Thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 002 (Trang 50)

Sau hơn 8 năm phát triển, thị trường TPCP đã có những đóng góp khơng nhỏ

cho TTCK Việt Nam. Thị trường TPCP đã thực sự có những chuyển mình và phát triển, giúp cho hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán đa dạng với nhiều lựa chọn kinh doanh hơn cho các nhà đầu tư. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh của thị trường TPCP và tạo nền tảng vững chắc phát triển thị trường giao dịch các cơng cụ nợ khác, Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp và chính sách từ phát hành sơ cấp tới giao dịch thứ cấp để tiếp tục duy trì, cũng cố và tạo sự phát triển bền vững cho thị trường TPCP.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu tình hình phát hành, giao dịch của TPCP, khơng nghiên cứu TP Chính quyền địa phương.

2.3.1 Khung pháp lý điều chỉnh thị trường TPCP Việt Nam

Năm 1994, Nghị định số 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ là văn bản

pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành TPCP ở Việt Nam. Nghị định này

cùng với hệ thống các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và NHNN đã hình thành

nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc phát hành TPCP trong những năm

vừa qua.

Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 23/CP ngày 22/03/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế, hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn nước ngồi.

Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và TTCK, hướng dẫn về việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng, giao

dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK. Nghị định

được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK và tạo điều kiện kịp thời cho TTCK nước ta đi vào hoạt động.

Năm 2000, quy chế phát hành TPCP theo nghị định 72/CP ngày 26/07/1994

được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 về quy chế phát hành TPCP. Nghị định 01/2000/NĐ-CP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ

chế huy động vốn trong nước thông qua phát hành TPCP, thể hiện nổi bật ở một số điểm sau:

- Cho phép đưa vào vận hành những phương thức phát hành trái phiếu mới trên

cơ sở vận dụng có chọn lọc các thơng lệ quốc tế là đấu thầu qua thị trường giao dịch

chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành.

- Cho phép TPCP được niêm yết, giao dịch trên TTCK, nhằm tạo thêm nguồn hàng hoá quan trọng cho TTCK trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động.

- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan: Bộ Tài chính, Ngân

hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân, …trong việc phát hành TPCP.

Để sớm đưa nghị định 01/2000/NĐ-CP vào thực tế, các Bộ Tài chính, Ngân

hàng nhà nước, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản

hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Thông tư số 58/2000/TT-BTC ngày 16/06/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thực hiện một số điểm của Nghị định số 01/2000/NĐ-CP.

- Thông tư số 39/2000/TT-BTC ngày 11/05/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn

việc phát hành tín phiếu kho bạc qua NHNN.

- Thông tư số 55/2000/TT-BTC ngày 09/06/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn

việc đấu thầu TPCP qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

- Thông tư số 68/2000/NĐ-CP ngày 13/07/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn

chi tiết một số điểm về bảo lãnh và đại lý phát hành TPCP.

- Quyết định số 59/2000/QĐ-UBCK ngày 12/07/2000 của Chủ tịch Uỷ Ban

Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

- Quyết định số 04/2000/QĐ-UBCK ngày 27/03/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà

nước về việc ban hành Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.

- Quyết định số 53/2001/QĐ-NHNN ngày 17/01/2001 của Thống đốc NHNN về

Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003

về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, TPCQĐP thay thế cho

Nghị định 01/2000/NĐ-CP. Khác với Nghị định 141/2003/NĐ-CP đưa ra các quy chế về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, TPCQĐP.

Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998.

Năm 2006, ngày 20/06, BTC ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tâp trung đấu thầu trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đầu mối duy nhất tổ chức đấu thầu TPCP, thực hiện nhiệm vụ đại lý phát hành cho KBNN, Ngân hàng PTVN, UBND TP.HCM.

Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành quy chế về việc phát hành TPCP theo lơ lớn. Theo đó, khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.

Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo

phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày.

Ngày 29/06/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Chứng

khoán. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, các văn bản pháp lý hiện hành chỉ dừng lại ở mức Nghị định, Luật chứng khoán là bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị

trường chứng khốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển ổn định,

công khai và minh bạch hơn.

Ngày 15/01/2008, BTC ban hành Quyết định số 86/QĐ-BTC phê duyệt đề án

xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt (đề án 86), cho phép TTGDCK Hà Nội tiến

hành thực hiện xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt, đánh dấu một bước phát triển

mới của thị trường trái phiếu Việt Nam.

Thực hiện đề án 86, tháng 5/2008, UBCKNN đã ra quyết định chuyển toàn bộ

TPCP có thời gian đến khi đáo hạn từ 6 tháng trở lên đang niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK TP.HCM niêm yết và giao dịch tập trung tại trung tâm GDCK Hà Nội từ ngày 2/6/2008.

Tháng 7/2008, BTC có quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ban hành quy chế quản lý giao dịch TPCP tại TTGDCK Hà Nội.

Ngày 4/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2009/NĐ-CP về phát

hành trái phiếu quốc tế, quy định các nội dung liên quan đến hoạt động vay, trả nợ

nước ngồi thơng qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.

Tháng 7/2009, Sở GDCK Hà Nội đã ban hành quy chế giao dịch TPCP, cụ thể

hóa quy định của Bộ Tài chính.

Nghị định 53/2009/NĐ-CP với nội dung điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thơng qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/7/2009.

2.3.2 Thực trạng hoạt động phát hành TPCP Việt Nam.

2.3.2.1 Thực trạng phát hành TPCP trong nước.

Hoạt động phát hành TPCP đã được thực hiện từ năm 1991 thông qua hệ thống Kho Bạc Nhà Nước (KBNN). Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994, KBNN là kênh phát hành TPCP duy nhất để huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển. TPCP được phát hành lần đầu tiên tại thành phố Hải Phòng, từ tháng 3/1991 đến tháng 7/1992, KBNN đã phát hành 6 đợt tín phiếu Kho bạc loại kỳ hạn 3 tháng, tổng số tiền thu được đạt 317,6 tỷ đồng. Với thành cơng ban đầu tại Hải Phịng, Bộ Tài chính mở rộng phạm vi phát hành tín phiếu ra 3 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó phát hành rộng khắp tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ

chế phát hành tín phiếu cũng dần được hồn thiện, kỳ hạn tín phiếu nâng dần lên 6

tháng, 9 tháng và 12 tháng.

Từng bước thể chế hố cơng tác huy động vốn, ngày 26/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/CP về việc phát hành TPCP. Theo đó, Kho Bạc Nhà nước sẽ khơng phát hành các loại tín phiếu kho bạc ngắn hạn mà chuyển sang phát hành các loại trái phiếu kho bạc có thời hạn từ 1 năm trở lên. Từ tháng 4/1995 đến tháng 4/1996,

nguồn vốn huy động được qua hai đợt phát hành này lần lượt là 7.361 tỷ đồng và 745 tỷ đồng.

Qua hai năm thực hiện phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm có thể nhận

thấy loại trái phiếu này có sức hấp dẫn với các tầng lớp dân cư nên có thể dễ dàng huy động được khối lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước, nhưng có hạn chế ở thời hạn ngắn nên hiệu quả sử dụng vốn không cao, ngân sách nhà nước bị động trong việc trả nợ.

Từ giữa năm 1995, Kho Bạc Nhà nước đã đưa vào vận hành phương thức phát

hành trái phiếu mới: đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, NHNN là đại lý cho Bộ Tài

Chính trong việc tổ chức đấu thầu và thanh tốn tín phiếu trúng thầu. Đối tượng tham

gia đấu thầu là các NHTM, công ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư; các đối tượng này phải đáp ứng các yêu cầu về vốn, về ký quỹ và các quy định khác của liên Bộ về đấu thầu tín phiếu Kho bạc.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước, từ tháng

9/1996, Bộ Tài chính đã bắt đầu phát hành các loại trái phiếu kho bạc có thời hạn 2

năm cho các đối tượng là cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam; tiền gốc và lãi trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn.

Triển khai Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về phát hành TPCP,

KBNN đã đưa vào triển khai phương thức phát hành mới: đấu thầu TPCP qua Trung

tâm Giao dịch chứng khoán từ ngày 26/7/2000. Đây là sự kiện đánh dấu việc TPCP

được giao dịch trên TTCK. Trái phiếu được đấu thầu theo hình thức cạnh tranh lãi suất trong phạm vi lãi suất trần của Bộ Tài chính, bán bằng mệnh giá, có hình thức chứng

chỉ và ghi sổ, được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK, tiền lãi trái phiếu được thanh

toán định kỳ 1 năm/1 lần.

Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK, Kho

Bạc Nhà nước chính thức thí điểm việc phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh, nhằm tạo thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới cho NSNN và đầu tư phát triển. Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu mà nhà phát hành (Bộ

Tài chính – KBNN) khơng trực tiếp bán các loại trái phiếu cho các nhà đầu tư mà uỷ quyền cho các tổ chức có đủ khả năng về vốn, trình độ nghiệp vụ, uy tín và có mối quan hệ rộng rãi với các nhà đầu tư trên thị trường thực hiện. Tổ chức bảo lãnh là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, có trách nhiệm giúp Bộ Tài chính phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư và sẽ được Bộ Tài chính chi trả một khoản hoa hồng cho dịch vụ này.

Qua thời gian cải tiến và hoàn thiện, hiện nay TPCP được phát hành bởi 3 chủ

thể là Kho Bạc Nhà nước (KBNN), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân

hàng Nhà nước (NHNN), với các hình thức: đấu thầu (phổ biến nhất), bảo lãnh phát

hành hoặc bán lẻ qua hệ thống KBNN (ít phổ biến nhất). Mục tiêu của TPCP Việt Nam là để đầu tư vào các dự án trọng điểm, bù đắp thâm hụt ngân sách và là công cụ để can

thiệp vào thị trường tiền tệ. Cụ thể, KBNN chịu trách nhiệm phát hành Tín phiếu kho

bạc, Trái phiếu kho bạc và trái phiếu cơng trình trung ương để huy động vốn cho

NSNN và các cơng trình trung ương; VDB chịu trách nhiệm phát hành trái phiếu để

huy động vốn cho các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ; Ngân hàng Nhà nước phát hành Tín phiếu Kho bạc – có thời hạn phổ biến nhất là 1 -2 tháng, làm công cụ quản lý tính thanh khoản của thị trường tiền tệ.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 là giai đoạn hình thành và khởi động

TTCK Việt Nam. Do thị trường mới đi vào hoạt động nên việc phát hành trái phiếu

cũng như tham gia đấu thầu cịn mang tính nghiên cứu, thăm dị.

Bảng 2.3.1 Kết quả phát hành TPCP theo kỳ hạn.

Đơn vị: VNĐ - tỷ đồng; USD - triệu USD

TT Kỳ hạn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng cộng 1 273 ngày 974.5 1,708.5 625.5 385 4,070 7,763.5 2 364 ngày 4,521.0 2,761.5 6,260.5 14,504.5 18,026 16,831 21,025 83,929.5 3 2 năm 4,316 2,667.1 4,117 3,272.7 4,600.7 4,065 2,815 25,853.5 4 3 năm 380 180 560.0 5 5 năm

TT Kỳ hạn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng cộng VNĐ 1,100 1,583 221 5,840 5,012.7 15,026 18,906 USD 33.034 44.358 77.392 6 7 năm 10 450 460.0 7 10 năm 1,500 2,000 5,550 5,160 14,210.0 8 15 năm 395 430 825.0 9 20 năm 0.0 10 30 năm 0.0 Tổng VNĐ 9,937.0 7,986.1 12,317 25,742.2 30,024.4 46,317 48,966 181,289.7 USD 33.034 44.358 77.392 Nguồn: Bộ tài chính.

Từ thực tế phát hành TPCP từ năm 2000 đến năm 2006 cho thấy, TPCP được phát hành ở Việt Nam có các kỳ hạn: 273 ngày, 346 ngày, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10

năm và 15 năm. TPCP được phát hành thành công với khối lượng lớn ở các thời hạn

364 ngày và 5 năm, nhất là trong các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 khối lượng TPCP phát hành thành công ở thời hạn 364 ngày ở mức cao, lần lượt đạt: 14,504.5, 18,026,

16,831 và 21,025 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 56%, 60%, 36% và 43% trong

khối lượng TPCP phát hành thành công ở các năm đó. Khối lượng TPCP phát hành

thành cơng ở các thời hạn 3 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm đạt thấp. Trước năm 2002, TPCP phát hành dài nhất đến 5 năm; từ năm 2002, TPCP được phát hành có thêm thời hạn 7 năm; từ năm 2003 có thêm thời hạn 10 năm và từ năm 2005, TPCP được phát hành có thêm thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, ở các kỳ hạn dài, khối lượng phát hành thành cơng đạt mức thấp. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của Chính phủ thường

với mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có thời gian hồn vốn dài. Việc TPCP

phát hành thành công với khối lượng lớn ở kỳ hạn ngắn là vì các tổ chức nắm giữ

TPCP chủ yếu là các NHTM, các quỹ đầu tư; họ mua TPCP nhằm mục đích điều hồ

này cũng thể hiện các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian dài.

Từ khi thực hiện quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại TTGDCK Hà Nội (HASTC, nay là Sở GDCK Hà Nội - HNX) cho đến 6 tháng đầu năm 2007, tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu TPCP ngày càng cao và lãi suất huy động ngày càng giảm. Trong năm 2007, nhất là trong 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 002 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)