Dự báo về lực lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 168 - 185)

CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận về phân tích thực trạng và dự báo dân số

3.5 Sử dụng kết quả dự báo và phân tích

3.5.4. Dự báo về lực lượng lao động

Trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện, các dự báo về lực lượng lao động có vị trí rất quan trọng bởi vì khả năng sản xuất của xã hội trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lao động sẽ có. Đặc biệt, khi dự báo lực lượng lao động cùng

đối trong thị trường lao động, xác định được khả năng thừa, thiếu lao động trong tương lai để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

Lao động nam được xác định từ các nhóm 15 – 59 tuổi, và nữ từ 15–54 tuổi. Để xác định số lượng lao động nam và nữ trong các năm dự báo ta sử dụng số liệu trong các bảng 3.12 đến 3.17 để tính lao động nam và nữ trong các năm 2009, 2014 và 2019 theo công thức tổng quát sau:

nam nam nam ld 15 19 55 59 nu nu nu ld 15 19 50 54 P P ... P P P ... P − − − − = + + = + + * Năm 2009: nam ld P = 236.733 + 307.005 + ... + 180.373 + 112.814 = 2.412.310 người nu ld P = 235.477 + 353.895 + ... + 240.704 + 205.129 = 2.462.028 người * Năm 2014: nam ld P = 243.338 + 265.448 + ... + 230.539 + 175.854 = 2.629.512 người nu ld P = 238.116 + 273.077 + ... + 276.332 + 240.865 = 2.599.283 người * Năm 2019: nam ld P = 276.315 + 271.985 + ... + 273.708 + 223.799 = 2.811.645 người nu ld P = 268.764 + 275.700 + ... + 332.280 + 275.677 = 2.729.258 người

Bảng 3.26: Kết quả dự báo số lao động TP.HCM thời kỳ 2009 – 2019 (người) Các năm Lao động 2009 2014 2019 Nam 2.412.310 2.629.512 2.811.645 Nữ 2.462.028 2.599.283 2.729.258 Tổng số 4.874.338 5.228.795 5.540.903 So với dân số, % 70,66 68,19 66,16

Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng lao động cũng ngày một tăng thêm (bảng 3.26). Nếu năm 1999, tồn thành phố có 3.311.530 người trong độ tuổi lao động, thì theo dự báo đến năm 2009 con số sẽ lên đến 4.874.338 người và tiếp tục tăng cho đến năm 2019 là 5.540.903 người. Tuy nhiên, ở đây chưa tính đến số người dưới và trên tuổi lao động nhưng thực tế vẫn tham gia lao động, vì thế con số này có thể còn cao hơn. Đây sẽ là tiềm năng to lớn cho sự phát triển của thành phố, nếu lực lượng này được đào tạo và sử dụng hợp lý. Ngược lại, chính lực lượng này sẽ là áp lực lớn đối với sự phát triển nếu khơng được đào tạo thích hợp và khơng có đủ việc làm ổn định. Đây là một vấn đề xã hội cần được thành phố quan tâm để có những chính sách và

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tác giả đã dành thời gian rất lớn cho việc thu thập số liệu đã được công bố của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh và của các cơ quan khác nhằm so sánh, chọn lọc, phù hợp cho việc nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Việc này thực ra khơng đơn giản, thứ nhất, số liệu của Tổng cục thống kê thường ít tổng hợp hay tính tốn riêng cho từng điạ phương, ví dụ như tỉnh, thành phố; thứ hai, ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các điạ phương khác trong cả nước ít có các cuộc điều tra chun mơn riêng, đặc biệt là trong khía cạnh nào đó của dân số, ví dụ như điều tra về mức chết theo tuổi của dân cư, để trên cơ sở đó có thể lập bảng chết của dân số thành phố tương đối chính xác hơn. Tuy nhiên, với nguyện vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hồn thiện công tác dự báo dân số thành phố nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và những đóng góp của nó được thể hiện qua các mặt sau: - Tính tốn một cách chi tiết theo từng phương pháp đã được chọn lọc, sử dụng để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh. Đóng góp của luận án ở chỗ, dự báo bằng phương pháp toán – thống kê để dự báo dân số chỉ cho phép dự báo được tổng số dân nói chung mà khơng dự báo cũng như chưa có tác giả nào vận dụng để dự báo theo từng nhóm tuổi, giới tính. Ở đây, tác giả đã chủ động vận dụng những kinh nghiệm

thực tế cho rằng, nếu cơ cấu dân số khơng có nhiều biến động lớn hoặc biến đổi khơng đáng kể, hay là sai số khơng lớn, ta có thể suy rộng tổng số dân đã được dự báo bằng các hàm toán – thống kê thành số dân chia theo nhóm tuổi theo một cơ cấu tuổi ổn định nào đó và ở đây tác giả đã chọn một cơ cấu tương đối đầy đủ và ổn định cũng như số liệu khơng q cũ, đó là cơ cấu dân số thành phố Hồ Chí Minh theo điều tra giữa kỳ 1 – 10 – 2004 để suy rộng.

- Tác giả đã dùng phương pháp thống kê để kiểm định trong các phương pháp toán – thống kê ứng dụng dự báo dân số, phương pháp nào phù hợp nhất (vì có sai số nhỏ nhất), mà từ trước đến nay chưa có đề tài nghiên cứu, hay tác giả nào, tuy có đề cập đến nhưng chưa thực hiện trong thực tế.

- Khác với các dự báo áp dụng hiện nay là thực hiện một cách máy móc, tức là dựa vào các yếu tố đầu vào hay là đưa các giả thiết thay đổi các yếu tố đầu vào về sinh, các yếu tố về chết và di cư, máy tính với chương trình có sẳn sẽ xử lý và cho ra kết quả dự báo một cách máy móc, và chỉ cần thay đổi hoặc khơng theo ý muốn nào đó mà giả thiết đặt ra, kết quả dự báo có thể sẽ sai lệch. Chúng ta cũng đã biết, thực tế có q nhiều yếu tố tác động đến q trình dân số của một nước hay của một thành phố hay tỉnh, nói riêng, như: các yếu tố tác động đến sinh sản có các nhân tố về mơi trường tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hơn nhân và gia đình, tình trạng kinh tế – xã hội, tơn giáo, mục tiêu của Chính phủ là tăng hay hạ thấp tỷ suất sinh là có lợi và mong muốn tăng hoặc giảm tương ứng. Ngồi ra, nó cịn phụ thuộc vào hành

động của các cá nhân; các yếu tố tác động đến tử vong có: phát triển kinh tế và biến đổi kỹ thuật, tiến bộ về y tế và khoa học dược, thay đổi về nguyên nhân tử vong, các nhân tố về môi trường ngồi ra cịn có các yếu tố về nơi sinh sống, gia đình, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, chủng tộc, quốc tịch, tơn giáo, Chính phủ v.v..., các yếu tố tác động đến di cư như môi trường thiên nhiên, sự biến đổi về kinh tế xã hội, gia đình và mối quan hệ, điạ vị kinh tế xã hội, chủng tộc, quốc tịch, Chính phủ v.v...

- Từ kết quả dự báo dân số theo phương pháp chuyển tuổi, tác giả đã dự báo số lớp của từng cấp học, số giáo viên cần thiết để có thể giải quyết bài toán giáo dục của điạ phương một cách tỉ mỉ mà từ trước đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết đến như vậy hay có mà thực tế chưa được cơng bố một cách chính thức. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dự báo số phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, nguồn lao động sẽ có trong những thời kỳ 5 năm sắp tới, để trên cơ sở đó Chính quyền thành phố có thể quy hoạch dài hạn sự phát triển kinh tế – văn hóa của thành phố trong các lĩnh vực đã dự báo. Điều này đã được thực tế chứng minh, để vạch ra các chỉ tiêu phát triển của mình, khơng có lĩnh vực nào trong cuộc sống mà khơng sử dụng số liệu này hay số liệu khác của dự báo qui mô số dân và cơ cấu của chúng. - Về phần lý luận, bản luận án đã sắp xếp, trình bày, hệ thống cơ sở lý thuyết dân số học một cách lơ gít, và nêu ra một số phương pháp dự báo dân số thường sử dụng, phân tích tính ưu, nhược điểm của từng phương pháp và phương pháp nào thích hợp để dự báo dân số thành

phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Luận án cũng đã tính tốn cẩn thận theo từng phương pháp ứng với các giả thiết đặt ra và điều chỉnh số liệu ban đầu cho thích hợp với cơng tác dự báo, đặc biệt trong dự báo toán – thống kê đã chuyển số liệu ban đầu về ngày 1 tháng 7, là số liệu có thể thay thế cho dân số trung bình để tính tốn nhiều chỉ tiêu liên quan khác.

- Trong phần đánh giá hiện trạng dân số thành phố Hồ Chí Minh, luận án cũng đã phân tích cụ thể thực trạng dân số thành phố, phân tích những nguyên nhân, hệ quả của việc tăng giảm dân số, áp lực của nó tác động đến đời sống và chất lượng cuộc sống của dân cư thành phố mà xã hội quan tâm, đặc biệt là sự tác động và ảnh hưởng của người nhập cư đến sự phát triển đô thị hiện nay.

- Dự báo theo phương pháp chuyển tuổi, có sự kết hợp với di dân thuần đã cho một kết quả khá phù hợp với phần đánh giá của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh là từ năm 1999 đến nay, trung bình mỗi năm thành phố tăng thêm 196 ngàn người (Kết quả sơ bộ điều tra dân số giưã kỳ 1 – 10 – 2004 của Ban Chỉ Đạo ĐTDSGK, trang 2). Như vậy, ứng với mỗi thời kỳ 5 năm của dự báo, dân số thành phố tăng thêm khoảng 1 triệu người. Thơng qua tính hợp lý của kết quả dự báo, lãnh đạo của thành phố có thể ứng dụng kết quả của nó trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa của thành phố trong những năm sắp đến.

đó chúng khơng phản ánh nội dung lý thuyết về dân số học. Cần tiến hành điều tra mẫu để cung cấp số liệu mà tổng điều tra dân số không thể cung cấp một cách chi tiết được, ví dụ như điều tra về sinh đẻ, tử vong theo từng giới tính, độ hoặc nhóm tuổi để từ đó có thể ước lượng mức độ sinh cũng như lập bảng chết mang tính đặc thù riêng của dân số thành phố, nó sẽ là cơ sở để dự báo dân số một cách thiết thực và có hiệu quả hơn là sử dụng những nguồn số liệu mang tính chung chung. Tuy nhiên, việc này địi hỏi phải có kinh phí, nhân lực cũng như thời gian vì vậy thành phố nên đầu tư kinh phí để Cục thống kê kết hợp với những cơ quan ban ngành liên quan thực hiện các cuộc điều tra chuyên mơn này mang tính chun mơn và lâu dài.

- Kết quả dự báo dân số trong luận án tương đối phù hợp với mục tiêu mà thành phố đã đưa ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII ngày 6 tháng 12 năm 2005 là kiểm sốt quy mơ dân số thành phố khoảng 7,2 triệu người vào năm 2010 và 10 triệu người vào năm 2020.

- Kết quả dự báo dân số thành phố cho thấy xu hướng chung là dân số sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là tăng cơ học. Vì vậy cần phải có chính sách và biện pháp hạn chế mức tăng dân số và phân bố hợp lý dân cư trên tồn địa bàn. Tái bố trí dân cư theo hướng phát triển các đơ thị mới hồn chỉnh ở ngoại thành, thực hiện các biện pháp đồng bộ để hạn chế tăng dân số tự nhiên và cơ học, đến năm 2010 tỷ suất tăng dân số tự nhiên còn dưới 1,1%. Đối với dân nhập cư đến thành phố xuất phát chủ yếu từ lý do kinh tế, do vậy một khi bài toán cân bằng phát triển

kinh tế giữa các địa phương, đặc biệt là những địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được giải quyết thì hiện tượng di dân sẽ được cân bằng và ổn định. Sự ổn định về di dân hay nói cách khác là kiểm sốt được di dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

- Kết quả dự báo (bảng 3.26) cũng cho thấy gần 70% dân số thành phố là ở độ tuổi lao động. Đây là tiềm năng to lớn cho công cuộc công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nói chung hay của thành phố nói riêng, cho sự phát triển kinh tế của thành phố, nếu lực lượng này được đào tạo để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng chương trình mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu; phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hổ trợ sản xuất.

Tóm lại, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế văn hóa, kỹ thuật, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Tổng sản phẩm trong nước chiếm khoảng 20%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 40%, tổng thu ngân sách trên 1/4 của cả nước. Vấn đề là bằng cách nào đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa? Ở đây khơng chỉ là vấn đề vốn, tài nguyên,... mà còn chủ yếu là con người, nguồn lực có trình độ cao. Để kịp thời và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị của thành phố trong thời gian tới mà Thành ủy và Uûy ban nhân dân đã đề ra trong các Đại hội Đảng bộ thành phố là cần thực hiện đồng bộ các chính sách về kinh tế – xã hội,

giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ.... Để thực hiện được điều này, cần phải đánh giá, phân tích sâu sắc mọi mặt trong đó phân tích về phát triển dân số và phát triển bền vững là một vấn đề quan trọng.

Với sự quan tâm của Thành ủy và sự cố gắng nỗ lực của các ban ngành đoàn thể trong thành phố, cũng như của tất cả nhân dân, chính sách về dân số lao động chắc chắn sẽ thành công.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ

1. Nguyễn Văn Trãi (2007), Vận dụng một số mô hình tốn thống kê trong

dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí phát triển kinh tế

số 197, tháng 3/2007, trang 24.

2. Nguyễn Văn Trãi (2007), Vài nét về sự gia tăng dân số ở thành phố Hồ

Chí Minh, đăng trên tạp chí thơng tin khoa học thống kê số 3/2007, trang

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Thành Phố Hồ Chí Minh (2000), Dân số thành phố Hồ Chí Minh kết quả tổng điều tra ngày 01 – 04

– 1999, tháng 6 năm 2000.

2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2000), Tổng điều

tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu, NXB Thế giới

HN 2000.

3. Con số và sự kiện, các số từ 1999-2005.

4. Cục Thống Kê Tp. Hồ Chí Minh, Dân số Thành phố Hồ Chí Minh số liệu

điều tra ngày 01 – 10 – 1979.

5. Cục Thống Kê Tp. Hồ Chí Minh, Dân số thành phố Hồ Chí Minh số liệu

điều tra ngày 01 – 04 – 1989, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số thành phố.

6. Cục Thống Kê Tp. Hồ Chí Minh (2005), Điều tra dân số giữa kỳ năm

2004 thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2005.

7. Lê Văn Duỵ (1983), Nghiên cứu dự đoán dân số và lao động Việt Nam

đến năm 2000, Viện Khoa học thống kê.

8. Phạm Đại Đồng (2001), Giáo trình thống kê dân số, Trường Đại Học Kinh Tế quốc dân, NXB Thống kê, HN 2001.

9. Phạm Đại Đồng (1998), Nguyễn Thị Thiềng, Giáo trình thống kê dân số, UBQGDS, HN 1998.

10. Tống Văn Đường (1997), Giáo trình dân số học, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc dân, HN 1997.

11. Tống Văn Đường (2004), Giáo trình dân số và phát triển, NXB Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 168 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)