Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia và hoàn thiện khung pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 002 (Trang 81 - 85)

Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:

Hệ số tín nhiệm thể hiện khả năng về tài chính cũng như rủi ro tín dụng của

Chính phủ phát hành. Hệ số tín nhiệm quốc gia không chỉ cần thiết đối với việc phát

hành TPCP trong nước mà còn rất quan trọng khi phát hành TPCP quốc tế cũng như

việc thực hiện các khoản vay thương mại. Để nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia,

Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hạng mức tín nhiệm như:

+ Điều hành Chính sách tài khố chủ động, hạn chế thâm hụt ngân sách dưới

đó, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực công nhằm hạ thấp mức thâm hụt ngân sách. Để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực cơng, Chính phủ cần có những chính sách đồng bộ giữa các Bộ - ngành. Có thể thấy ở nước ta chưa có sự kết

hợp đồng bộ trong việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, đường xá

nên có nhiều đoạn đường bị đào lắp nhiều lần cho các mục đích của các Bộ - ngành

khác nhau. Cần xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, đục khoét của cơng,

xây dựng những cơng trình kém chất lượng, kéo dài thời gian thi cơng, … làm lãng phí nguồn lực của nhà nước.

Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các Bộ -

ngành có liên quan trong việc đưa ra các chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ như Bộ

Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, NHNN nhằm có những chính sách hợp lý mới có thể điều tiết được lạm phát. Tránh như trường hợp ở nước ta trong các năm trước, Bộ kế hoạch & đầu tư đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, được quốc hội thông qua nên Bộ Tài chính cung ứng vốn cho đầu tư xây dựng, nhưng do sử dụng vốn chưa hiệu quả nên lượng tiền cung ứng nhiều mà thành quả lại chưa tương xứng, gây ra sự mất cân đối tiền – hàng. Cùng lúc đó, NHNN lại cung ứng tiền ra lưu thơng thơng qua việc mua

USD dự trữ, chính sách tăng trưởng tín dụng trên 30% trong nhiều năm. Những điều

này đã cộng hưởng lại, làm lượng tiền cung ứng ra lưu thông cao hơn mức cần thiết đã đẩy mức lạm phát lên cao đến 2 chữ số trong năm 2008.

+ Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị

trường, đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến các đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thơng qua các chỉ số về lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh thực trạng về cung cầu vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hố Việt Nam trên thị trường vốn. Do đó, Chính phủ cần sớm xóa bỏ chế độ bao cấp, ưu tiên đối với các DNNN, để các thành phần kinh tế được cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tác động làm nền kinh tế phát triển. Về chính sách lãi suất, Chính phủ cần xây dựng chính sách lãi suất hình thành theo quan hệ cung – cầu, bỏ chế độ lãi suất trần nhằm tiến đến tự do hóa lãi suất. Bênh cạnh đó, cần điều hành

chính sách tỷ giá linh hoạt, tránh sự can thiệp quá mức của Chính phủ như việc neo tỷ giá, khơng theo quy luật cung cầu ngoại hối.

+ Tăng tốc cho tiến trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống

các NHTM quốc doanh, trong thời gian qua tiến trình này cịn rất chậm, cơ cấu kinh tế cịn mang nặng tính bao cấp, chưa thật sự linh hoạt và thích ứng với tiến trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tế cho thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp quốc doanh thấp hơn nhiều so với các thành phần doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy cần phải đẩy nhanh việc cổ phần hoá, xoá bỏ cơ chế bao cấp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Xây dựng dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh, mức dự trữ ngoại tệ là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán.

+ Cải thiện an sinh xã hội: an sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thơng qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Vì vậy, đảm bảo an sinh xã hội cũng là

một tiêu chí thể hiện trách nhiệm của Chính phủ đối với cơng dân. Nước ta có nền

chính trị ổn định, an ninh, nhưng an sinh xã hội chưa đảm bảo. Chính phủ cần có

những chính sách nhằm cải thiện an sinh xã hội như: nâng mức bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho cơng dân trong hồn cảnh thất nghiệp; chế độ y tế cần được nâng cao chất lượng, do đó cần nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành y tế, trang bị máy móc thiết bị y tế hiện đại, nâng cấp bệnh viện đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh, … ;cần có chế độ hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật nhằm giúp họ

có cuộc sống tốt hơn. Để có nguồn ngân sách cải thiện an sinh xã hội, ngoài nguồn

ngân sách nhà nước, cần kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân là các tổ

chức, cá nhân. Trong tình hình nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực cơng, từ đó nâng cao tỷ lệ ngân sách đối với cải thiện an sinh xã hội.

+ Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: cần đẩy mạnh tiến trình cải cách hành

chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể thơng qua các chương trình cải cách được hỗ trợ từ các nước

phát triển nên trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, trong các cơ quan nhà nước hiện nay, nạn

quan liêu, tham nhũng vẫn gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất

lượng các cơng trình đầu tư giảm, khơng thu hút được các NĐT. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường pháp lý thơng thống cho các hoạt động

kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các NĐT trong và ngoài nước. Để hoàn

thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế, các cơ quan hữu quan nên nghiên cứu hệ thống pháp luật, tổ chức nghiên cứu trao đổi với các chuyên gia ở các nước có hệ thống pháp luật hồn chỉnh để dần hoàn thiện khung pháp luật. Ngoài ra, cũng cần minh bạch hóa thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ, các kế hoạch điều hành chính sách vĩ mơ của chính phủ để NĐT an tâm hơn trong việc ra quyết định đầu tư.

Hoàn thiện khung pháp lý:

Để thị trường trái phiếu vận hành tốt, cần phải có một hệ thống pháp lý hồn

chỉnh để tạo một thị trường công bằng, luật sở hữu rõ ràng và thông tin minh bạch

cũng như cơ quan quản lý thị trường có năng lực.

Tiếp tục rà soát, bổ sung và sữa đổi để hoàn thiện khung pháp lý. Từng bước

hoàn thiện luật chứng khốn cho phù hợp với tình hình đặc thù của TTCK sơ khai đang từng bước phát triển và hội nhập. Phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để giảm bớt sự chồng chéo và mâu thuẩn.

Các quy định về đấu thầu TPCP và việc cơng khai hóa thơng tin của Chính phủ

về TPCP cần được thể hiện trong Luật Chứng khốn, khơng nên quy định riêng lẻ

trong các văn bản dưới luật như hiện nay. Cần có các quy định để ràng buộc trách

nhiệm của các thành viên tham gia đấu thầu và bảo lãnh phát hành. Xây dựng cơ sở

pháp lý cho hoạt động công bố thông tin, nền tảng là Luật Chứng khốn và Luật Kế

tốn. Tạo khn khổ pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh, cũng như các tranh chấp, kiện tụng trong giao dịch.

Hiện nay, hoạt động của thị trường OTC không trái với pháp luật hiện hành, tuy nhiên Luật Chứng khốn Việt Nam vẫn chưa có những điều khoản về thị trường OTC. Các đối tượng tham gia thị trường đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu rủi ro nếu

không được bảo vệ bởi bất kỳ khung pháp lý nào. Do đó, cần có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ các đối tượng tham gia thị trường. Cụ thể, trong Luật Chứng khoán cần quy định rõ đối tượng được phép thành lập, thủ tục thành lập, cơ cấu điều hành trung tâm OTC, ...

Cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các quỹ đầu tư chứng khốn trong và ngồi nước tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần thực hiện chương trình cải cách sâu, rộng các quy

định pháp lý về chuẩn mực quản lý, giám sát và tổ chức hệ thống giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện quản lý theo chuẩn mực để sớm hình thành cơ chế quản lý bình đẳng. Nâng cao hiệu quả giám sát từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu chính phủ việt nam 002 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)