán bộ, viên chức: DIV cần có kế hoạch đào tạo cán bộ, viên chức thích hợp với sự phát triển không ngừng của hoạt động ngân hàng quốc gia. Công tác đào tạo cần được duy trì thường xuyên và nâng cao. Thường xuyên đào tạo cán kiến thức về BHTG, ngân hàng và các kiến thức khác như: pháp luật, tin học, anh văn… Hằng năm nên tổ chức một lần cuộc thi về kiến thức BHTG hay ngân hàng hay nhằm khen thưởng động viên cán bộ trao dồi trình độ kiến thức. Đồng thời có thể qua những cuộc thi hằng năm đó xác định những cán bộ ưu tú và lên chương trình kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ. Tranh thủ tối đa các suất học tập nước ngoài về BHTG hay ngân hàng do IADI tài trợ.

- Chính sách động viên, khen thưởng đối với cán bộ viên chức của DIV: chính sách tiền lương, phụ cấp, khen thưởng phải hợp lý, công bằng, xây dựng môi trường làm việc thơng thống, lành mạnh để thu hút và duy trì nhân lực chất lượng cao.

- DIV cần thiết kế một chương trình đào tạo phát triển nguồn ngân lực kỹ năng cao: lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực ln thay đổi nhanh chóng, hoạt động của TCTD tham gia BHTG ngày càng đa dạng phức tạp. Vì thế, song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực được tiến hành thường xun, DIV cần có một chương trình

đào phát triển nguồn ngân lực kỹ năng cao về trình độ quản lý – hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động BHTG trong dài hạn. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của một tổ chức BHTG. Cán bộ tuyển dụng cho mục đích xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật cao cần được đào tạo liên tục trong thời gian làm việc tại DIV qua các hình thức như: đào tạo nâng cao và chuyên sâu theo các khóa học trong và ngồi nước; đào tạo qua việc chỉ định tham gia một số công việc có tính chất khó khăn đào tạo kỹ năng quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của BHTGVN trong thời gian qua (2000 – 2010), so sánh hoạt động của DIV với các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả, phân loại nhóm nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế của DIV trong Chương 2, Chương 3 đã nêu lên những định hướng phát triển của DIV trong giai đoạn 2010 – 2015 đồng thời trình bày những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN góp phần thực thi tốt hơn các chính sách cơng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tự do hóa tài chính – ngân hàng sẽ làm gia tăng rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức như vậy, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam càng cần thể hiện là một định chế tài chính quan trọng khơng thể thiếu của nền kinh tế hiện đại.

Mặc dù những năm qua, BHTGVN với vai trị là một cơng cụ chính sách cơng của Chính phủ, là một thành viên của Mạng giám sát an tồn tài chính quốc gia, đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu bước đầu tương đối khả quan. Song với diễn biến hiện tại và triển vọng phát triển của hệ thống ngân hàng thì hoạt động của BHTGVN thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nếu khắc phục được những hạn chế đó, vai trò của BHTGVN sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn, góp phần tích cực hơn vào việc nâng cao vị thế, vai trò của BHTGVN đối với hệ thống tài chính – tiền tệ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Vì vậy, “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” là

một vấn đề cấp bách và cần thiết.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ được một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết về bảo hiểm tiền gửi và nền tảng của bộ nguyên

tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG, luận văn đã chỉ ra được vai trò của tổ chức BHTG đối với nền kinh tế, đối với hệ thống tài chính tín dụng, từ đó khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG.

Thứ hai, luận văn đã trình bày thực trạng các mặt hoạt động của DIV từ lúc xây

dựng và trưởng thành đến nay (2000 - 2010). So sánh được các mặt hoạt động của DIV với bộ 18 nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả. Từ đó tổng hợp được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của DIV.

Thứ ba, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết BHTG và thực trạng

hoạt động của DIV trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp theo hướng hoàn thiện và đổi mới năng lực hoạt động của DIV trong bối cảnh hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ.

Luận văn được trình bày với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, góp phần đảm bảo sự an tồn, lành mạnh trong hoạt động tài chính của các tổ chức tham gia BHTG…

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, tri thức và kinh nghiệm thực tiễn, luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhất và khó tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong những ý kiến tham gia bổ sung của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tiếng Việt

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ các năm

2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tài liệu Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động DIV

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Kỷ yếu 5 năm xây dựng và trưởng thành của DIV 5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành của DIV 6. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2005), Quyết định số 568/QĐ-BHTG6 ngày 06/10/2005 của Tổng giám đốc BHTGVN v/v tiếp nhận và xử lý thông tin

đột biến trong hoạt động ngân hàng

7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2005), Quyết định số 199/QĐ-BHTG11 ngày 20/7/2005 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc quy định

tạm thời về cho vay hỗ trợ đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

8. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2006), Quyết định 192/QĐ-BHTG13 ngày 18/8/2006 của BHTGVN quy định chế độ thông tin báo cáo của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với BHTGVN

9. Bộ Tài chính (2004), Thông tư 105/2004/TT-BTC ngày 09/11/2004 của BTC

hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho cơng tác thanh lý các QTDND bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể

10. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

11. Chính phủ (1999), Quyết định số 75/1999/ QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng CP về việc phê duyệt “Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN”

12. Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ

về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

xác lập, thực hiện giao bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

15. Nguyễn Thị Kim Oanh (2002), Bảo hiểm tiền gửi - Định nghĩa, nguyên lý và thực tiễn hoạt động, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

16. Ngân hàng Nhà Nước (2002), Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18/10/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Chế độ báo

cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng

17. Ngân hàng Nhà Nước (2005), Thông tư số 08/2005/TT-NHNN về việc hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của QTDND

18. Ngân hàng Nhà Nước (2006), Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN về việc “Ban hành qui định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành QTDND” ngày 18/7/2006 của NHNN

Tiếng Anh

19. Deposite Insurance of Vietnam, Annual Report 2004

20. Deposite Insurance of Vietnam, A Highlight of Strategic Development DIV

Plan 2006 – 2015

21. Kunt A.D. and Kane E . J (2001), Deposit Insurance Around The Globe: Where

does it work?, World Bank and Boston College.

Các website

22. http://www.chinhphu.vn Website của Chính phủ Việt Nam

23. http://www.div.gov.vn Website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

24. http://www. iadi.org Website của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi thế giới 25. http://www.mof.gov.vn Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 26. http://www.sbv.gov.vn Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

CỦA UỶ BAN BASEL VỀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG (BCBS) VÀ HIỆP HỘI BẢO HIỂM TIỀN GỬI QUỐC TẾ (IADI) BAN HÀNH

1. Nguyên tắc 1 - Mục tiêu chính sách cơng

Bước đầu tiên trong việc thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoặc cải cách hệ thống hiện tại là xác định rõ mục tiêu chính sách cơng phù hợp cần đạt được. Những mục tiêu này phải được chính thức hóa và tích hợp vào thiết kế của hệ thống bảo hiêm tiền gửi. Các mục tiêu chính của hệ thống bảo hiểm tiền gửi là góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ người gửi tiền.

2. Nguyên tắc 2 – Giảm thiểu rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức sẽ được giảm thiểu bằng cách đảm bảo rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có các đặc điểm thiết kế phù hợp và thông qua các yếu tố khác của mạng an tồn tài chính.

3. Ngun tắc 3 – Nhiệm vụ

Điều quan trọng là nhiệm vụ của một tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải được quy định rõ ràng và chi tiết, chính thức. Ngồi ra cần phải có sự nhất quán giữa mục tiêu chính sách cơng với quyền hạn, trách nhiệm được trao cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

4. Nguyên tắc 4 – Quyền hạn

Một tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải có tất cả những quyền hạn cần thiết để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Các quyền hạn này cần phải được quy định một cách chính thức. Tất cả các tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải có quyền lập quỹ phục vụ công tác chi trả, tham gia ký kết hợp đồng, xác định các quy trình và ngân sách hoạt động nội bộ, và có thể tiếp cận kịp thời và chính xác các thơng tin để đảm bảo rằng hệ

5. Nguyên tắc 5 – Nhiệm vụ

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động một cách độc lập, minh bạch, có trách nhiệm giải trình và khơng bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực tài chính ngân hàng.

6. Nguyên tắc 6 – Quyền hạn

Cần phải xây dựng một khuôn khổ phù hợp để phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin, định kỳ cũng như liên quan đến một số ngân hàng cụ thể, giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các thành viên khác của mạng an tồn tài chính. Thơng tin phải chính xác và kịp thời (phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật khi cần thiết). Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin phải được chính thức hóa.

7. Ngun tắc 7 – Các vấn đề xuyên biên giới

Khi đã đảm bảo được tính bảo mật, tất cả các thông tin liên quan cần được trao đổi giữa các tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc các thể chế pháp lý khác nhau, và có thể được trao đổi giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các thành viên mạng an tồn tài chính của nước khác khi cần thiết. Trong trường hợp có nhiều tổ chức bảo hiểm tiền gửi khác nhau chịu trách nhiệm bảo hiểm, thì cần phải xác định tổ chức bảo hiểm tiền gửi nào sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả. Khi xác định đối tượng và phí bảo hiểm, cần phải tính tới việc các tổ chức đã được bảo hiểm tiền gửi tại chính quốc (home country).

8. Nguyên tắc 8 – Bắt buộc tham gia BHTG

Cần áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tài chính nhận tiền gửi của các đối tượng cần được bảo vệ (ví dụ: cá nhân hoặc các doanh

nghiệp nhỏ) để tránh vấn đề lựa chọn đối nghịch.

9. Nguyên tắc 9 – Phạm vi bảo hiểm

của hệ thống và phải nhất quán với thiết kế của hệ thống bảo hiểm tiền gửi

10. Nguyên tắc 10 – Chuyển từ hệ thống bảo hiểm toàn phần sang áp dụng hệ thống BHTG có hạn mức

Khi một nước quyết định chuyển từ hệ thống bảo hiểm toàn phần sang áp dụng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có hạn mức, hoặc thay đổi hệ thống bảo hiểm tồn phần hiện có, việc chuyển đổi này nên được thực hiện nhanh chóng ngay khi các điều kiện của nước đó cho phép. Bảo hiểm tồn phần có thể gây ra nhiều tác động xấu nếu được áp dụng lâu dài, đặc biệt là rủi ro đạo đức. Các nhà hoạch định chính sách cần phải đặc biệt chú ý tới thái độ và kỳ vọng của công chúng trong giai đoạn chuyển đổi này.

11. Nguyên tắc 11 - Cấp vốn

Một hệ thống bảo hiểm tiền gửi phải có sẵn các cơ chế tạo vốn nhằm mục đích đảm bảo chi trả kịp thời cho người gửi tiền, bao gồm cả cách thức huy động nguồn tài chính dự phịng bổ sung cho mục đích thanh khoản khi cần. Chi phí bảo hiểm tiền gửi trước hết phải do các ngân hàng chịu bởi chính ngân hàng và khách hàng của họ trực tiếp hưởng lợi từ hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả.

Đối với các hệ thống bảo hiểm tiền gửi (dù áp dụng hình thức thu phí trước, sau hay kết hợp) khi áp dụng cách thức thu phí theo mức độ rủi ro, các tiêu chí được sử dụng trong hệ thống thu phí này cần phải minh bạch đối với tất cả các thành viên tham gia. Ngồi ra, cần phải có sẵn mọi nguồn lực cần thiết để quản lý hệ thống thu phí theo mức độ rủi ro một cách phù hợp.

12. Nguyên tắc 12 – Nhận thức của công chúng

Để một hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả, công chúng nhất thiết phải được cung cấp thơng tin một cách thường xun về các lợi ích cũng như hạn chế của hệ thống bảo hiểm tiền gửi.

nhiệm vụ.

Tuy nhiên, họ có trách nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc về xung đột lợi ích và quy tắc nghề nghiệp nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình. Việc bảo vệ pháp lý phải được xác định rõ trong các văn bản pháp luật và các thủ tục hành chính, và trong những trường hợp nhất định, cần trang trải chi phí pháp lý đối với những người không được đảm bảo.

14. Nguyên tắc 14 – Ứng phó với các bên gây ra đổ vỡ ngân hàng

Một tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hoặc một cơ quan chức năng, phải được trao quyền yêu cầu các bên gây ra đổ vỡ ngân hàng bồi thường theo luật định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)