Chương 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM
2.1 Xu hướng hội chợ triển lãm thế giới:
2.1.1 Giới thiệu hình ảnh địa phương, quốc gia:
Hội nhập quốc tế tạo ra môi trường buộc phải cạnh tranh gay gắt hoặc liên kết giữa các quốc gia và các địa phương.
Các địa phương ngày nay đã tăng cường cạnh tranh với nhau để thu hút tăng thị phần của mình về du khách, doanh nhân và nhà đầu tư. Công tác tiếp thị địa phương đã chiếm vai trò kinh tế chủ đạo, và trong một số trường hợp đã tạo thành động lực chính tạo ngân sách địa phương1.
Theo trang tự điển Wikipedia, Kể từ Expo’92 ở Seville, các quốc gia bắt đầu sử dụng triển lãm thế giới với tầm rộng hơn và mạnh hơn như một diễn đàn để giới thiệu hình ảnh quốc gia thơng qua các gian hàng của họ. Tiêu biểu như các nước Phần Lan, Nhật, Canada, Pháp và Tây Ban Nha. Một nghiên cứu chi tiết được thực hiện bởi Tjaco Walvis gọi là “Expo 2000 Hanover in number” cho thấy quảng bá hình ảnh quốc gia là mục tiêu đầu tiên để tham dự triển lãm của 73% các quốc gia tại Expo 2000. Trong một thế giới mà hình tượng quốc gia mạnh mẽ là một tài sản quý giá quan trọng thì các gian hàng trưng bày trở thành là các cuộc vận động quảng cáo, và Expo là phương tiện truyền bá cho thương hiệu quốc gia. Một phần xuất phát từ những lý do biểu tượng và văn hóa, các quốc gia (và các thành phố, khu vực) đăng cai tổ chức cũng tận dụng triển lãm thế giới để giới thiệu về họ.
Theo Wally Olins, chuyên gia về thương hiệu, Tây Ban Nha tổ chức Expo ’92 và Olympic mùa hè 1992 tại Barcelona trong cùng một năm là để nhấn mạnh vị trí mới của Tây Ban Nha - một quốc gia dân chủ và hiện đại, và giới thiệu họ là thành viên tiêu biểu của EU và của cộng đồng thế giới.
Các cuộc triển lãm thế giới được tổ chức qua các giai đoạn như Lisbon Expo '98; Hanover Expo 2000; Expo 2005, Aichi Prefecture, Nhật; World Expo 2010 (sẽ
được tổ chức tại Thượng Hải,Trung Quốc) mang lại những cơ hội lớn cho các quốc gia giới thiệu về hình ảnh của đất nước mình.