4 xã điều tra huyện Lộc Ninh 3 xã điều tra huyện Châu Đức 3 xã điều tra huyện Cẩm MỹCác xã khác của 3 huyện
2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mơ hình 1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm
2.3.1.1 Quy mơ diện tích đất cho sản phẩm
Hiện trạng quy mô đất trồng hồ tiêu của Hộ tại các vùng điều tra là: 15% - 20% số Hộ có diện tích trồng dưới 0,5ha, 60%-65% số Hộ có diện tích trồng từ 0,5 ha - 1ha và 15% - 20% số Hộ có diện tích trồng trên 1ha.
Thống kê cho thấy tính hiệu quả của yếu tố quy mơ vẫn đang duy trì, song so sánh thu nhập rịng và thu nhập lao động gia đình theo quy mơ diện tích thì các giá trị thu nhập trung bình trên một đơn vị diện tích có xu hướng giảm dần khi quy mô tăng:
Bảng 2.2 Thu nhập rịng và thu nhập lao động gia đình/ha
Đơn vị tính: triệu đồng/ha/năm
Quy mô <0,5 ha Quy mô 0,5 – 1ha Quy mô >1ha
Y1/ ha ha Y2/ ha Y1/ ha Y2/ ha Y1/ ha Y2/ Ha Giá trị trung bình 76,0 99,1 74,0 86,4 73,0 81,1 Giá trị nhỏ nhất 10,8 25,3 23,8 32,2 20,4 30,1 Giá trị lớn nhất 165,2 178,4 143,7 167,6 168,0 174,5
Trên thực tế quy mơ diện tích đất trồng hồ tiêu của các Hộ tại các địa bàn điều tra đang có xu hướng giảm do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tính phù hợp của đất bị giảm mạnh do yếu tố dịch bệnh: tại
những nơi trồng cây hồ tiêu bị chết do các loại tuyến trùng và bệnh chết nhanh và chết chậm mặc dù đất đã được xử lý theo hướng dẫn kỹ thuật nhưng khi trồng lại cây hồ tiêu phát triển chậm và chỉ đến năm thứ 3 và thứ 4 là cây lại bị nhiễm bệnh và chết. Hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là đối với đất đỏ bazan, trung bình 10% diện tích trồng tiêu bị dịch bệnh kể trên qua các năm, riêng tại Bình Phước lên đến trên 20%. Do đó khi cây hồ tiêu bị chết do dịch bệnh phải chuyển sang trồng cây ngắn ngày khác và thường mất khoảng 2 -3 năm sau đó mới trồng lại cây hồ tiêu, như thế thường xuyên có một tỷ lệ 5% - 10% diện tích đất trồng hồ tiêu không thể canh tác hồ tiêu, được gọi là luân kỳ đất trồng tiêu.
Thứ hai, giá cà phê phục hồi và ở mức cao: do tình hình giá bán của cà phê
đang ở mức cao và suất đầu tư trồng mới của cà phê chỉ bằng 30% so với trồng hồ tiêu nên một số Hộ đã chuyển phần đất trồng hồ tiêu bị dịch bệnh sang trồng cà phê và dành vốn để mở rộng diện tích cà phê.
Thứ ba, khó khăn về vốn: mặc dù sản xuất hồ tiêu vẫn đang có hiệu quả kinh tế ở mức độ khá cao, lợi nhuận bình quân/1ha đạt 74,4 triệu đồng (mùa vụ 2006 – 2007) nhưng với giá đất hiện đang ở mức 200 triệu đến 300 triệu đồng/ha ở những vùng có thuận lợi về nước tưới, cộng với chi phí đầu tư trồng mới và kiến thiết cơ bản cao trung bình 139 triệu đồng/ha (theo giá năm 2006) đã hạn chế khả năng tích tụ đất trồng hồ tiêu ở các Hộ. Trong khi đó trên 30% số hộ trồng tiêu phải
huy động vốn bên ngồi, với tình hình lãi suất vốn vay ngân hàng thương mại tăng mạnh vào năm 2008 trên 1,5% tháng sẽ đẩy chi phí lãi vay vốn lên 18%/năm, đối với cây trồng lâu năm đây là mức chi phí đem lại rủi ro cao, vì thế các Hộ gặp khó khăn về nguồn vốn.
Thứ tư, lao động nơng nghiệp đang giảm: do việc trồng và chăm sóc cây
hồ tiêu hiện gần như không sử dụng được máy móc mà chủ yếu dựa vào sức lao động là chính, trung bình 300 – 400 cơng lao động/ha/năm nên sản xuất hồ tiêu là
một ngành sản xuất thâm dụng lao động. Vì vậy với xu hướng lao động trong
nông nghiệp giảm dần do di chuyển sang lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ đã gây khó khăn về lao động.
Hiện số lao động chính trung bình tham gia sản xuất của Hộ chỉ ở mức 2,27, lượng lao động sẵn có này chỉ đáp ứng cho quy mô trồng hồ tiêu dưới 1ha trong điều kiện không nuôi trồng cây con nào khác. Do vậy hầu hết các hộ đang phải thuê trung bình khoảng 44% tổng lượng lao động cần thiết để canh tác cây hồ tiêu và 35% số hộ đang gặp khó khăn về lao động.
Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2006, 2007 của các Huyện, diện tích trồng hồ tiêu giảm tại một số địa phương, cụ thể so sánh 2007/2006: huyện Lộc Ninh giảm mạnh 18%, huyện Châu Đức giảm 5%, huyện Cẩm Mỹ giảm 18%.
2.3.1.2 Năng suất
Năng suất qua mẫu điều tra đạt mức trung bình là 2,88 tấn/ha, mức thấp nhất là 1,33 tấn/ha, và mức cao nhất là 5,00 tấn/ha, tỷ lệ số Hộ có năng suất dưới mức trung bình là 50,9% trong đó: 0,9% có Aps <1,50 tấn /ha, 7,4% có Aps từ 1,5 – 2,0 tấn/ha, và 42,6% có Aps từ 2,0 - 2,7 tấn/ha. Năng suất trung bình 2006 tăng 30% so với mức 2,20 của mùa vụ 2005 (theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) là do hai nhân tố chính:
Thứ nhất, độ tuổi của vườn đang vào giai đoạn cho năng suất cao nhất từ năm thứ 5 đến năm thứ 8, chiếm tỷ lệ 72%;
Thứ hai, sự hồi phục của giá vào năm 2006 đã thúc đẩy các Hộ chăm sóc tốt hơn được thể hiện qua việc tăng lượng phân bón và lao động. Giá trị phân bón và lao động trên 1ha năm 2006 trung bình là 15,7 triệu đồng và 14 triệu đồng, số điều tra của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp vào năm 2005 tương ứng là 6,7 triệu đồng và 7 triệu đồng, nếu quy về giá của năm 2005 (giá phân bón giảm 5% và giá lao động giảm 30%) thì giá trị phân bón và lao động tăng tương ứng là 120% và 70% so với năm 2005.
So sánh năng suất trung bình và năng suất cận biên của yếu tố phân bón và yếu tố lao động với giả thiết phân bón là loại NPK, và các yếu tố khác khơng đổi:
Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2006=15.700.000:1,05: 4.671=3201kg Lượng phân bón (NPK)/ha năm 2005 = 6.700.000:4.671=1434
MPphân bón= (2,88 – 2,20):(3201-1434)=0,000385 APphân bón= 2,88 :3201=0,0009
Lượng lao động /hanăm 2006=14.000.000:1,3: 30.000=358 Lượng lao động /ha năm 2005=7.000.000:30.000 =233 MPlao động = (2,88 -2,20):(358-233)=0,00541
APlao động=2,88:358=0,00802
Như thế MPphân bón < APphân bón, và MPlao động < APlao động, chứng tỏ năng suất cận biên của yếu tố phân bón và yếu tố lao động đang giảm.
Bảng 2.3 Năng suất bình qn của các Huyện nghiên cứu
Đơn vị tính tấn/1ha Huyện Giá trị Aps Quy mô < 0,5ha Quy mơ 0,5 - 1ha Quy mơ >1ha Aps trung bình 2006 Aps trung bình 2005 Viện QH & TKNN %(+/-) 2006/2005 Tr. Bình 3,76 3,19 3,07 Nhỏ nhất 2,75 1,87 2,00 Huyện Lộc Ninh Lớn nhất 5,00 5,00 4,40 3,27 2,65 23,4 Tr.bình 2,65 2,75 2,75 Nhỏ nhất 2,00 1,38 1,33 Huyện Châu Đức Lớn nhất 4,40 5,00 3,63 2,72 1,74 56,0 Tr.bình 2,92 2,43 2,12 Nhỏ nhất 1,50 1,70 1,53 Huyện Cẩm Mỹ Lớn nhất 5,00 3,00 3,30 2,49 1,85 34,6 Vùng 3,09 2,86 2,70 2,88 2,20 30%
Kết quả trên cũng cho thấy mặc dù trong cùng một vùng trồng có các điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau nhưng năng suất giữa các Hộ có sự chênh lệch đáng kể, năng suất cao nhất hơn năng suất thấp nhất trên 150%, năng suất trung bình cao hơn
năng suất thấp nhất trên 100%. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này gồm có:
Lựa chọn giống: chất lượng nhân giống hồ tiêu vẫn chưa đảm bảo lựa chọn
được dây lươn sạch bệnh và khỏe, 36%, 14% và 15% là tỷ lệ số Hộ điều tra tại các huyện Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ lựa chọn giống hồ tiêu không đạt chuẩn.
Kỹ thuật chăm sóc: trên 70% số Hộ chăm sóc khơng đúng kỹ thuật trong
việc bón phân, tưới tiêu nước cũng như cách phịng chống sâu bệnh, trong đó: 39% số Hộ khơng có hệ thống thốt nước và 58%, 26% và 53% là tỷ lệ các Hộ điều tra tại Lộc Ninh, Châu Đức và Cẩm Mỹ không tưới nước đầy đủ; 54% số Hộ khơng bón đủ về lượng và số lần phân hữu cơ, 70% số Hộ bón phân vơ cơ khơng đúng cách cả về tỷ lệ và lượng các loại N – P – K; 36% số Hộ không đưa ra bất cứ một giải pháp nào trong phòng và điều trị sâu bệnh.
Dịch bệnh: do giống và kỹ thuật chăm sóc cịn hạn chế kết hợp với khí hậu
ln diễn biến bất lợi như mưa hoặc hạn hán kéo dài hoặc gió nóng vào thời kỳ ra hoa kết trái (69% số Hộ gặp khó khăn thời tiết) và sự suy thối của đất do sử dụng quá nhiều phân hóa học với tỷ lệ đạm cao, một mặt trực tiếp làm giảm năng suất, mặt khác làm tăng điều kiện để dịch bệnh hại tiêu phát triển. Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro lớn nhất hiện nay cho hầu hết tất cả các vùng trồng tiêu, tại vùng điều tra 81% số Hộ gặp khó khăn trong vấn đề dịch bệnh, trung bình hàng năm làm giảm 5% -10% năng suất, riêng những năm dịch bệnh tăng mạnh con số này lên đến 20% - 30%.