CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận về phân tích thực trạng và dự báo dân số
1.2 Phương pháp dự báo dân số
Ngày nay, nhìn chung mọi lĩnh vực của cuộc sống đều áp dụng khoa học dự báo. Các đối tượng dự báo ngày càng trở nên phức tạp hơn, hoặc được đặt trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau hơn. Đặc biệt, trong điều kiện tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện nay và sự đổi mới khá nhanh trong nền kinh tế, các đối tượng dự báo càng bị phụ thuộc bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, do đó cơng tác dự báo càng khó khăn và phức tạp.
Sự biến động dân số của các vùng, tỉnh hay thành phố trong một nước có những nét đặc thù riêng. Nó phụ thuộc vào nguồn lực vật chất của cả nước nói chung và của từng khu vực, địa phương nói riêng, ngồi ra, nó cịn phụ thuộc vào chính sách dân số của cả nước và của từng địa phương, chính sách nhập cư, xuất cư, các q trình di dân từ nông thôn ra thành thị, từ các vùng khác nhau về thành phố, từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao, v.v.. khiến cho việc dự báo dân số trở thành một cơng việc khá phức tạp. Do đó, dự báo dân số phải được xem xét trong mối liên hệ hữu cơ với các dự báo về kinh tế – xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống dự báo kinh tế – xã hội. Kết quả đúng đắn của dự báo dân số cung cấp số liệu quan trọng cho dự báo kinh tế. Ngược lại, các kết quả dự báo kinh tế cho phép điều
chỉnh dự báo dân số, xác định qui mô dân số hợp lý theo kế hoạch phát triển bền vững của từng địa phương.
Dự báo dân số đòi hỏi phải kết hợp các phương pháp khác nhau vì mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, điều kiện vận dụng riêng, khả năng áp dụng riêng đối với từng đối tượng cụ thể.
Khi dự báo dân số, người ta có thể dựa trên một số tiền đề hoặc giả thiết nào đó, từ đó xây dựng lên các mơ hình của đối tượng trong tương lai. Trên cơ sở đó lập nên các phương án dự báo khác nhau, ví dụ, giả sử mức chết khơng đổi, với phương án mức sinh cao, mức sinh thấp, thì số dân sẽ như thế nào sau 5, 10 năm.
Tóm lại, sự tăng trưởng dân số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, có yếu tố khơng thể dự báo được. Trong bối cảnh của sự thay đổi môi trường rất nhanh cả về kinh tế lẫn nhu cầu sinh hoạt của con người, tính chính xác của dự báo rất phức tạp. Chính vì vậy, các phương án về dân số chỉ mang tính gần đúng và mức độ quan tâm của nó chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Các số liệu đó được dùng chỉ để tham khảo cho công tác phát triển kinh tế – xã hội, phát triển nguồn nhân lực trong các kế hoạch 5 năm và cần được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên.
1.2.1 Ước lượng và dự báo dân số
Nếu lấy tổng điều tra dân số làm mốc thì những ước lượng và dự báo dân số thường gặp trong thực tế là:
1. Ước lượng số dân vào một thời điểm nào đó giữa hai cuộc tổng điều tra dân số.
2. Uớc lượng số dân sau tổng điều tra dân số.
3. Dự báo dân số ở bất kỳ thời điểm nào đó trong tương lai.
Ước lượng số dân vào một thời điểm nào đó giữa hai cuộc tổng điều tra dân số là dựa vào kết quả của hai cuộc tổng điều tra dân số với lượng tăng (hoặc giảm) tự nhiên và cơ học để ước lượng qui mô, cơ cấu dân số vào một thời điểm bất kỳ cho các năm giũa hai cuộc điều tra. Nếu số liệu thống kê thường xuyên không đầy đủ hoặc thiếu tin cậy vì lý do nào đó thì ta dựa vào các giả thiết khác nhau để ước lượng. Nếu dân số giữa hai lần tổng điều tra thay đổi theo cấp số cộng, thì dân số vào thời điểm t nào đó giữa hai lần tổng điều tra được xác định:
0 1 t 0 1 0 (T t)P tP t P P (P P ) T T − + = + − = (1.54)
Trong đó: P0, P1 – Số dân tại thời điểm tổng điều tra dân số lần đầu và lần sau; t – thời điểm cần ước lượng số dân giữa hai lần tổng điều tra dân số (khoảng cách thời gian từ thời điểm tổng điều tra dân số lần đầu đến thời điểm cần ước lượng số dân); T – thời kỳ giữa hai thời điểm tổng điều tra dân số. Nếu dân số giữa hai lần tổng điều tra thay đổi theo cấp số nhân, ước lượng số dân tại thời điểm t bất kỳ giữa hai lần tổng điều tra dân số trên:
t T t t 1 T T t 0 0 1 0 P P P ( ) P .P P − = = (1.55)
Hai công thức (1.54) và (1.55), ngoài việc được sử dụng để ước lượng số dân vào một thời điểm bất kỳ giữa hai lần điều tra, trong luận án cịn sử dụng nó để chuyển số dân về một thời điểm ưa thích, ví dụ, số dân ở thời điểm 1/10 chuyển về thời điểm 1/7 (số dân vào thời điểm này của năm nào đó có thể thay thế cho dân số trung bình của năm đó).
Ước lượng số dân sau tổng điều tra là dựa vào kết quả của một cuộc tổng điều tra và các thông tin về số sinh, tử và di cư để ước lượng qui mô và cơ cấu dân số cho các năm tiếp theo của tổng điều tra dân số.
Trong phạm vi luận án, tôi xin đề cập đến dự báo dân số ở thời điểm bất kỳ trong tương lai dựa vào giả thiết về sự phát triển của dân số hoặc các thành phần của dân số trong tương lai để dự đốn qui mơ và cơ cấu dân số, vì vậy mức độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào chất lượng thông tin được sử dụng và các giả thiết đặt ra. Chính vì lẽ đó, khi làm cơng tác dự báo phải nắm bắt được các qui luật phát triển của các hiện tượng dân số, đồng thời phải am hiểu các phương pháp để chọn được phương pháp thích hợp.
Ở đây, nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu ở chương III, chúng tơi xin chọn lọc và giới thiệu một số phương pháp dự báo thông dụng.
1.2.2 Một số phương pháp toán - thống kê và dân số học thường dùng trong dự báo dân số.
1.2.2.1 Dự báo dân số bằng phương pháp tốn – thống kê.
chúng ít khi được dùng để dự báo dân số của cả nước. Các phương pháp này không cho ta cấu trúc tuổi của dân số. Trong trường hợp muốn dự báo cấu trúc tuổi ta phải dựa vào các giả thiết khác nhau để ước lượng.
Một vài hàm tốn học có thể được dùng để dự báo tổng số dân là hàm tuyến tính, hàm mũ,… Những dự báo như vậy thường được tiến hành bằng cách ngọai suy các xu thế dân số quá khứ vào trong tương lai.
Nếu gọi: Pt - số dân vào thời điểm dự báo t; Po - dân số được chọn làm gốc cho dự báo; t – khoảng cách thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm dự báo t và r - tỷ lệ tăng dân số hàng năm.
a) Hàm tuyến tính
Pt = Po(1 + rt ) (1.56)
r có thể được ngoại suy từ công thức (1.56): t 0 1 P r 1 t P ⎛ ⎞ = ⎜ − ⎟ ⎝ ⎠.
Hàm tuyến tính được áp dụng khi giả thiết rằng mức tăng trung bình hàng năm của dân số diễn ra trong một thời kỳ gần đây sẽ được lập lại trong tương lai. Việc chọn hàm tuyến tính thường ta dựa trên cơ sở quan sát đồ thị hoặc dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối liên hồn (nếu chúng gần như khơng đổi) hay căn cứ vào kinh nghiệm nghiên cứu mà người làm dự báo quyết định chọn. Rủi ro gặp phải trong q trình lựa chọn là khơng phải nhỏ. Do đó sau khi thực hiện dự báo ta cần phải tiến hành kiểm định kết quả (được trình bày ở chương III). Từ kinh nghiệm nghiên cứu thực tế, ta thấy hàm tuyến tính vẫn thường được áp dụng (mặc dù có thể có sai số, nhưng người ta cho rằng nó khơng đáng
kể) do thủ tục tiến hành đơn giản, khơng địi hỏi những con số thống kê về sinh, chết và di cư, và đây cũng là nhược điểm của mơ hình này cũng như hai mơ hình được đề cập tiếp theo là hàm luỹ thừa và hàm số mũ. Ngồi ra, cũng cịn một nhược điểm khác là chúng giả định sự tăng trưởng dân số tuân theo các quy tắc toán học đơn giản.
b) Hàm cấp số nhân
Pt = Po(1 + r)t (1.57) r có thể được được ngoại suy từ công thức (1.57): t
0
1 P
r anti log log 1
t P
⎛ ⎞
=⎜ ⎟−
⎝ ⎠
Hàm cấp số nhân thường được áp dụng khi giả thiết dân số thay đổi theo cấp số nhân. Điều kiện chọn hàm cấp số nhân vẫn là xem xét xu hướng vận động của dân số trong quá khứ và hiện tại, thường dựa trên cơ sở quan sát đồ thị hoặc dựa vào tốc độ tăng hoặc giảm (nếu nó gần như không đổi). Hàm cấp số nhân vẫn thường được áp dụng trong thực tế mặc dù độ chính xác của các kết quả dự báo không cao nhưng do thủ tục tiến hành đơn giản và khơng địi hỏi những con số thống kê về sinh, chết và di cư.
c) Hàm số mũ
Dự báo dân số theo hàm mũ có dạng:
Pt = Po ert (1.58)
r được ngọai suy từ công thức (1.58): t 0
1 P r ln
t P
Cũng giống như hàm tuyến tính và hàm cấp số nhân, dự báo dân số theo hàm mũ dễ thực hiện, chỉ cần có số dân trong quá khứ và hiện tại, từ đây xác định xu hướng biến động của nó, nếu dân số nghiên cứu tăng hoặc giảm với một tốc độ gần như không đổi và rất bé xấp xỷ gần bằng 0, ta chọn hàm số mũ, tuy nhiên nó cũng cịn nhiều nhược điểm như đã được trình bày ở cơng thức (1.56).
d) Hàm Logistic
Hàm Logistic cũng được sử dụng để dự báo tổng số dân, mức độ sinh, mức độ chết, công thức: Pt = . 1 ea bt K + − (1.59)
K – biểu hiện như là giới hạn trên của dân số là một tham số. a, b – là các tham số.
Nó thường được áp dụng ở những nước mà ở đó sự phát triển dân số diễn ra theo đường cong Logistic: Lúc đầu tăng nhanh, sau tăng chậm và dần tiến tới ngừng tăng, và quá trình này diễn ra trong thời gian rất dài. Do đó, dùng hàm logistic để dự báo dân số chỉ phù hợp với những dự báo trung và dài hạn.
Dạng tổng quát của 4 mơ hình trên:
Trong các mơ hình tốn học dùng để dự báo dân số được nêu trên, ta thường chọn mơ hình dự báo thích hợp cho từng dân số riêng biệt. Mơ hình (1.59), ta thấy chúng thường được các giáo sư Mỹ dùng để mô
Dân số
t Tăng dân số theo hàm tuyến tính
(Mơ hình 1.56)
t Dân số
Tăng dân số theo hàm mũ (Mơ hình 1.58)
Dân số
t Tăng dân số theo hàm logistic
(Mơ hình 1.59) Dân số
t Tăng dân số theo hàm cấp số nhân
tả và dự báo dân số cho nước Mỹ, vì đặc điểm phát triển dân số Mỹ phù hợp với mơ hình này, tức là lúc đầu dân số tăng rất nhanh, do lịch sử của nước Mỹ được thành lập không lâu và dân số từ các châu lục khác chuyển đến, khi kinh tế phát triển và dân số dân gần đạt đến mức ổn định, lúc đó dần tiến tới ngừng tăng.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, có dân số đang trên đà phát triển, chúng ta sử dụng hàm tuyến tính (1.56), hàm lũy thừa cơ số tự nhiên (1.57), hoặc hàm số mũ (1.58) là tương đối thích hợp, vì vậy phần ứng dụng dưới đây chúng tôi xin giới thiệu mơ hình (1.56), mơ hình (1.57), và mơ hình (1.58). Chọn mơ hình nào đi nữa thì mức độ chính xác cũng khơng phải là tuyệt đối. Chính vì vậy, ứng với mỗi mơ hình, chúng ta cần dùng phương pháp tốn thống kê để kiểm định xem mơ hình nào là thích hợp nhất. Đây chính là điểm mới mà những nhà nghiên cứu trước đây ít hoặc khơng quan tâm.
Tuy nhiên, khi chọn lựa các mơ hình trên ta chỉ nên giới hạn trong thời gian khơng q 15 năm, vì nếu coi r khơng đổi trong suốt thời gian quá dài (trên 15 năm) thì số liệu dự báo khơng cịn có cơ sở thực tiển.
Để dự báo dân số theo các mơ hình trên, việc đầu tiên là cần xác định dân số được chọn làm dân số gốc (P0), tỷ lệ tăng bình quân năm (r) và tiếp theo là dựa vào các công thức đã được trình bày ở trên để dự báo. Vấn đề nổi bậc ở đây là phải tính r. Thơng thường r được tính trung bình cho thời kỳ mà dân số trong quá khứ và hiện tại phát triển tương đối ổn định hoặc thời kỳ tương đối dài, ít nhất là 10 đến 12 năm
để loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên hay những năm tốt (theo quan niệm của người Phương Đông), mà người dân chọn để sinh con.
1.2.2.2 Dự báo dân số theo phương pháp dân số học
Phương pháp dân số học để dự báo dân số là những phương pháp xét một cách rõ ràng xu hướng thời gian trong các thành phần của sự gia tăng dân số như sinh, chết, di cư và những thay đổi trong dân số. Phương trình cân bằng là một ví dụ điển hình về việc sử dụng thơng dụng nhất phương pháp dân số học, phương pháp này đơn giản và thường được sử dụng cho việc đánh giá dân số giữa tổng điều tra và sau tổng điều tra dân số, miễn là có thể có được các số liệu về các thành phần của sự thay đổi dân số.
a) Lược đồ chung
Phương pháp dân số học được biểu diễn dưới dạng mơ hình sau: Pt = Po + B – D + I – E (1.60)
Pt – là số dân ở thời điểm t Po – là số dân ở thời điểm gốc
B, D, I, E– là tổng số trẻ sinh ra sống, tổng số người chết, tổng số nhập cư và xuất cư trong thời kỳ từ thời điểm gốc đến thời điểm t.
Mơ hình này có thể sử dụng để dự báo dân số ở từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi
Px+t = Px – Dx + Ix - Ex (1.61) Px – là số dân ở độ tuổi x vào thời điểm gốc
Px+t – số dân ở độ tuổi x + t
Dx – tổng số người chết trong thời gian t trong tập hợp tuổi tương ứng Ix, Ex – tổng số người nhập cư và xuất cư trong thời gian t trong tập hợp
tuổi tương ứng.
Trong thực tế ứng dụng phương pháp này thường ta dự tính dân số cho từng nhóm tuổi một, vì tính cho từng độ tuổi thì địi hỏi thơng tin phải chi tiết và dễ dẫn tới sự sai sót trong việc khai báo tuổi. Đối với trẻ mới sinh thì cách tính có khác do số trẻ ở thời kỳ gốc bằng 0. Cơng thức tính cho nhóm tuổi này như sau:
Po(t) = B - Do + Io - Eo (1.62) Po(t) – là số trẻ ở độ tuổi 0 ở thời kỳ t.
B – số mới sinh trong kỳ.
Do – số mới sinh bị chết trong kỳ.
Io – số trẻ ở độ tuổi 0 ở nơi khác chuyển đến trong kỳ. Eo – số trẻ ở độ tuổi 0 được dự tính đi nơi khác trong kỳ.
Các cơng thức được nêu trên, cho thấy ở địa phương nào làm tốt công tác đăng ký sinh, chết và chuyển đi, chuyển đến sẽ dễ dàng dự báo dân số tương lai của địa phương mình. Thực tế dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh theo mơ hình (1.60), (1.61) và (1.62) có thể tiến hành
được khi có sự kiểm sốt thường xun và quản lý dân nhập cư tốt, cần chuyển từ việc áp dụng các biện pháp quản lý hành chính đơn thuần với mục tiêu hạn chế như hiện nay sang áp dụng các biện pháp quản lý hành chính tự nguyện, khuyến khích khai báo bắt buộc nhằm tăng cường nghĩa vụ và gắn chặt quyền lợi của người di dân đối với đô thị như thành phố Hồ Chí Minh.
b) Dự báo dân số theo phương pháp thành phần (còn gọi là phương pháp chuyển tuổi)