- Kỹ thuật chuyển gen, lai, ghép
3.2.4.2 Quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại thị trường trong nước
nước
Việc quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại thị trường trong nước là một giải pháp tiết kiệm kinh phí nhưng mang lại tác dụng xúc tiến thương mại không kém phần quan trọng như việc giới thiệu quảng bá tại thị trường nước ngoài bởi một mặt nó có thể giới thiệu tới rất nhiều khách quốc tế từ các quốc gia đến Việt Nam, mặt khác cũng làm tăng sức tiêu dùng trong nước - một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, thực tế tại các quốc gia sản xuất hồ tiêu, Ấn Độ là nước duy nhất có mức tiêu dùng trong nước cao nhất khoảng 40.000tấn – 50.000tấn/năm, chiếm trên 80% sản lượng sản xuất ra, chính vì thế rủi ro khi có những biến động về giá đối với sản xuất tại Ấn Độ ít hơn nhiều so với các nước khác.
Có thể thực hiện quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tại thị trường trong nước thơng qua các hình thức dưới đây:
Bán các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tại các sân bay quốc tế (Malaysia rất thành công phương pháp này), các khu vực du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách nước ngoài của Việt Nam như Phú Quốc,Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Vịnh Hạ Long.
Tham gia trong các ngày hội ẩm thực tại các địa phương và phát hành sách giới thiệu các tác dụng của hồ tiêu đối với sức khỏe của con người.
Tận dụng cơ hội từ Triển lãm Quốc tế hồ tiêu và gia vị Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hội chợ Triển lãm của Bộ NN & PTNT nhân dịp Hội nghị thường niên lần thứ 36 của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế được tổ chức vào ngày 19 – 21tháng 11 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá đến người tiêu dùng Việt Nam thông qua các gian hàng trưng bày đa dạng các sản phẩm hồ tiêu đóng gói cho người tiêu dùng.
Kết luận Chương 3
Thơng qua phân tích xu hướng cung cầu và giá của thị trường hồ tiêu thế giới đã cho thấy lượng cầu tăng hàng năm ở mức độ thấp chỉ từ 2% - 3%, trong khi hồ tiêu
lại là mặt hàng có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ, do đó việc tăng cung ảnh hưởng nhanh chóng đến sự sụt giảm của giá bán.
Khả năng cung hồ tiêu đến năm 2010 sẽ ít có cơ hội tăng đột biến do ảnh hưởng của các yếu tố giá bán, giá đầu vào, sự mất giá của đồng Đô La Mỹ.
Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu về diện tích và năng suất mà các ngành chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng như chính quyền các địa phương đưa ra là phù hợp với xu hướng cung cầu của thị trường thế giới.
Những tiến bộ kỹ thuật về các quy trình sản xuất nơng nghiệp tiên tiến trên thế giới nhằm quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM), sản xuất hiệu quả (GAP) sẽ là cơ sở quan trọng cho việc ứng dụng để cải tiến quy trình canh tác hồ tiêu của Việt Nam.
Các công nghệ mới về sinh học, lai ghép giống, và trang thiết bị máy móc chế biến có vai trị tích cực để cải thiện môi trường sản xuất và nâng cao chất lượng cho sản xuất hồ tiêu.
Từ những cơ sở khoa học, các nhóm giải pháp đã được đề xuất gồm có: nhóm giải pháp ổn định năng suất và giảm chi phí trung bình, nhóm giải pháp nâng cao kiến thức nơng nghiệp cho hộ sản xuất, nhóm giải pháp phát triển giống mới và nhóm giải pháp hỗ trợ.
Trong các giải pháp gợi ý nên tập trung thực hiện các giải pháp tuyển chọn giống hiện có, tổ chức thực hiện sản xuất theo quy trình, nhóm giải pháp hỗ trợ thơng tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, và giải pháp quảng bá sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tại thị trường trong nước, nhằm hạn chế rủi ro từ những vấn đề đang tồn tại đối với thu nhập của Hộ sản xuất