Mơ hình hệ thống Logistics theo chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống LOGISTICS vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Chương 2

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VKTTĐPN

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU-VKTTĐPN. 2.1.1. Lịch sử hình thành VKTTĐPN. 2.1.1. Lịch sử hình thành VKTTĐPN.

Sau Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với

chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển, tạo động lực cho khu vực và cả

nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế - Quảng Nam Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với TP Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với TP HCM là hạt nhân.

Năm 1998, Thủ tướng chính phủ ký “Quyết định số 44/1998/QĐ/TTG ngày 23/2 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội VKTTĐPN” tại điều 1 bao gồm 4 tỉnh thành : TP HCM - Bình Dương – Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm 2004, theo quyết định số 146/2004/QĐ-TTg , VKTTĐPN được mở rộng

phạm vi hành chính gồm 7 tỉnh thành: TP HCM - Bình Dương – Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Phước – Tây Ninh – Long An.

Đến năm 2005 Chính Phủ bổ sung Tiền Giang danh sách các tỉnh trong

VKTTĐPN.

Như vậy đến ngày 16/4/2009 Chính Phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL bằng Quyết định 492/QĐ-TTG thì VKTTĐPN là vùng kinh tế lớn nhất trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

2.1.2. Vai trò của VKTTĐPN.

Trung tâm giao lưu quốc tế và của quốc gia.

VKTTĐPN có địa thế hết sức quan trọng là TT giao lưu quốc tế, là cửa ngõ giao thông của khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thơng đường biển, VKTTĐPN có hệ thống cảng biển lớn nhất cả nước là 14 cảng (VPA, 2007) (Xem Hình 2.1).

Nguồn: Portcoast.

Hình 2.1: Cụm cảng VKTTĐPN trong hệ thống cảng biển quốc gia.

VKTTĐPN Cửa ngõ của Quốc gia

Nếu lấy hệ thống cảng biển là trung tâm thì VKTTĐPN có điều kiện kết nối giao thơng với miền Đơng, miền Tây Nam Bộ với các tỉnh, thành trong nước thông qua hệ thống đường thủy nội địa, hệ thống đường sắt, đường bộ và đặc biệt là điểm quan trọng thông thương giữa Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới:

Đầu tư nước ngoài vào VKTTĐPN chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn quốc (xem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hệ thống LOGISTICS vùng kinh tế trọng điểm phía nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)