Nhân sự là một tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, và là một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do đó, đánh giá nhân viên thế nào để biết rằng DN chọn đúng người đúng việc, để khuyến khích nhân viên làm việc trung thành hồn tồn khơng đơn giản. Cơng việc đánh giá nhân viên là cơng việc rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi thiết thực của nhân viên. Nếu đánh giá đúng thì DN giảm được nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo; nhân viên hài lòng, làm việc hăng say, tăng năng suất lao động và khả năng giữ nhân viên giỏi cao. Do đó, cần phải kết hợp việc đánh giá
nhân viên thơng qua nhiều phương tiện khác nhau để có thể so sánh, đối chiếu kết quả đánh giá như sử dụng người giám sát trực tiếp cơng việc thực hiện của nhân viên đó; u cầu nhân viên tự đánh giá bản thân; sử dụng đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau. Các chỉ tiêu đánh giá nhân viên phải được thiết lập dựa trên bảng mô tả công việc. Đánh giá nhân viên nhằm để xây dựng chứ không phải để trừng trị nên lãnh đạo DN và nhân viên phải có trao đổi trong khi đánh giá.
Doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng để mọi người yên tâm phát huy sự sáng tạo mà không sợ bị tranh công hay trù dập. Phát huy được sự sáng tạo trong nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo DN nên dẹp bỏ những tình cảm riêng tư sang một bên và hãy công bằng, hãy tập trung vào những phẩm chất nghề nghiệp của nhân viên, và hãy biết lắng nghe nhân viên. Biết cách lắng nghe nhân viên và tìm cách lắng nghe họ nói cũng là một phương pháp tiếp cận và đánh giá nhân viên hiệu quả. Chẳng hạn như DN dành một ít thời gian của cá nhân mình cho những buổi ăn trưa hay tối với nhân viên. Đôi khi trong những không gian thân tình, nhân viên lại cảm thấy dễ đề bạt ý kiến.